Cây dẻ ngựa có tác dụng gì với sức khỏe?

Cây dẻ ngựa có tác dụng gì với sức khỏe?

Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Cây dẻ ngựa có tác dụng gì với sức khỏe?cung cấp tại Hoàng Mộc Can mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.

Cây dẻ ngựa từ xưa đến nay đã được biết đến như là kẻ thù của các bệnh liên quan đến mạch máu như bệnh suy giãn tĩnh mạch. Tất cả thành phần của cây dẻ ngựa đều có thể giải quyết các vấn đề sức khỏe. Hãy cùng tìm hiểu xem cây dẻ ngựa là gì, hình ảnh cây dẻ ngựa như thế nào và đặc biệt cây dẻ ngựa có tác dụng gì với sức khỏe?

1. Cây dẻ ngựa là gì?

Cây dẻ ngựa là một loại cây bản địa của các nước châu Âu, được trồng rộng rãi ở các nước Bulgaria, Hy Lạp,…Cây dẻ ngựa thay lá hàng năm với chiều cao từ 25m đến 30m. Hoa cây có màu trắng hồng, hạt dẻ ngựa có màu xanh và có gai. Nếu không biết rõ hình ảnh cây dẻ ngựa thì khá dễ nhầm với cây hạt dẻ bởi hình dáng bên ngoài của hạt dẻ ngựa và hạt dẻ khá giống nhau.

Trong hạt dẻ ngựa có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng như chất chống oxy hóa, chất chống ung thư, chống viêm. Cùng với các hợp chất flavonoid và các loại axit phenolic như axit caffeic, quercetin, apigenin,…

2. Cây dẻ ngựa có tác dụng gì với sức khỏe?

Khi nhắc đến câu hỏi hạt dẻ ngựa có tác dụng gì thì đáp án đầu tiên được kể đến chính là khả năng chữa bệnh suy giãn tĩnh mạch. Ở rất nhiều quốc gia trên thế giới đã sử dụng chiết xuất từ hạt dẻ ngựa làm thuốc điều trị bệnh giãn tĩnh mạch. Các chất trong hạt dẻ ngựa có tác dụng kháng viêm, giúp giảm đau nhức. Thêm vào đó còn có khả năng bảo vệ phát triển các thành tĩnh mạch bền vững hơn, hỗ trợ làm giảm tình trạng tĩnh mạch bị căng phồng hoặc bị lỏng ra, bị dồn thành một khối. Đối với trường hợp bị sưng phù chân, sưng bắp chân hay ở mắt cá chân thì hạt dẻ ngựa cũng có thể điều trị đến hơn 80%. Đặc biệt hợp chất Aescin có trong hạt dẻ ngựa có thể bảo vệ các mao mạch, tránh cho mao mạch bị nứt vỡ khi máu dồn nén.

Ngoài hiệu quả đặc trị với bệnh suy giãn tĩnh mạch ra, cây dẻ ngựa còn có rất nhiều tác dụng tốt đến với sức khỏe như:

