Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Cây củ nâu có tác dụng gì?cung cấp tại Hoàng Mộc Can mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.
Củ nâu là loài cây có nhựa màu đỏ đặc trưng, thường được sử dụng để nhuộm vải. Củ nâu có vị ngọt nhẹ, tính hàn, giúp cầm máu, sát trùng, hoạt huyết và điều trị một số bệnh lý khác… Vậy củ nâu có ăn được không?
1. Cây củ nâu là gì?
Củ nâu hay còn gọi là củ nầng, dây tẽn, Plé, đâu… Củ nâu có tên khoa học là Dioscorea cirrhosa Lour, thuộc họ Dioscoreaceae (họ Củ nâu).
Cây củ nâu là dây leo thân nhẵn, ở gốc có rất nhiều gai, lá củ nâu mọc cách ở gốc, mọc đôi ở ngọn, hoa củ nâu mọc thành bông. Phần củ của cây củ nâu nằm ở trên mặt đất, có hình tròn, vỏ củ nâu sần sùi, có màu xám nâu, thịt màu đỏ hoặc hơi trắng. Trên thực tế, củ nâu có nhiều loại như sau:
- Cây củ nâu dọc đỏ: củ nâu loại này có màu xám vàng nhạt, vỏ củ nâu không sần sùi, nhựa có màu đỏ nhạt thường được dùng để nhuộm vải cho màu bóng đẹp;
- Cây củ nâu dọc trai hay cây củ nâu dọc dựa: vỏ của củ nâu loại này thường bị nứt, có màu nâu xám nhạt, nhựa của củ nâu này đỏ hơn loại dọc đỏ;
- Cây củ nâu trắng hay cây củ nâu tẻ: vỏ củ nâu loại này có rãnh, màu nâu đỏ nhạt, nhựa của củ có màu vàng nhạt hơi ngả hồng vì vậy thường được dùng để nhuộm những nước đầu tiên của vải rồi mới nhuộm màu đậm hơn với những loại củ nâu đỏ kể trên. Người ta cho rằng loại củ nâu trắng hay củ nâu tẻ này sẽ làm cho vải thêm dày và bền đẹp hơn.
2. Thu hái và chế biến cây củ nâu
Cây củ nâu thường mọc hoang rất nhiều ở những vùng rừng núi nước ta, đặc biệt tập trung nhiều nhất ở các tỉnh Lào Cai, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên, Hà Tây… Ngoài ra cây củ nâu còn được khai thác nhiều ở Lào.
Trước đây ở một số vùng, người ta đã thử trồng cây củ nâu từ những củ con và mọc thành cây mọc leo lên. Sau đó cho cây củ nâu leo lên thân của những cây khác hay sử dụng các cọc leo. Bộ phận dùng làm thuốc là củ của cây củ nâu.
Cây củ nâu có thể được thu hái quanh năm, sau khi hái về đem rửa sạch, có thể sử dụng tươi hoặc phơi khô để dùng dần và bảo quản ở nơi khô ráo.
3. Củ nâu có tác dụng gì?
Trong một thời gian dài cây củ nâu được dùng rất nhiều ở nước ta để nhuộm vài, thực tế cho thấy hầu hết nông dân của nước ta đều mặc quần áo nhuộm màu nâu. Hằng năm, Việt Nam cũng xuất khẩu từ 5.000 – 8.000 tấn cây củ nâu sang Trung Quốc. Những năm gần đây, cây củ nâu để nhuộm quần áo đã dần dần ít được sử dụng hơn do bị những loại thuốc nhuộm tổng hợp cạnh tranh. Tuy nhiên vẫn còn một số nơi tiếp tục sử dụng cây củ nâu để nhuộm lưới hoặc một số ít vẫn dùng nhuộm vải.
Theo quan niệm Đông Y, củ nâu có công dụng chỉ thống, lý khí, hoạt huyết, sát trùng và chỉ huyết. Thường dùng để chủ trị chứng băng huyết, đau bụng dưới, ho, cầm máu, mụn nhọt, ngoại xuất huyết, đau nhức xương khớp, kinh nguyệt không đều…
Theo nghiên cứu dược lý hiện đại, củ nâu là loại dược liệu có tác dụng sát khuẩn, giúp tăng co bóp tử cung và cầm máu. Chiết xuất etanol có trong dược liệu củ nâu còn có tác dụng chống oxy hóa và các chất kháng khuẩn. Theo các nghiên cứu thực nghiệm trên thỏ và chó cho thấy dược liệu củ nâu có tác dụng cầm máu nhanh từ 85 – 96%.
