Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Cây chi tử có tác dụng gì?cung cấp tại Hoàng Mộc Can mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.
Vị thuốc chi tử là quả đã phơi hoặc sấy khô của cây Dành dành với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên không vì vậy mà chúng ta có thể sử dụng dược liệu này một cách thoải mái. Vậy cây chi tử có tác dụng gì và cần lưu ý gì khi sử dụng?
1. Chúng ta biết gì về vị thuốc chi tử?
Cây chi tử còn được gọi với nhiều tên gọi khác nhau là Sơn chi tử, Sơn chi, dành dành, Tiên chi, Mộc ban, Trư đào, lục chi tử, Dành dành, Hoàng hương ảnh tử. Cây chi tử có tên khoa học là Fructus Gardeniae hoặc Gardenia jasminoides, thuộc họ Cà phê (danh pháp: Rubiaceae) với những đặc điểm nổi bật sau:
- Đây là loại cây nhỏ, thân nhẵn, rễ chùm;
- Lá cây chi tử mọc đối xứng hoặc mọc vòng 3, phiến lá cây chi tử hình dầu dục dài hoặc thuôn trái xoan, gân lá xếp thành mảng và nổi rất rõ;
- Hoa chi tử màu trắng, mùi rất thơm, thường mọc đơn độc đầu cành, ra hoa từ tháng 4 – 11;
- Quả cây chi tử có hình thoi, dài 2 – 4,5 cm, đường kính từ 1 – 2 cm, có màu vàng cam đến đỏ nâu, đôi khi là màu nâu xám hoặc đỏ xám. Quả cây chi tử có 5-8 đường gờ chạy dọc theo quả, giữa 2 gờ có phần rãnh rất rõ rệt, trên đỉnh quả lõm có 5-8 lá đài,thường bị gãy cụt. Vỏ quả cây chi tử mỏng và giòn, hạt bên trong nhỏ, màu vàng cam, nâu đỏ hoặc nâu đen. Mặt hạt chi tử vỏ có nhiều hạt mịn và có mùi nhẹ. Câychi tử thường sẽ sai quả trong tháng 5 – 12 hàng năm.
Cây chi tử là một loại cây nhiệt đớt, ưa ẩm, hay mọc gần khu vực sông nước. Cây thường gặp hơn ở một số nước châu Á như Triều Tiên, Nhật Bản, Trung Quốc… Ở nước ta cây chi tử mọc hoang ở nhiều nơi tại vùng đồng bằng, trung du phía Bắc như Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam vài một số tỉnh miền Trung như Nghệ An, Hà Tĩnh… cũng xuất hiện cây chi tử này.
Trên toàn bộ cây chi tử, quả là bộ phận được sử dụng để chữa bệnh. Lưu ý quả cây chi tử chỉ được thu hoạch khi vỏ quả đã chuyển hẳn sang màu vàng do nếu hái quá muộn hoặc quá sớm đều ảnh hưởng đến tác dụng của dược liệu này đối với sức khỏe con người. Sau khi thu hoạch, quá trình bào chế vị thuốc từ cây chi tử phải được thực hiện theo những cách sau đây:
- Bỏ vỏ, tai ở quả, chỉ sử dụng hạt cây chi tử để ngâm với nước sắc cùng với cam thảo trong một đêm. Sau khi ngâm xong vớt hạt cây chi tử ra phơi khô rồi tán thành bột và dùng dần.
- Ngay sau khi thu hoạch quả cây chi tử về, đem phơi hoặc sấy khô, sấy cần để lửa to sau đó giảm dần và đảo đều tay cho quả cây chi tử được sấy đều.
- Quả cây chi tử chín khi thu hoạch về đem đi kẹp với phèn chua và cho lên nước, đun trong khoảng 20 phút sau đó vớt ra phơi khô, đem sấy giòn. Khi dùng có thể sử dung trực tiếp hoặc sao vàng tùy mục đích của người bệnh.
- Quả chi tử sau khi phơi khô hoặc sấy sẽ có hình bầu dục, 2 đầu nhỏ dần, vỏ có màu nâu, bóng mượt và đôi khi màu vàng đỏ, có các gân nhỏ xung quanh.
Với loại dược liệu từ cây chi tử này, khi chế biến xong phải được bảo quản ở nơi thoáng mát, khô ráo, tránh mốc mọt và giúp giữ nguyên công dụng. Vậy cây chi tử có tác dụng gì?
2. Tác dụng của cây chi tử
Cây chi tử là vị thuốc có vị đắng, tính hàn, thường dùng trong các bài thuốc tả hỏa ở tâm, phế và tam tiêu, ứng dụng nhiều trong các bài thuốc trị đau ngực, sốt cao, bí tiểu, tiểu máu, bệnh viêm gan virus… đôi khi còn bắt gặp vị thuốc này trong các bài thuốc điều trị bệnh viêm dạ dày hay bệnh dạ dày do hỏa nhiệt.
