Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Cây kim anh có tác dụng gì?cung cấp tại Hoàng Mộc Can mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.
Cây kim anh hay còn gọi với tên khác là thích lê tử hay đường quán tử. Cây mọc nhiều ngoài tự nhiên trên các đồi cây bụi thấp khu vực miền núi phía Bắc. Dược liệu này có tính bình, vị chua, hơi ngọt và chát. Nó thường được sử dụng để điều trị các bệnh như tiểu đêm, tiểu són, mộng tinh, yếu sinh lý, sa trực tràng và khí hư bất thường ở phụ nữ
1. Tổng quan về cây kim anh
1.1. Tên gọi và phân nhóm
Tên gọi khác: Cây thích lê tử, hồng vụng, đường quân tử hay mác nam coi theo cách gọi của người Tày, kim anh tử theo cách gọi của người Trung Quốc…
Tên khoa học là: Rosa laevigata Michx
Thuộc họ: Hoa hồng (theo danh pháp khoa học: Rosacear)
1.2. Đặc điểm sinh học:
- Đây là một cây thân leo nhỏ, mọc thành bụi, chiều dài trung bình khoảng 7-10m, thân cành nhẵn, vỏ ngoài có màu nâu hoặc xám nhạt, có nhiều gai.
- Lá cây là lá kép mọc so le bao gồm 3 lá chét có hình bầu dục hoặc hình trứng.
- Mép lá có dạng khía nhọn, mặt trên lá màu lục sẫm, mặt dưới lá màu xanh nhạt, đôi khi có ít gai ở gân, lá chét tận cùng to và dài.
- Hoa to, màu trắng thơm, mọc thành hoa đơn ở vị trí đầu cành, cuống có lông cứng màu vàng nhạt, nhị nhiều màu vàng.
- Quả giả hình trứng gồm nhiều lông dạng gai cứng, khi chín màu vàng nâu. Hạt hay còn gọi là quả thật, số lượng nhiều và thon dẹt.
- Mùa hoa vào khoảng từ tháng 3-6, mùa quả vào khoảng tháng 7-9.
1.3. Phân bố trong tự nhiên:
Cây kim anh thường mọc hoang ở vùng núi thấp ở các tỉnh phía Bắc như Cao Bằng và Lạng Sơn.
1.4. Bộ phận dùng làm dược liệu
- Bộ phận thường dùng làm dược liệu là quả kim anh (chủ yếu), đôi khi, người ta cũng sử dụng cả rễ và lá.
- Thu hái: Vào thời gian mùa hè, khoảng tháng 7-9 hàng năm khi quả đã già. Quả hay phần dược liệu là cuống của hoa sau khi cánh hoa đã rụng hết.
- Cách sơ và chế biến: Sau khi thu hái dược liệu, cho dược liệu vào túi vải, xóc thật mạnh và chà xát cho rụng hết gai, rồi bổ đôi, nạo sạch hạt và lớp lông tơ phía bên trong của quả. Cuối cùng là phơi hoặc sấy khô và bảo quản.
- Nhận dạng, dược liệu kim anh có màu đỏ nâu, bóng như màu cánh dán, mặt ngoài hơi có nếp nhăn dọc. Trên bề mặt có nhiều chấm lồi là vết tích của những gai đã rụng, bên trong nhẵn bóng, cứng, có vị chua, chát hoặc hơi ngọt, tính bình.
- Bảo quản: Nên để dược liệu tại những nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ẩm ướt có thể dẫn đến nấm mốc.
2. Cây kim anh có tác dụng gì?
Theo nghiên cứu dược lý hiện đại:
- Tác dụng kháng khuẩn: Nước sắc quả cây kim anh có tính chất sát khuẩn mạnh và ức chế khả năng hoạt động của một số loại vi khuẩn gây hại như: E.Coli, tụ cầu vàng. Ngoài ra, nước thuốc sắc còn có tác dụng ức chế sự sinh sản của virus cúm.
- Tác dụng giảm xơ mỡ động mạch: Trên thực nghiệm, tình trạng xơ vữa động mạch do ăn nhiều cholesterol có thể được điều trị bằng quả kim anh trong 2 – 3 tuần. Trong tất cả các ca điều trị, lượng beta-lipoprotein và cholesterol trong máu đều giảm.
Theo tài liệu cổ của Y Học Cổ Truyền
- Tác dụng điều trị yếu sinh lý, mộng tinh, xuất tinh sớm: Dược liệu cây kim anh có tác dụng tráng gân cốt, bổ thận, ích tinh tủy, sinh tân dược, cố tinh, bổ ngũ tạng và dưỡng khí huyết. Do đó, vị thuốc này có tác dụng điều trị yếu sinh lý và suy giảm chức năng sinh lý ở nam giới.
- Cây kim anh trị bệnh tiểu són, tiểu rắt, tiểu đêm, tiểu nhiều lần trong ngày: Dược liệu này có tác dụng tốt trong việc tăng cường khí huyết, bổ thận, dưỡng huyết. Vì thế dược liệu có khả năng điều trị tốt chứng tiểu đêm, tiểu són và tiểu tiện nhiều lần.
