Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Cây điền thất có tác dụng gì?cung cấp tại Hoàng Mộc Can mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.
Cây điền thất là 1 loại thảo dược có tác dụng hỗ trợ điều trị hiệu quả những tình trạng như táo bón, rối loạn tiêu hoá, xơ gan, đau nhức xương khớp và bầm tím cơ thể do té ngã,… Khi sử dụng những bài thuốc làm từ củ điền thất, bệnh nhân nên trao đổi với bác sĩ và tuân thủ chặt chẽ liều lượng đã được chỉ định.
1. Đặc điểm của cây điền thất
Cây điền thất hay còn được biết đến với tên gọi khác là thuỷ điền thất, vùi sầu hay hồi đầu thảo. Trong khoa học, cây điền thấy được gọi là Schizocapsa plantaginea Hance, thuộc họ Râu hùm Taccaceae. Đây là một loại cân thân thảo, có đặc tính mọc thành từng bụi và cao chừng 20 – 30cm.
Lá cây điền thất khá giống lá nghệ, phần thân phình to và thon nhọn ở đầu. Vì cây không có thân nên lá sẽ mọc trực tiếp từ củ, mỗi cụm khoảng 6 – 10 lá. Phần cuống lá dài từ 5 – 7cm và các lá mọc so le nhau. Trên mặt bóng của lá có các phiến chạy theo đường dọc từ cuống cho tới đầu lá.
Khoảng từ tháng 9 – 12 trong năm, hoa của cây điền thất sẽ bắt đầu mọc lên trong các kẽ lá. Mỗi cụm có tới 6 – 10 bông và có khuynh hướng rủ cong dần xuống dưới. Mỗi một chùm hoa sẽ phát triển nhiều hoa nhỏ với màu tím hoặc trắng đục.
Quả cây điền thất thuộc dạng quả khô, có 3 cạnh với màu nâu đỏ. Bên trong quả có chứa những hạt liti hình thoi. Phần thân rễ của cây hồi đầu thảo phình to như hình trứng, có mùi thơm giống nghệ và thịt bên trong nổi bật với màu vàng nâu. Khi ở dạng khô, củ điền thất sẽ mất đi mùi hăng ban đầu.
Thông thường, cây hồi đầu thảo mọc chủ yếu ở những nơi ven bờ suối hoặc vị trí ẩm thấp. Hiện nay, người ta thường thu hoạch rễ cây điền thất để làm thảo dược điều trị bệnh.
2. Cây điền thất có tác dụng gì?
Trong củ điền thất có chứa những thành phần hoá học nổi bật như Anthronoid, Diosgenin, SSPH1 và Taccaoside. Dưới đây là những tác dụng của cây điền thất trong Đông y và Tây y, cụ thể:
Theo Y học cổ truyền:
Cây hồi đầu thảo thường được sử dụng như một vị thuốc dân gian giúp hỗ trợ điều trị hiệu quá các tình trạng sức khoẻ như đau bụng, rối loạn tiêu hoá, sốt vàng da, ỉa chảy, suy nhược thần kinh, kinh nguyệt không đều, huyết áp cao hoặc đau dây thần kinh. Rễ (củ) điền thất thường được kết hợp cùng những vị thuốc khác trong Đông y nhằm mang đến công dụng điều trị tối ưu nhất.
Theo Y học hiện đại:
Một số nghiên cứu trên các dòng ung thư biểu mô tế bào gan (HCC) đã cho thấy, hồi đầu thảo có tác dụng ngăn chặn các tế bào ung thư phát triển, từ đó giảm nguy cơ tử vong cho bệnh nhân. Hiện nay, ung thư biểu mô tế bào gan được đánh giá là một trong những khối u ác tính thường gặp nhất trên thế giới. Tuy nhiên, tin vui cho các bệnh nhân là chiết xuất Taccaoside từ củ điền thất có tác dụng ức chế, đồng thời chống tăng sinh những dòng tế bào HCC hữu hiệu.