Ngày nay đã có nhiều nghiên cứu về khả năng điều trị bệnh của cây chi tử. Theo đó có khoảng 162 hợp chất hóa học đã được phân lập và xác định từ cây chi tử này. Trong đó iridoid glycoside và sắc tố vàng được xem là thành phần đặc trưng và có hoạt tính sinh học chính gồm: tác dụng có lợi trên hệ thần kinh, tim mạch và tiêu hóa, bảo vệ gan, chống trầm cảm và chống viêm.
2.1. Tác dụng của cây chi tử trong hỗ trợ điều trị các bệnh lý tim mạch
Theo y học cổ truyền, cây chi tử sắc đỏ nhập tâm, tả tâm hỏa, trị tâm thống (đau ngực). Thêm vào đó các nghiên cứu cho thấy vai trò chống viêm của chi tử có thể hữu ích trong ngăn ngừa các bệnh mạch máu như xơ vữa động mạch. Crocin trong cây chi tử còn có tác dụng hạ lipid máu. Geniposide và aglycone genipin của cây chi tử có tác dụng chống viêm, chống oxy hóa, chống ngưng tập tiểu cầu. Thành phần geniposide, genipin của cây chi tử có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng huyết khối, tắc mạch.
2.2. Điều trị bệnh viêm dạ dày và các tổn thương dạ dày do acid và HP
Chi tử thanh vị chỉ thống, được dùng nhiều trong các bài thuốc điều trị bệnh dạ dày. Chiết xuất từ Chi tử và các thành phần của nó như axit ursolic và genipin giúp trung hòa axit, chống oxy hóa và ức chế sự phát triển của Helicobacter pylori (H. pylori). Ngoài ra, chúng còn gây độc tế bào, chống lại tế bào ung thư dạ dày AGS và SUN 638 ở người. Genipin và axit ursolic giúp ức chế các tổn thương dạ dày đáng kể do HCl hoặc ethanol gây ra. Genipin và axit ursolic trong cây chi tử có thể hữu ích cho việc điều trị và bảo vệ bệnh viêm dạ dày. Genipin, gentiobioside và gardenoside được tách chiết từ chi tử có tác dụng làm giảm diện tích tổn thương dạ dày, giảm thể tích bài tiết dịch vị.
2.3. Tác dụng an thần, chống trầm cảm
Crocetin là một hợp chất carotenoid có hoạt tính của cây chi tử. Khi sử dụng crocetin cho thấy số lần tỉnh giấc lúc ngủ đã giảm so với giả dược vì vậy Crocetin có xu hướng cải thiện chất lượng giấc ngủ. Ngoài ra, theo nghiên cứu của Đại học Y khoa Nam Kinh (2015) chi tử còn có tác dụng chống trầm cảm.
2.4. Điều trị các bệnh lý gan – mật
Nghiên cứu này đã chứng minh cây chi tử tác dụng chống oxy hóa, được sử dụng để chữa lành các bệnh về gan và tổn thương do viêm. Genipin có trong chi tử làm giảm rõ rệt sự gia tăng hoạt động của aminotransferase huyết thanh và quá trình peroxy hóa lipid, cho hiệu quả bảo vệ gan rõ rệt.
3. Lưu ý khi dùng vị thuốc từ cây chi tử
Là một dược liệu quý, có công dụng trong nhiều bệnh lý khác nhau, tuy nhiên khi sử dụng cây chi tử cần phải lưu ý những vấn đề sau đây:
- Không được sử dụng vị thuốc chi tử cho trường hợp bệnh nhân bị tỳ vị hư hàn, tiêu chảy không có uất hỏa hoặc thấp nhiệt.
- Mặc dù cây chi tử thường được ứng dụng trong thực phẩm, giúp tạo màu đẹp mát nhưng nếu sử dụng với mục đích điều trị, bệnh nhân cần tham khảo ý kiến từ bác sĩ điều trị hoặc bác sĩ chuyên khoa.
- Cần tìm hiểu kỹ các loại dược liệu khác khi kết hợp với cây chỉ tử, tránh việc các nguyên liệu kỵ nhau, gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Khi sử dụng thuốc từ cây chi tử cần phải kiên trì áp dụng để đạt được hiệu quả tốt hơn.
- Khi sử dụng cây chỉ tử với phụ nữ và trẻ em cần cẩn thận khi sử dụng, tốt nhất nên tham khảo ý kiến và lời khuyên của bác sĩ trước khi dùng.
- Không được phép tự ý kết hợp thuốc Tây cùng các bài thuốc của cây chi tử.
- Tùy thuộc tình trạng bệnh, bệnh nhân sẽ có liều lượng sử dụng cây chi tử khác nhau để quá trình điều trị đạt được hiệu quả tốt nhất.
Hy vọng những thông tin tromg bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về cây chi tử trong việc dùng và điều trị bệnh. Nếu có bất kỳ băn khoăn, thắc mắc nào hãy liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để có cách dùng đúng đắn, nâng cao hiệu quả điều trị.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
HOTLINE
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.