Củ nâu được dùng bằng cách mài, nghiền mịn hoặc sắc để uống, ngoài ra củ nâu còn được dùng ngoài da, liều dùng từ 3 – 9g/ ngày.
Củ nâu có ăn được không? Củ nâu có thể dùng ăn bằng cách gọt bỏ vỏ ngoài, đem ngâm củ nâu dưới suối nước chảy nhiều ngày – đêm cho hết khi hết chất chát mới có thể dùng để luộc ăn.
4. Bài thuốc chữa bệnh từ cây củ nâu
4.1. Bài thuốc chữa chảy máu mũi
Chuẩn bị: Bã củ nâu 1 lượng vừa đủ, đem bã cây củ nâu đi tán nhỏ, mỗi uống khoảng 3g với nước cơm, 3 – 4 lần/ngày cho đến khi hết bệnh.
4.2. Bài thuốc cây củ nâu chữa kiết lỵ, tiêu chảy
Bài thuốc 1: Nguyên liệu gồm lá sim, lá lấu và lá củ nâu mỗi vị 20g. Sau đó đem đi sắc lấy nước uống mỗi ngày 1 thang.
Bài thuốc 2: Nguyên liệu gồm củ nâu đã thái mỏng và được sấy hoặc phơi khô. Mỗi lần sử dụng 10 – 20g đem sắc với một lượng nước vừa đủ, sau đó chia thành 2 – 3 lần uống và dùng hết trong ngày.
4.3. Bài thuốc chữa đau bụng ở phụ nữ sau sinh
Nguyên liệu củ nâu 9g và rượu đem sắc lấy nước uống.
4.4. Bài thuốc chữa khí hư nhiều ở phụ nữ
- Chuẩn bị: Thán khương 8g, đẳng sâm 40g, cây củ nâu (sao đen) 20g, ích trí nhân 12g, kim anh 12g, bạch đồng nữ 20g, mẫu lệ 12g.
- Thực hiện: Đem các dược liệu sắc lấy nước, chia thành 2 lần uống và dùng hết trong ngày.
4.5. Bài thuốc trị chứng liệt nửa người
- Nguyên liệu: 60g củ nâu và 500ml rượu trắng.
- Thực hiện: Đem củ nâu ngâm với rượu trắng trong 5 ngày. Sau đó phần rượu này uống trước khi đi ngủ, mỗi lần từ 15 – 30ml.
4.6. Bài thuốc trị đau nhức xương khớp từ cây củ nâu
Chuẩn bị khoảng 15g củ nâu. Sau đó đem sắc với nước, dùng nước sắc hòa thêm ít rượu vào và uống.
4.7. Chữa gãy xương do chấn thương từ cây củ nâu.
Đem củ nâu đi giã nát, sau đó đắp lên vùng xương khớp bị gãy và băng nẹp lại.
4.8. Bài thuốc điều trị chứng tích huyết thành khối, máu cục ở phụ nữ
Sử dụng bã củ nâu (lượng vừa đủ) đem đi sấy khô và tán thành bột mịn, mỗi lần sử dụng 8g bột, uống với nước đun sôi để nguội, ngày 2 – 3 lần.
4.9. Bài thuốc điều trị tiêu chảy từ củ nâu
Chuẩn bị 5g nụ vối và 5g vỏ dộp ổi, 10g củ nâu (ép bỏ bớt nhựa), sau đó đem dược liệu đi rửa sạch, sau đó để ráo và sắc còn 150ml, chia thành 3 lần dùng và sử dụng liên tục trong 3 ngày, dùng thuốc trước khi ăn.
Củ nâu là dược liệu không chứa độc, tuy nhiên củ nâu có tính hàn vì vậy cần tránh dùng quá nhiều củ nâu hoặc dùng trong thời gian dài. Đặc biệt, phụ nữ mang thai và bệnh nhân không có hư chứng, không có thực tà không nên dùng dược liệu củ nâu.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
HOTLINE
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.