Cây kiến cò có tác dụng gì với sức khỏe?

Cây kiến cò có tác dụng gì với sức khỏe?

Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Cây kiến cò có tác dụng gì với sức khỏe?cung cấp tại Hoàng Mộc Can mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.

Cây kiến cò (bạch hạc) là một loại thảo dược được dùng nhiều trong điều trị một số bệnh lý thường gặp như tiểu đường, hắc lào, cao huyết áp hay ghẻ, eczema… Ngoài những bệnh trên, cây kiến cò trị bệnh gì khác không và dùng như thế nào? Mời các bạn cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. Tổng quan về cây kiến cò

Cây kiến cò hay còn gọi là cây bạch hạc, cây thuốc lá nhỏ hay nam uy linh tiên…

Cây kiến cò có tên khoa học là Rhinacanthus nasutus, thuộc họ Ô rô.

Đặc điểm của cây kiến cò:

Về đặc điểm hình thái:

  • Một trong những đặc điểm dễ nhận biết của cây kiến cò là chúng thường mọc thành bụi, rễ chùm, thân cây thường có 6 gốc tròn. Bề mặt những thân cây còn non và lá có lông nhỏ mịn.
  • Lá kiến cò hình trứng, thuôn dài, mọc đối xứng qua thân. Bề mặt lá phía trên nhẵn, phía dưới có lông mịn.
  • Hoa kiến cò mọc thành xim ở đầu cành, ngọn thân hoặc nách lá. Hoa màu trắng hình giống con hạc đang bay nên người ta đặt tên là bạch hạc. Hoa kiến cò thường có vào tháng 8.
  • Quả kiến cò dạng nang dài, có lông.

Về đặc điểm phân bố:

  • Cây kiến cò thường hay mọc hoang chủ yếu ở miền Bắc nước ta.
  • Cây xuất hiện nhiều ở Ấn Độ, Malaysia và phía Đông Châu Phi.

Về việc sử dụng làm thuốc và chế biến:

  • Ở cây kiến cò, chủ yếu dùng rễ cây để làm thuốc. Ngoài ra có thể dùng lá thân kiến cò. Khi làm thuốc, có thể dùng tươi hoặc phơi khô đều có tác dụng tốt. Rễ kiến cò khi còn tươi, đào lên bẻ đôi để lâu sẽ có màu đỏ.
  • Thu hái dược liệu cây kiến cò nên thu vào tháng 8 và mùa đông là tốt nhất.
  • Chế biến cây kiến cò sau khi thu hái có thể rửa sạch dùng tươi, phơi khô hoặc đem ngâm rượu, nấu cao đều được.

Về thành phần hóa học:

  • Trong cây kiến cò chủ yếu chứa anthranoid, chất tương tự như acid frangulic và acid chrysophanic.

2. Cây kiến cò trị bệnh gì?

  • Theo một vài nghiên cứu về tính chất dược lý của cây kiến cò, các nhà khoa học kết luận rằng nhờ khả năng chống oxy hóa mà cây kiến cò có tác dụng rất tốt trong điều trị các bệnh lý liên quan đến thoái hóa thần kinh như bệnh Parkinson, bệnh alzheimer, bệnh huntington hay đột quỵ và chứng mất trí nhớ,…
  • Cây kiến cò có khả năng bảo vệ các tế bào thần kinh, giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, hỗ trợ điều trị ung thư và bệnh cao huyết áp.
  • Mặt khác, trong cây kiến cò có chứa nhiều hoạt chất giúp kháng viêm chống nấm, kháng virus vi khuẩn rất hiệu quả.
  • Các sản phẩm từ rễ, thân và lá cây kiến cò được dùng để hỗ trợ điều trị một số bệnh ngoài da như ghẻ, hắc lào, chàm,…
  • Bên cạnh đó, cây kiến cò còn có tác dụng là giảm sự tích tụ các chất béo trong gan, hạ mỡ máu, ngăn ngừa tình trạng béo phì. Một trong những tác dụng không thể bỏ qua của cây kiến cò là có khả năng tiêu diệt muỗi với một số loại côn trùng.
  • Dựa trên thực nghiệm lâm sàng cho thấy, cây kiến cò có ảnh hưởng đến độ nhạy của insulin trên những người bệnh tiểu đường.
  • Theo đông y, cây kiến cò có vị ngọt, tính bình, công dụng trừ phong thấp, chữa đau nhức xương khớp do lạnh rất tốt.