Trong khi đó, Saponin SSPH1 được phân lập từ rễ của điền thất đã được chỉ ra có hoạt tính chống ung thư mạnh đối với nhiều khối u khác nhau qua một số nghiên cứu tiền lâm sàng. Vì vậy, hồi đầu thảo đã được kỳ vọng là một trong những vị thuốc có thể thay thế hoặc cung cấp lựa chọn điều trị ung thư biểu mô tế bào gan hay một số bệnh ung thư khác.
3. Những bài thuốc chữa bệnh hiệu quả làm từ cây điền thất
Cùng điểm qua một số bài thuốc làm từ cây hồi đầu thảo kết hợp cùng những dược liệu quý khác giúp chữa các bệnh hiệu quả, bao gồm:
3.1 Chữa đau đầu gối hoặc đau nhức xương khớp
Đối với những người thường xuyên gặp cơn đau nhức xương khớp hoặc đau ở đầu gối gây khó khăn trong các hoạt động thường ngày có thể tham khảo 2 bài thuốc từ cây điền thất dưới đây:
- Bài thuốc số 1: Chuẩn bị đủ 20g rễ hồi đầu thảo, 20g lá lốt, 20g rễ cỏ xước, 20g rễ tầm soọng, 20g thảo dây và 20g dây đau xương. Tiếp theo, sắc tất cả dược liệu trên cùng với 500ml nước cho tới khi cạn còn 200ml. Chia nước thuốc thành 2 phần bằng nhau và uống hết trong ngày. Kiên trì áp dụng bài thuốc này trong vòng 3 tuần để sớm giảm cơn đau nhức xương khớp.
- Bài thuốc số 2: Chuẩn bị đầy đủ 12g rễ điền thất, 20g mộc thông, 12g rễ gối hạc và 20g lá bìm bịp. Sắc các vị thuốc trên với 500ml nước và chia thành 2 – 3 lần dùng trong ngày. Mỗi ngày uống một thang thuốc trên sẽ giúp đẩy lùi nhanh chóng những triệu chứng đau đầu gối hoặc nhức xương khớp.
3.2 Chữa tình trạng táo bón
Táo bón nếu không điều trị sớm có thể gây rối loạn chức năng vị tràng, viêm nhiễm trực tràng, giảm sức đề kháng, bệnh trĩ hoặc biếng ăn ở trẻ em. Để khắc phục vấn đề trên, bạn có thể sử dụng khoảng 6 – 10g củ điền thấy khô đã được tán thành bột và chiêu với nước ấm. Uống thuốc trước bữa ăn từ 15 – 30 phút và kiên trì áp dụng bài thuốc trên trong vòng 5 – 10 ngày để các triệu chứng táo bón biến mất hoàn toàn. Trong suốt quá trình điều trị, tránh ăn đồ cay nóng, giấm và bia rượu, nhất là những người mắc bệnh dạ dày.
3.3 Trị kinh nguyệt không đều ở phụ nữ
Đối với những chị em đang gặp phải vấn đề rối loạn kinh nguyệt có thể áp dụng bài thuốc từ củ điền thất sau đây:
- Cách thực hiện: Củ điền thất sau khi phơi khô đem tán thành bột mịn. Pha bột hồi đầu thảo với lượng nước ấm vừa đủ, có thể thêm chút mật ong cho dễ uống.
- Liều lượng sử dụng: Nên uống củ điền thất sau khi kỳ nguyệt san được 10 ngày. Uống liên tục trong vòng 10 ngày nhằm kích thích lưu thông khí huyết, giúp kỳ nguyệt san đều đặn trở lại.
3.4 Hỗ trợ điều trị bệnh xơ gan
Xơ gan là một bệnh lý xảy ra khi các nhu mô gan bị tổn thương bắt nguồn từ những nguyên nhân như uống rượu bia, viêm gan vi rút C hoặc B mạn tính, thuốc lá, các độc chất, ký sinh trùng,… Nếu không được điều trị kịp thời, xơ gan có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm cho người bệnh như tăng áp lực tĩnh mạch cửa, nhiễm trùng dịch cổ trướng, ung thư biểu mô tế bào gan hoặc hội chứng gan thận.
