Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Cây nắp ấm có tác dụng gì?cung cấp tại Hoàng Mộc Can mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.
Cây nắp ấm là 1 vị thuốc đông y có thể sử dụng cho bệnh nhân cần thanh nhiệt. Dưới những nghiên cứu và kết quả thu được, cây nắp ấm ngày càng được biết đến nhiều hơn. Bạn đọc có thể theo dõi bài viết dưới đây để biết cây nắp ấm có tác dụng gì?
1. Các đặc điểm của cây nắp ấm
Cây nắp ấm là 1 loài thực vật có thể bắt muỗi thuộc họ nắp ấm. Ở Việt Nam, cây nắp ấm được phát hiện với số lượng nhiều tại các tỉnh như Khánh Hòa, Lâm Đồng, Bà Rịa ,Bình Dương, Bình Thuận, Kiên Giang…. Dựa vào đặc điểm những nơi phát hiện cây nắp ấm sinh trưởng, các nhà nghiên cứu cho rằng đây là một loại cây dù chia thành nhiều loại nhưng thường sống ở nơi có điều kiện tương tự nhau.
Mỗi loài cây nắp ấm khác nhau sẽ mang những đặc điểm riêng biệt. Tuy nhiên vùng đất và khí hậu xuất hiện cây nắp ấm có một số điểm chung như: đất phèn, chua hay đầm lầy; địa hình núi có thung lũng và nước suối ấm chảy qua liên tục trong năm.
Cây nắp ấm về hình dạng mắt thấy là một hình trụ với màu sắc thay đổi từ màu lục sang mau nâu theo quy trình phát triển và sinh trưởng. Kích thước tối đa một cây nắp ấm đạt được thường dao động 10 – 20 mm đường kính nếu thân cao. Với cây thấp đường kính sẽ chỉ đạt 5 – 6 mm.
Mỗi loài cây nắp ấm có kích thước khác nhau nên cấu tạo cũng có thay đổi về loài. Sau khi ra hoa, cây sẽ được phân loại cây cái hay cây đực. Thông thường hoa nắp ấm nở vào mùa hè và mùa thu rồi ra quả vào mùa đông. Với đặc điểm ưa khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm mà cây nắp ấm được phát hiện nhiều từ tỉnh Quảng Trị cho đến Cà Mau.
2. Cây nắp ấm có tác dụng gì?
Để sử dụng cây nắp ấm, các nhà nghiên cứu đã phân tích mẫu thân, rễ, lá hay hoa của cây để kiểm tra nồng độ hoạt tính dược lý. Theo như những nghiên cứu hiện tại, mọi bộ phận của cây nắp ấm đều được sử dụng để điều trị bệnh. Vì thế khi thu hoạch, cây nắp ấm cần được làm sạch thái lát rồi phơi khô để bảo quản tránh ẩm mốc gây nguy hiểm cho người sử dụng.
Cây nắp ấm có thể dùng đơn lẻ hoặc dùng kết hợp cùng các vị thuốc khác. Vì thế, đông y khá coi trọng dược liệu này khi sử dụng cho điều trị bệnh. Từ xa xưa, cây nắp ấm đã được tổ tiên sử dụng điều trị cho người mắc hội chứng tiêu chảy.
Để nghiên cứu sâu hơn, các nhà nghiên cứu đã phân tích sách y học từ thời tiền cổ về loài cây này. Tại Trung Quốc, các thầy thuốc đã đúc kết và cho thấy cây nắp ấm có thể sử dụng điều trị cho một số loại bệnh sau:
- Viêm gan;
- Viêm loét dạ dày;
- Tích sỏi ở niệu đạo;
- Bệnh lý đường tiết niệu;
- Điều trị hội chứng cao huyết áp;
- Cải thiện sức khỏe cho bệnh nhân tiểu đường;
- Điều trị cảm;
- Điều trị ho gà;
- Điều trị bệnh lý ho;
- Điều trị bệnh nhân ho thổ huyết;
- Điều trị tình trạng vàng da sau khi mắc bệnh lý gan.
Bên cạnh các công dụng điều trị chữa bệnh trực tiếp cây, nắp ấm cũng giúp cho phần bảo vệ sức khỏe khỏi côn trùng. Do đặc điểm hình dạng và mùi hương, cây nắp ấm có thể sử dụng thu hút côn trùng rồi tiêu diệt tránh truyền nhiễm những bệnh nguy hiểm cho cơ thể.
3. Một số bài thuốc gợi ý từ cây nắp ấm
Cây nắp ấm là thảo dược thiên nhiên có thể sử dụng điều trị nhiều bệnh lý.
3.1 Bài thuốc điều trị cho người bệnh mắc chứng gan nhiễm mỡ
Người được chẩn đoán gan nhiễm mỡ có thể sử dụng cây nắp ấm để cải thiện tình trạng bệnh. Với bài thuốc cho gan nhiễm mỡ, cần 30 – 50 gam cây nắp ấm đã phơi khô đem sắc nước uống hàng ngày. Nước được sắc chỉ sử dụng trong ngày không nên sắc nước rồi dùng nhiều ngày.