3. Một số bài thuốc tham khảo từ cây kiến cò

Lá kiến cò chữa lang ben hắc lào và eczema: dùng 200g lá với thân cây kiến cò thái nhỏ giã nát cho ngâm cùng 100ml cồn 70 độ trong khoảng 7 đến 14 ngày rồi lọc lấy phần dung dịch bôi trực tiếp vào vùng da bị bệnh. Nên dùng ngày bôi 2 đến 3 lần, sử dụng liên tiếp trong 2 đến 3 ngày, bệnh sẽ khỏi. Lưu ý, có thể dùng 100g rễ kiến cò theo cách tương tự như trên cũng cho hiệu quả rất tốt.

Cây kiến cò trị đau nhức xương khớp hayđau dây thần kinh tọa do lạnh: lấy 12g lá kiến cò và thân (hoặc dùng 8g rễ), kết hợp với lá lốt, sơn thục, rễ cỏ xước mỗi thứ 12g, cẩu tích 16g, quế chi, ngải cứu, trần bì mỗi thứ 8g, mang sắc với 2 lít nước rồi uống trong ngày. Dùng 10 – 2 ngày liên tiếp, triệu chứng giả rõ rệt. Nếu ở trường hợp đau nhức do bị nhiễm phong hàn thấp thì nên phối cùng thổ phục linh, hy thiêm, ké đầu ngựa, kim ngân hoa

Lá kiến cò chữa bệnh tiểu đường, tăng huyết áp: lấy 20g lá kiến cò phơi khô, rửa sạch đun với 3 bát nước đến khi cạn còn 1 bát nước thì uống. Bài này còn có tác dụng giảm béo, hạ mỡ máu rất tốt nếu sử dụng đều đặn thường xuyên.

Lá kiến cò chữa bệnh lao phổi: lấy 20g lá kiến cò và thân đem sắc với 3 bát nước đến khi cạn còn 1 bát nước, thêm chút đường uống mỗi ngày cho đến khi bệnh đỡ.

Rễ kiến cò chữa bệnh alzheimer và parkinson: sử dụng 15g rễ kiến cò phơi trực tiếp dưới nắng gắt rồi đem sắc cùng 3 bát nước. Làm như vậy uống mỗi ngày giúp cải thiện bệnh rất tốt.

4. Những lưu ý khi dùng cây kiến cò trị bệnh.

Kiến cò là một loại dược liệu tốt cho sức khỏe mà lại tương đối an toàn. Tuy nhiên, cũng giống như những loại dược liệu khác, kiến cò cũng có những tác dụng phụ riêng nếu không biết sử dụng đúng cách. Để dùng thuốc hiệu quả là an toàn thì cần lưu ý những điều sau:

  • Không nên dùng cây kiến cò điều trị lâu dài ở những người bị tiểu đường, cao huyết áp.
  • Đối với người cao tuổi, trẻ nhỏ không tự ý sử dụng khi chưa có chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
  • Khởi đầu nên dùng giảm liều rồi tăng dần để có thể kiểm soát được những tác dụng phụ có thể xảy ra trên bệnh nhân. Khuyến cáo liều ban đầu nên dùng bằng một nửa liều quy định.
  • Không nên lạm dụng thuốc để tránh nguy cơ ngộ độc.
  • Thận trọng với phụ nữ có thai và đang cho con bú.

Trên đây là những kiến thức cơ bản về cây kiến cò bao gồm cả đặc điểm nhận dạng và công dụng trị bệnh. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những kiến thức căn bản để bạn có thể hiểu về cây kiến cò cũng như cách sử dụng dược liệu này trong điều trị bệnh.

Hãy tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa nếu bạn muốn dùng cây kiến cò làm thuốc điều trị bệnh để đạt hiệu quả tốt nhất mà không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
HOTLINE
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.