Cây thồm lồm chữa bệnh gì?

Cây thồm lồm chữa bệnh gì?

Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Cây thồm lồm chữa bệnh gì?cung cấp tại Hoàng Mộc Can mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.

Cây thồm lồm mọc hoang khắp các vùng thôn quê ở Việt Nam. Ở một số địa phương, thồm lồm được trẻ em hái ăn và ưa thích bởi vị chua của nó. Tuy nhiên, ít người biết rằng, cây thồm lồm còn có thể chữa nhiều loại bệnh khác nhau như viêm da, kiết lỵ, sốt rét,… Sau đây là những thông tin giúp bạn hiểu hơn về đặc tính và tác dụng của cây thồm lồm.

1. Đặc điểm của cây thồm lồm

Tên khoa học:

  • Polygonum sinense L.

Tên khác:

  • Mía bẻm, đuôi tôm, cây lôm, chuồng chuồng, mía giò, mía nung, săm koy (Luang Prabang).

Thuộc họ:

  • Rau răm – Polygonaceae.

Phân bố:

  • Thồm thồm phân bố chủ yếu ở các nước như Lào, Nhật Bản, Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia,… Ở Việt Nam, cây mọc hoang ở các vùng đồng bằng, rừng thưa. Cây sống trên đất ruộng, bụi cây và bờ rào ven đường.

Mô tả:

  • Cây thân thảo, đứng, sống dai. Mặt thân nhẵn, có rãnh dọc, có thể mọc dài từ 2-3m để có thể leo lên cây cao.
  • Lá nguyên, hình bầu dục hoặc hơi thuôn, mọc so le nhau. Cuốn lá hơi tròn, các lá mọc phía trên có kích thước nhỏ hơn và gần như không có cuống mà ôm vào thân. Lá dài khoảng 4-7cm, chiều rộng 3-5cm, phía dưới có 2 tai nhỏ tròn.
  • Bẹ chìa mỏng ôm lấy 2/3 đốt.
  • Cụm hoa hình đầu, mọc thành chùm xim, ở đầu cành dài 5-7cm và mang nhiều hoa. Cuống hoa có nhiều lông phủ, có bạch tiết. Hoa nhỏ, màu trắng. Cây thường ra hoa vào tháng 6 – 8.
  • Quả nhỏ, 3 cạnh thuôn dài. Ở giữa có hạch cứng, khi chín sẽ màu đen. Thông thường, quả sẽ có vào tháng 9 đến tháng 10.
  • Thân cây có vị ngọt nên trâu, bò rất thích ăn loài cây này.

Thành phần hoá học:

  • Thồm lồm chứa myricyl alcol, oxymethylanthraquinon, rubin, anthraquinon, rheum emodin, glucosid. Bên cạnh đó, người ta còn tìm thấy vitamin C, caroten trong thồm lồm.

2. Cây thồm lồm chữa bệnh gì?

Theo Đông y, cây thồm lồm gai có tính mát, vị chua, ngọt mang lại công dụng tiêu độc, giải nhiệt. Cây thồm lồm chữa đau dạ dày, chữa trị mụn nhọt, kinh phong, sưng lở, lở ngứa, viêm da và kiết lỵ rất hiệu quả. Ở Ấn Độ, cây này được xem như có tác dụng chữa trị vết thương và chống bệnh scorbut.

Có thể dùng thồm lồm để chế biến chữa các bệnh như:

  • Lỵ, viêm đường ruột;
  • Viêm gan, đục giác mạc;
  • Viêm amidan, viêm họng, ho gà, bạch hầu;
  • Nấm âm đạo, viêm vú, bạch đới;
  • Mụn nhọt, vết thương, chốc lở, rắn cắn;
  • Làm thuốc nôn khi bị ngộ độc.
[wpcc-element _tag=”source” srcset=”/s3-images/size/xxxsmall/20211224_150314_225849_cay-thom-lom-1_1.max-1800×1800.jpg” media=”(max-width: 128px)” _close=”0″][wpcc-element _tag=”source” srcset=”/s3-images/size/xxsmall/20211224_150314_225849_cay-thom-lom-1_1.max-1800×1800.jpg” media=”(max-width: 256px)” _close=”0″][wpcc-element _tag=”source” srcset=”/s3-images/size/xsmall/20211224_150314_225849_cay-thom-lom-1_1.max-1800×1800.jpg” media=”(max-width: 320px)” _close=”0″][wpcc-element _tag=”source” srcset=”/s3-images/size/small/20211224_150314_225849_cay-thom-lom-1_1.max-1800×1800.jpg” media=”(max-width: 480px)” _close=”0″][wpcc-element _tag=”source” srcset=”/s3-images/size/medium/20211224_150314_225849_cay-thom-lom-1_1.max-1800×1800.jpg” media=”(max-width: 768px)” _close=”0″][wpcc-element _tag=”source” srcset=”/s3-images/size/large/20211224_150314_225849_cay-thom-lom-1_1.max-1800×1800.jpg” media=”(max-width: 1024px)” _close=”0″][wpcc-element _tag=”source” srcset=”/s3-images/size/xlarge/20211224_150314_225849_cay-thom-lom-1_1.max-1800×1800.jpg” media=”(max-width: 1280px)” _close=”0″][wpcc-element _tag=”source” srcset=”/s3-images/size/xxlarge/20211224_150314_225849_cay-thom-lom-1_1.max-1800×1800.jpg” media=”(max-width: 1600px)” _close=”0″][wpcc-element _tag=”source” srcset=”/s3-images/size/xxxlarge/20211224_150314_225849_cay-thom-lom-1_1.max-1800×1800.jpg” media=”(max-width: 1920px)” _close=”0″]Cây thồm lồm có chứa một số thành phần hóa học và vitamin C
Cây thồm lồm có công dụng điều trị một số bệnh lý

3. Cách thu hái và chế biến thồm lồm

Thu hái: Cây mọc quanh năm, có thể thu hái toàn thân cây và lá tươi để chế biến hoặc phơi khô sử dụng.

Các đơn thuốc được chế biến từ thồm lồm:

  • Viêm nang lông: Sắc uống 20g thồm lồm gai và 15g bồ công anh để uống trong ngày. Bên cạnh đó, phối hợp thuốc bôi bên ngoài theo tỉ lệ: 2-thồm lồm gai, 1-ô tặc cốt (mai mực). Sau đó, tán 2 thứ này thành bột mịn, trộn vào đó 1 ít dầu vừng. Khi bôi vào vết thương thì dùng bông chấm thuốc lên chỗ bị viêm nang lông. Thực hiện 3 đến 4 lần/ngày.
  • Chốc đầu: Nấu lá trầu với nước để rửa sạch vùng da đầu bị chốc. Giã nhuyễn 30g lá thồm lồm gai, sau đó vắt lấy phần nước cốt bôi vào vùng da ấy. Mỗi ngày bôi 2 lần cho đến khi khỏi bệnh.
  • Mụn nhọt: Sắc 20g lá thồm lồm gai và 10g lá khổ sâm với nước uống 2 lần mỗi ngày. Song song với đó, giã nhuyễn lá thồm lồm gai để đắp lên chỗ bị mụn nhọt 2 lần mỗi ngày cho đến khi khỏi bệnh.
  • Viêm da đầu: Rửa sạch và thái nhỏ 100g thồm lồm gai và 30g lá thông đuôi ngựa. Sắc lấy nước để gội đầu, có thể dùng để gội hàng ngày hoặc cách một ngày gội 1 lần.
  • Lở ngứa: Lấy 20g lá thồm lồm gai, 15g rau sam, kinh giới 15g, hoa kim ngân 8g. Cho đồng thời tất cả các vị này vào nồi rồi nấu nước để tắm 2 lần mỗi ngày cho đến khi khỏi bệnh.
  • Xơ gan: Lấy 20g thồm lồm gai, đại phúc bì 10g, thổ phục linh 12g, kim tiền thảo 10g, 15g nhân trần, 6g hoàng liên, cỏ seo gà 10g, mộc hương 10g. Rửa sạch tất cả và cho vào ấm, đổ 700ml nước sắc còn 250ml, chia 3 lần uống trong ngày. Một lộ trình như thế dùng 10 ngày.

Trên đây là những đặc điểm và tác dụng của cây thồm lồm mang lại. Trước khi sử dụng loại thảo dược này điều trị bệnh, người dùng cần nói chuyện với thầy thuốc để đảm bảo hiệu quả và an toàn.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
HOTLINE
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.