Hiện nay, người ta thường sử dụng hồi đầu thảo kế hợp với những vị thuốc khác trong Đông y để hỗ trợ cải thiện tình trạng xơ gan và ngăn các biến chứng xảy ra, cụ thể:
- Chuẩn bị dược liệu: Củ điền thất (20g), chỉ sát (10g), đan sâm (15g), sơn tra (15g), trạch tả (15g), trư linh (30g), cam thảo (3g), hồng bì (6g) và hồng hoa (3g).
- Cách thực hiện: Sắc tất cả các vị thuốc trên với khoảng 600ml nước và uống trong ngày. Mỗi ngày, bệnh nhân xơ gan có thể dùng một thang và điều trị liên tục 7 ngày.
3.5 Chữa trầy xước và sưng tấy do té ngã
Khi gặp phải vấn đề sưng tấy hay trầy xước chân tay sau khi té ngã, bệnh nhân có thể áp dụng 2 bài thuốc từ củ điền thất như sau:
- Bài thuốc số 1: Rửa sạch củ điền thất tươi, sau đó xay / giã nhỏ với lượng nước vừa đủ và vắt lấy nước cốt. Uống nước củ hồi đầu thảo và lấy riêng phần bã để đắp lên vị trí bị thương. Mỗi ngày áp dụng bài thuốc một lần cho tới khi tình trạng vết thương hồi phục hoàn toàn.
- Bài thuốc số 2: Chuẩn bị 20g củ hồi đầu thảo và 30g lá móng, sắc cả 2 vị thuốc với 300ml nước cho tới khi cạn còn khoảng 150ml. Chia đều nước thuốc thành 2 lần và uống trong một ngày. Khi uống, bệnh nhân nên hòa thêm 20ml rượu để chữa vết bầm tím trên thân thể do té ngã.
3.6 Hỗ trợ khắc phục viêm gan A cấp tính
Viêm gan siêu vi A là tình trạng nhiễm trùng gan cấp tính, có thể làm ảnh hưởng đến chức năng gan và gây tổn thương các tế bào biểu mô gan. Để ngăn chặn sự phát triển của vi rút viêm gan A (HAV) và cải thiện các triệu chứng, bệnh nhân có thể áp dụng bài thuốc từ củ điền thất dưới đây:
- Chuẩn bị dược liệu: 15g rễ hồi đầu thảo, 20g lá móng và 15g chút chít.
- Cách thực hiện: Sắc tất cả nguyên liệu với 500ml nước cho tới khi cô đọng còn 200ml. Chia nước thuốc làm 2 phần và uống trong ngày. Mỗi ngày uống một thang và dùng liên tục trong vòng 4 tuần.
4. Những lưu ý quan trọng khi sử dụng cây điền thất
Việc dùng củ hồi đầu thảo hay điền thất để làm thuốc chữa bệnh cần đảm bảo lưu ý một số vấn đề sau nhằm ngăn ngừa các tác dụng phụ bất lợi cho cơ thể trong quá trình sử dụng:
- Cần tham khảo lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa hay thầy thuốc trước khi quyết định sử dụng điền thất.
- Nên sử dụng thảo dược đúng liều lượng, tránh uống quá hàm lượng cho phép vì có thể gây ra những phản ứng như ớn lạnh, tiêu chảy, buồn nôn,…
- Tuyệt đối không điều trị bệnh bằng củ điền thất cho phụ nữ có thai.
- Thông thường, công hiệu của các dược liệu tự nhiên như củ điền thất sẽ cho tác dụng chậm. Vì vậy, người dùng cần kiên trì và hạn chế tối đa bỏ liều để sớm thấy kết quả.
- Trong quá trình điều trị bằng những bài thuốc từ rễ hồi đầu thảo, bệnh nhân cần báo ngay cho bác sĩ nếu xuất hiện bất kỳ triệu chứng lạ thường nào.
- Phụ thuộc vào cơ địa của từng người mà công hiệu điều trị bệnh của rễ điền thất sẽ nhanh – chậm khác nhau.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
HOTLINE
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.