3.2 Bài thuốc cho bệnh nhân tiểu đường hoặc khô rát họng
Bệnh nhân đái tháo đường hay ho khan tiếng có thể sử dụng 30 gam nắp ấm cùng 25 thiên môn đông và 25 giảo cổ lam đun lấy nước. Với lượng thảo dược trên cần đun trong 3 lít nước sau đó để nguội chia làm 2 – 3 lần uống trong ngày. Để tăng hiệu quả, người bệnh sẽ uống duy trì 1 – 3 tháng kết hợp theo dõi.
3.3 Điều trị hội chứng vàng da do viêm gan
Viêm gan hay các bệnh lý gan đều sẽ dẫn đến nguy cơ ảnh hưởng màu sắc da. Người bệnh vàng da có thể là báo hiệu gan đang tổn thương. Do vậy khi sử dụng cây nắp ấm sắc cùng kim tiền thảo và mã đề có thể cải thiện. Với bài thuốc này cần đong lấy 30 gam cho mỗi vị thuốc.
3.4 Thanh nhiệt giải độc cho cơ thể
Người bệnh nóng trong cần thanh lọc giải độc để giảm nóng có thể sử dụng 15 gam cây nắp ấm sắc lấy nước uống trong ngày thay nước lọc.
3.5 Giải độc cho cơ thể giảm nguy cơ viêm nhiễm
Cây nắp ấm ngoài giải độc thanh nhiệt cơ thể cũng có thể sử dụng trên da khi ở dạng tươi. Người bệnh có thể giã nát cây nắp ấm tươi rồi đắp lên vùng da bị vi rút tấn công hay mẩn đỏ do côn trùng cắn. Đồng thời thoa nước chắt ra từ cây nắp ấm lên da cũng có thể phòng tránh côn trùng tấn công.
3.6 Điều trị giảm hình thành sỏi thận hay sỏi đường tiết niệu
Sỏi có nhiều nguyên nhân tuy nhiên nếu điều trị và phát hiện sớm sẽ giảm đau nhức khó chịu cùng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Người bệnh sỏi thận hay sỏi tiết niệu có thể tham khảo bài thuốc sau:
- 30 gam nắp ấm khô;
- 12 gam bạch tật lê;
- 12 gam thương nhĩ tử;
- 20 gam bòn bon;
- 6 gam mộc hương;
- 6 gam trần bì.
Các vị thuốc được dùng sắc cùng 1,5 lít nước đến khi cô lại còn 600 ml. Lượng thuốc thu được sẽ chia làm 3 lần uống trong ngày. Người bệnh cần kiểm tra lại tình trạng sỏi sau khi dùng thuốc 30 ngày để so sánh.
3.7 Điều trị vấn đề ho gây khó chịu cho phổi
Với người bệnh nhân ho đặc biệt là trẻ nhỏ nên sử dụng cây nắp ấm khi cần để tránh bị ảnh hưởng đến phổi. Bài thuốc điều trị cần chuẩn bị 30 gam cây nắp ấm cùng dưa leo 2 – 3 quả để đun nước uống.
3.8 Điều trị ở bệnh nhân cao huyết áp
Các bệnh nhân cao huyết áp có thể tham khảo sử dụng 9 gam câu đằng, 15 gam Hy thiêm kết hợp với khoảng 30 – 50 gam nắp ấm đun nóng xông toàn thân. Nếu không có đủ vị có thể đun vị thuốc cây nắp ấm rồi xông hơi vẫn có hiệu quả cải thiện huyết áp.
3.9 Điều trị tiêu chảy
Cây nắp ấm thanh lọc giải nhiệt cho cơ thể nên có thể giảm tình trạng khó tiêu. Tuy nhiên sử dụng quá nhiều sẽ dẫn đến tiêu chảy. Vì thế khi điều trị tiêu chảy người bệnh cần hỏi bác sĩ trước.
4. Những lưu ý cho người bệnh khi sử dụng cây nắp ấm
Cây nắp ấm có thể sử dụng cho nhiều loại bệnh nhưng một số đối tượng tuyệt đối tránh sử dụng để tránh ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe:
- Phụ nữ đang mang thai.
- Người bệnh hay đi tiểu vào buổi đêm.
Ngoài ra, người sử dụng cây nắp ấm cần lựa chọn thời gian sử dụng tránh tiểu tiện gây mất giấc ngủ. Ngoài ra màu sắc nước tiểu cũng đỏ sẫm như màu cà phê sau khi uống cây nắp ấm nên người dùng không cần quá lo lắng.
Trên đây là những chia sẻ cây nắp ấm có tác dụng gì cùng lưu ý khí sử dụng. Để tránh gặp tác dụng phụ gây ra bởi cây nắp ấm người bệnh nên khám bệnh và sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
HOTLINE
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.