  • Giảm bệnh trĩ: Hạt dẻ ngựa thường được dùng để làm se búi trĩ, giúp giảm các cơn đau do bệnh trĩ mang lại
  • Chống viêm: Lợi thế lớn khi sử dụng chiết xuất từ cây dẻ ngựa chính là khả năng chống viêm tuyệt vời. Loại thảo dược này có thể ngăn ngừa, giảm thiểu và loại bỏ tình trạng viêm nhiễm trong cơ thể.
  • Giảm tình trạng chuột rút: Khi bị chuột rút có thể bôi kem có chiết xuất hạt dẻ ngựa vào vị trí chuột rút. Nó sẽ hỗ trợ lưu thông máu tốt hơn và giúp mạch máu tăng tính đàn hồi
  • Vỏ của cây dẻ ngựa có thể sử dụng như một loại thuốc chữa sốt rét và bệnh kiết lỵ. Có một số trường hợp sử dụng vỏ cây dẻ ngựa thành thuốc bôi trị bệnh lupus và loét da.
  • Hỗ trợ sức khỏe đường ruột: Chất Aescin có trong hạt dẻ ngựa có thể làm tăng nhu động ruột và giúp giảm viêm. Hỗ trợ điều trị tình trạng nhu động ruột bị tê liệt cũng như kích thích phát triển vi khuẩn có lợi trong ruột.
  • Giảm đường huyết: Aescin còn có khả năng làm giảm lượng đường trong máu, đây là hiệu quả có ý nghĩa quan trọng đối với bệnh nhân tiểu đườngbéo phì.
  • Ung thư: Flavonoid và axit phenolic có trong hạt dẻ ngựa là chất có giá trị quan trọng trong quá trình điều trị bệnh ung thư. Theo một số nghiên cứu chiết xuất từ hạt dẻ ngựa có thể làm giảm sự phát triển của khối u ung thư vú.
[wpcc-element _tag=”source” srcset=”/s3-images/size/xxxsmall/20211205_034231_071852_cay-de-ngua-1.max-1800×1800.jpg” media=”(max-width: 128px)” _close=”0″][wpcc-element _tag=”source” srcset=”/s3-images/size/xxsmall/20211205_034231_071852_cay-de-ngua-1.max-1800×1800.jpg” media=”(max-width: 256px)” _close=”0″][wpcc-element _tag=”source” srcset=”/s3-images/size/xsmall/20211205_034231_071852_cay-de-ngua-1.max-1800×1800.jpg” media=”(max-width: 320px)” _close=”0″][wpcc-element _tag=”source” srcset=”/s3-images/size/small/20211205_034231_071852_cay-de-ngua-1.max-1800×1800.jpg” media=”(max-width: 480px)” _close=”0″][wpcc-element _tag=”source” srcset=”/s3-images/size/medium/20211205_034231_071852_cay-de-ngua-1.max-1800×1800.jpg” media=”(max-width: 768px)” _close=”0″][wpcc-element _tag=”source” srcset=”/s3-images/size/large/20211205_034231_071852_cay-de-ngua-1.max-1800×1800.jpg” media=”(max-width: 1024px)” _close=”0″][wpcc-element _tag=”source” srcset=”/s3-images/size/xlarge/20211205_034231_071852_cay-de-ngua-1.max-1800×1800.jpg” media=”(max-width: 1280px)” _close=”0″][wpcc-element _tag=”source” srcset=”/s3-images/size/xxlarge/20211205_034231_071852_cay-de-ngua-1.max-1800×1800.jpg” media=”(max-width: 1600px)” _close=”0″][wpcc-element _tag=”source” srcset=”/s3-images/size/xxxlarge/20211205_034231_071852_cay-de-ngua-1.max-1800×1800.jpg” media=”(max-width: 1920px)” _close=”0″]cây dẻ ngựa
Nhiều quốc gia trên thế giới đã sử dụng chiết xuất từ hạt dẻ ngựa làm thuốc điều trị bệnh giãn tĩnh mạch

3. Những lưu ý quan trọng khi sử dụng hạt dẻ ngựa

Hạt dẻ ngựa có rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe nhưng cũng có những trường hợp không được khuyên dùng chiết xuất từ cây dẻ ngựa. Nếu thuộc một trong những trường hợp sau thì cần có sự cho phép của bác sĩ mới được sử dụng:

  • Đang sử dụng thuốc đặc trị
  • Dị ứng với bất cứ thành phần nào có trong hạt dẻ ngựa hoặc với các loại thảo dược khác
  • Rối loạn xuất huyết: khi sử dụng hạt dẻ ngựa sẽ làm tăng nguy cơ bầm tím và chảy máu
  • Tiểu đường: Cẩn theo dõi tình trạng đường có trong máu khi sử dụng vì hạt dẻ ngựa sẽ tác động làm hạ đường huyết
  • Rối loạn tiêu hóa: Hạt dẻ ngựa có thể kích thích đường tiêu hóa cho nên cần được kê đơn liều lượng phù hợp trước khi dùng
  • Đối với người bệnh gan và thận khi sử dụng cây dẻ ngựa có thể làm cho bệnh trở nên nặng hơn
  • Dị ứng với bất kỳ loại thực phẩm, thuốc nhuộm hay chất bảo quản nào

Cây dẻ ngựa cần được xử lý đúng cách trước khi sử dụng bởi chất esculetin là chất độc có thể gây nguy hiểm đến tính mạng con người. Mỗi ngày chỉ được sử dụng tối đa 150mg chiết xuất dẻ ngựa. Khi sử dụng hạt dẻ ngựa có thể gặp một số phản ứng phụ như phát ban, chóng mặt, đau bụng. Cần phải ngưng sử dụng chiết xuất dẻ ngựa ít nhất hai tuần trước khi thực hiện phẫu thuật.

Cây dẻ ngựa có thể tương tác với các loại thuốc như lithium, thuốc trị tiểu đường,thuốc chống đông máu như aspirin, clopidogrel, ibuprofen,… Nếu đang sử dụng một trong những loại thuốc trên cần phải tham vấn ý kiến bác sĩ để điều chỉnh liều lượng phù hợp.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
HOTLINE
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.