Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Cây cửu lý hương có tác dụng gì?cung cấp tại Hoàng Mộc Can mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.
Cây cửu ly hương là dược liệu được sử dụng trong nhiều bài thuốc y học cổ truyền với công dụng điều kinh, giảm đau, chữa phong thấp. Hiện nay tính hiệu quả của loại cây này ngày càng được công nhận và đánh giá cao.
1. Đặc điểm cây cửu lý hương
Cây cửu lý hương còn được gọi là văn hương, có tên khoa học là Ruta graveolens L. – thuộc họ Cam (Rutaceae). Loại cây này có những đặc điểm như sau:
- Thân cây nhỏ, phân thành nhiều cành và có chiều cao khoảng 80cm;
- Lá cây mọc so le, phiến lá xẻ lông chim 2 – 3 lần ở phần dưới gốc, phía trên lá xẻ ít hơn;
- Hoa cây màu vàng, mọc thành ngù gồm 4 cánh hoa, mỗi cánh có hoa dài 3 cạnh. Hoa có 10 nhị, khi chín bao phấn tự động áp vào đầu nhụy;
- Quả cây có khoảng 4 – 5 đại đính ở phía gốc.
Cửu lý hương là loại cây mọc hoang dại, được trồng ở nhiều quốc gia với công dụng làm thuốc. Trong đó, lá và thân cây là những bộ phận được sử dụng trong các bài thuốc điều trị bệnh. Dược liệu sau khi thu hái có thể dùng tươi hoặc đem lá, thân cắt thành khúc nhỏ, rửa sạch và đem phơi khô.
2. Tác dụng dược lý của cây cửu hương
Các nghiên cứu đã chứng minh công dụng của dược liệu cửu lý hương trong điều trị bệnh, vì vậy ở nhiều nơi mọi người có xu hướng mua cây cửu lý hương làm dược liệu, thuốc chữa bệnh. Theo đó, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, cây cửu lý hương chứa hàm lượng lớn alcaloid fagarin ở rễ; graveolin và skimmianin ở quả. Khoảng 1 – 2% rutozit và 0.1% tinh dầu (metylnonylxeton, metyloctyxeton, metylheptyl) được chiết tách từ cây cửu hương. Ngoài ra, dược liệu này còn chứa một lượng hợp chất cumarin như xanthotoxin, becgapten.
Trong y học cổ truyền, cây cửu hương có tính ôn, vị cay hơi đắng, không độc và quy vào kinh thận, tâm, phế. Vì vậy, vị thuốc cửu hương có công dụng như sau:
- Chỉ thống (giảm đau), tiêu viêm, hành khí, hạ nhiệt, trị kinh nguyệt không đều, vô kinh, hoạt huyết tán ứ.
- Dùng ngoài để chữa eczema, bị sưng bầm tím, đinh nhọt, sâu bọ đốt
- Ngoài ra, dược liệu còn được sử dụng để diệt chấy rận, diệt giun đũa.
- Năm 1965, công dụng giảm đau chống co thắt của hoạt chất spasmolytique trong cây cửu hương được chứng minh.
3. Cây cửu lý hương trong các bài thuốc chữa bệnh
Cửu lý hương có nhiều công dụng đối với sức khỏe con người, vì vậy dược liệu này được sử dụng trong nhiều bài thuốc điều bệnh như sau:
- Bài thuốc trị sưng đau do té ngã: Sử dụng khoảng 15 – 30g lá và cọng cây cửu lý hương dưới dạng thuốc bột hoặc thuốc sắc, kết hợp với dược liệu tươi giã nát và đắp vào vị trí bị chấn thương.
- Bài thuốc chữ khí thống, phong thấp: Sử dụng 15 – 30g dược liệu cửu lý hương đem sắc lấy nước và chia làm 2 lần uống trong ngày.
- Bài thuốc điều kinh nguyệt: Sử dụng 0,05 – 0,1g dược liệu cửu lý hương sắc với nước, dùng uống mỗi ngày.
- Bài thuốc trị bầm dập: Sử dụng một lượng vừa phải dược liệu cửu lý hương tươi, đem giã nát và đắp vào vị trí đau 1 lần mỗi ngày.
- Bài thuốc rửa vết thương: Dùng một lượng vừa đủ dược liệu tươi đem sắc với nước, dùng nước thuốc sắc được đem rửa vết thương mỗi ngày.
4. Lưu ý khi sử dụng cửu lý hương trong điều trị bệnh
Bên cạnh những tác dụng của cửu lý hương đối với sức khỏe, vị thuốc này cũng có những chống chỉ định và tác dụng phụ riêng. Vì vậy, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề khi sử dụng cửu lý hương trong điều trị như sau:
- Chống chỉ định sử dụng dược liệu đối với người âm hư hỏa vượng và phụ nữ có thai (liều cao của dược liệu gây sảy thai).
- Không lạm dụng vị thuốc trong điều trị bệnh, vì hợp chất metylnoxylxeton trong vị thuốc có thể gây độc nếu sử dụng nhiều.
- Để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong điều trị bệnh, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng dược liệu.
Trên đây là những thông tin quan trọng của cây cửu lý hương, bạn có thể tham khảo và sử dụng sao cho đúng cách và hiệu quả cao.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
HOTLINE
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.