Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Cây hoa phấn có tác dụng gì?cung cấp tại Hoàng Mộc Can mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.
Cây hoa phấn không chỉ là một loài hoa có màu sắc rực rỡ được trồng làm cảnh mà nó còn là dược liệu thường được sử dụng để điều trị bệnh tại nhiều nước trên thế giới. Cây hoa phấn có nguồn gốc từ Mexico, được di thực về nước ta để làm cảnh hoặc làm thuốc. Vậy cây hoa phấn có tác dụng gì?
1. Cây hoa phấn có tác dụng gì?
Cây hoa phấn còn có tên gọi khác là bông phấn, sâm ớt, phấn đậu hoa, ngân chia hoa đầu, hay thủy phấn tử hoa… Tên khoa học của cây hoa phấn là Mirabilis jalapa L, nó thuộc họ hoa giấy (Nyctaginaceae).
Cây hoa phấn là một cây nhỏ cao 20-80cm. Rễ cây hoa phấn phình thành củ như củ sắn. Thân cây nhẵn có nhiều cành, phình lên ở các mấu, cành cây dễ gãy. Lá hoa phấn mọc đối, hình trứng có chóp nhọn. Cụm hoa phấn có hình xim có cuống rất ngắn, hoa mọc ở nách lá gần ngọn. Bông hoa hình phễu, có nhiều màu khác nhau như màu hồng, trắng hoặc vàng, rất thơm, nhất là về ban đêm. Quả hoa phấn có hình cầu, khi chín có màu đen.
Cây hoa phấn có nguồn gốc ở Mexico, được nhập về nước ta để trồng làm cảnh trong các vườn gia đình. Cây được trồng bằng hạt, sau khoảng 4-5 tháng thì có lấy củ dùng được. Cây hoa phấn không kén chọn đất nên rất dễ trồng và nếu có đất xốp ẩm thì có nhiều củ và củ to.
Bộ phận được dùng làm thuốc của cây hoa phấn là phần rễ và toàn cây. Phần rễ củ có thể thu hoạch quanh năm, rửa sạch, bóc vỏ, sau đó thái mỏng dùng tươi hoặc có thể phơi khô dùng dần. Cũng có thể tẩm nước gừng rồi sao vàng để dùng, hoặc tán bột.
Trong cây hoa phấn có alcaloid trigonelline. Phần rễ củ của cây hoa phấn có vị ngọt, nhạt, tính mát, nó có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu, hoạt huyết tán ứ. Người dân Ấn Độ cho rằng rễ cây hoa phấn còn có tác dụng kích dục, lọc máu; còn lá hoa phấn có tác dụng làm dịu, giảm niệu.
2. Một số bài thuốc từ cây hoa phấn
Bạn có thể tham khảo một số bài thuốc điều trị từ cây hoa phấn như sau:
- Bài thuốc chữa phát ban: Dùng rễ cây hoa phấn 12g, xuyên quy 10g, thăng ma, phục thần mỗi vị 8g, huyền sâm 30g; hoàng liên, kinh giới, và cam thảo mỗi vị 4g, sắc uống trong ngày.
- Bài thuốc chữa chứng kinh nguyệt không đều: Dùng hoa phấn 20g, ngải cứu 25g, ích mẫu 30g, sắc uống ngày 1 thang, dùng liên tục trong 5 – 7 ngày. Hoặc dùng hoa phấn 20g, cỏ xước, ngải cứu và cam thảo nam mỗi vị 12g, rễ củ gai và ích mẫu mỗi vị 16g, sắc uống, ngày một thang, uống liên tục trong 3 ngày, nên bắt đầu uống trước kỳ kinh 5 ngày.
- Bài thuốc chữa bệnh viêm họng: Dùng hoa phấn 20g, cam thảo đất 12g, kim ngân hoa 12g, bồ công anh 15g, sắc uống ngày một thang, uống liên tục trong vòng 5 – 7 ngày.
Cây hoa phấn không chỉ là một loài hoa có màu sắc rực rỡ được trồng làm cảnh mà nó còn là dược liệu thường được sử dụng để điều trị bệnh tại nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, việc sử dụng các bài thuốc từ hoa phấn không đúng cách có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn. Vì thế, để đảm bảo hiệu quả điều trị và tránh được các tác dụng phụ không mong muốn thì bạn nên nhờ sự tư vấn của bác sĩ, lương y có chuyên môn.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
HOTLINE
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.