- Cây kim anh trị bệnh sa trực tràng, sa tử cung: Quả của cây khi kết hợp với ngũ vị tử sắc có tác dụng tốt trong điều trị các bệnh sa tử cung và sa trực tràng.
- Tác dụng điều trị khí hư bất thường ở phụ nữ: Cây kim anh có khả năng điều trị suy giảm ham muốn, suy giảm chức năng sinh lý và khí hư bạch đới ở phụ nữ.
- Tác dụng điều trị chứng tỳ hư, đi đại tiện có phân lỏng: Dược liệu có khả năng cải thiện chức năng của hệ tiêu hóa, kiện tỳ và suy nhược cơ thể nguyên nhân do chức năng thận bị suy giảm.
Tính vị
- Tính bình, có vị chua, không độc (theo tài liệu Khai bảo bản thảo).
- Vị thuốc này có tính bình, khi quả chín thì ngọt sáp, sống thì có vị chua sáp (theo tài liệu Cảnh nhạc toàn thư, bản thảo chính).
Quy kinh
- Quy vào 3 kinh tỳ, phế, thận.
Liều dùng và cách dùng:
- Liều dùng từ 8 – 16 gam/ngày. Dược liệu này có thể dùng tươi hoặc phơi khô sắc lấy nước uống, nấu thành cao.
3. Các bài thuốc từ cây kim anh
Bài thuốc 1: Điều trị suy nhược thần kinh, tiêu chảy, các bệnh mộng tinh, di tinh, hoạt tinh
Chuẩn bị: Kim anh tử 500g, ba kích 250g và tua sen 50g.
Cách dùng: Đem thái mỏng kim anh tử và ba kích, sao vàng, tán nhỏ.
- Cho vào túi vải thảo dược kim anh cùng với tua sen, sắc với khoảng 3000ml nước đến khi còn 1000ml. Lọc lấy nước thuốc, để riêng.
- Cho vào thêm khoảng 1000 ml nước vào, sắc thuốc tiếp, lọc bỏ bã, lấy ra khoảng 500 ml.
- Trộn hai nước thuốc, thêm khoảng 0,8 kg đường, khuấy đều cho tan hết và cô đặc đến khi còn khoảng 1000ml.
- Mỗi ngày uống 2 thìa canh, chia làm 2 lần uống trong ngày.
Bài thuốc 2: Bồi bổ cơ thể và điều trị yếu sinh lý
- Chuẩn bị: Kim anh tử 100g và khiếm thực 100g.
- Thực hiện: phơi khô nguyên liệu ở trên, tán nhỏ, rây bột mịn, trộn với mật hoàn viên bằng hạt ngô. Ngày uống 10-20 viên.
Bài thuốc 3: Điều trị tiểu đêm, tiểu són, tiểu rắt.
- Chuẩn bị: Kim anh tử 10g, tang phiêu tiêu 10g, tua sen 10g, sơn dược 12g.
- Thực hiện: Đem tất cả nguyên liệu ở trên phơi khô, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống trong ngày.
Bài thuốc 4: Điều trị đường tiêu hóa, tỳ hư, tiêu chảy kéo dài.
- Chuẩn bị: Kim anh tử 10g, phục linh 10g, đảng sâm 10g, bạch truật 10g, hạt sen 15g.
- Thực hiện: Đem tất cả những nguyên liệu ở trên sắc thuốc uống trong ngày.
- Bài thuốc 5: Điều trị chứng ra mồ hôi trộm, ù tai, chân tay tê mỏi, vô lực.
- Chuẩn bị: Cao quả kim anh 184g, hoàng bá 180g, khiếm thực 180g, sa sâm nam 120g, sơn dược 120g; Hạt sen, tỏa dương, táo nhân, mạch môn, hên tu, tri mẫu, long cốt, mẫu lệ mỗi vị 75g.
- Thực hiện: Đem tất cả tán bột, trộn đều, hoàn viên. Ngày uống 6g.
Ngoài ra, những thành phần khác của cây kim anh như: rễ và lá cũng được dùng làm dược liệu điều trị bệnh. Về phần rễ rửa sạch, bỏ lớp vỏ đen bên ngoài, thái nhỏ, sao vàng, ngâm rượu cho đặc để càng lâu càng tốt, chữa chứng phong tê bại, đau nhức chân tay. Đối với lá cây kim anh có thể dùng ngoài da bằng cách giã nát đắp vào nơi tổn thương sưng tấy, lở loét, bỏng.
4. Lưu ý khi sử dụng cây kim anh trị bệnh
- Những người đang bị táo bón, nóng trong tuyệt đối không nên dùng
- Người bị nhiệt thái quá không được dùng dược liệu này (theo Trung Dược Học)
- Bệnh mới phát sốt, táo kết không nên sử dụng (theo Phương pháp bào chế đông dược)
- Có thực hỏa là nhiệt: Cấm không được dùng. Những trường hợp đang bị tiêu chảy cấp, tiểu không thông: Không được sử dụng (theo Đông Dược Học Thiết Yếu).
Lưu ý: Tránh nhầm lẫn dược liệu cây kim anh với một loài cây gọi là kim anh hoa đỏ. Cây này không được dùng làm dược liệu trong điều trị bệnh.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
HOTLINE
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.