Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Cây tỏi đỏ có tác dụng gì?cung cấp tại Hoàng Mộc Can mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.
Cây tỏi đỏ là một loài cỏ sống lâu năm, được dùng phổ biến để chữa các bệnh ngoài da, đau nhức xương khớp hay viêm phế quản,… Ngoài tên gọi tỏi đỏ, người dân còn thường gọi nó bằng tỏi lào, sâm đại hành, hành đỏ hoặc hành lào. Bài viết dưới đây nhằm chia sẻ những thông tin bổ ích về đặc điểm và tác dụng của loài cây này.
1. Đặc điểm của cây tỏi đỏ.
Tên khoa học: Eleutherine bulbosa (Mill.) Urb.(E. subaphylla Gagnep.)
Tên khác: Hành đỏ, hàng lào, tỏi lào, sâm đại hành.
Thuộc họ: La đơn (Iridaceae)
Phân bố: Tỏi đỏ thường mọc hoang ở nhiều nơi hoặc được trồng lấy củ (dò) để làm thuốc ở Nghệ An, Hà Tây, Quảng Nam, Hoà Bình, Hà Tĩnh,… Việc trồng tỏi đỏ khá đơn giản, chỉ cần vùi củ xuống đất và chăm sóc như trồng tỏi, hàng thông thường. Vì thế, các hộ gia đình cũng có thể trồng tại nhà.
Mô tả:
- Là cây thảo, cao khoảng 30cm đến 60cm.
- Thân hành (hay còn gọi là củ, dò, có hình trứng giống củ hành, dài khoảng 4cm đến 5cm và đường kính 2cm đến 3cm.
- Phía ngoài phù vẩy màu nâu hồng đến đỏ nâu.
- Lá có hình giáo dài và gân lá chạy dọc, song song tựa như lá cau non. Lá dài 40cm đến 50cm, rộng khoảng 3cm đến 4cm.
- Phần củ có tác dụng tốt nên được gọi là sâm cau.
- Từ củ, một cán mang hoa dài 30cm đến 40cm mọc lên. Hoa tỏi đỏ có 3 cánh màu trắng hoặc màu vàng mọc thành chùm 3 lá đài.
- Bầu hình trứng có 3 cạnh và 3 ngãn dài khoảng lmm.
- Quả nang, chứa nhiều hạt.
Thành phần hoá học:
Dựa theo nghiên cứu về thành phần hoá học của cây tỏi đỏ Eỉeutherine bulbosa Mill đã xác định 4 chất có trong cây bao gồm: izoeleutherin với độ chảy 177°, eieutherin độ chảy 175°, eleutherola độ chảy 202°-203° và một chất khác chưa xác định. Cả 3 hoạt chất này đều có tác dụng kháng sinh đối với chủng Staphylỉococ-cus aurcus.
2. Cây tỏi đỏ chữa bệnh gì?
Cây tỏi đỏ mang lại rất nhiều công dụng. Nó thường được dùng để điều trị các bệnh như: vàng da, nhức đầu, thiếu máu, hoa mắt, băng huyết, ho ra máu, mệt mỏi, thương tích lưu huyết. Ngoài ra, cây tỏi đỏ còn có tác dụng trị ho, ho gà, ho lao, viêm họng cấp và mạn tính, tê bại do thiếu dinh dưỡng,… Người bị đinh nhọt, lở ngứa, viêm da, chốc đầu ở trẻ em, vẩy nến hay tổ đỉa đều có thể dùng tỏi đỏ để chữa trị.
3. Cây tỏi đỏ có tác dụng gì?
- Chống viêm: Dựa trên thí nghiệm ở chân chuột, tỏi đỏ làm giảm phản ứng phù (thí nghiệm gần tương tự khi so sánh với hydrococtison).
- Kháng sinh: Đặt trên thạch có cấy vi trùng một lượng dịch chiết tỏi đỏ đã tẩm giấy có đường kính khoảng 10mm thấy được tác dụng hạn chế sinh sản của vi trùng Streptococcus hemolyticus Staphylococcus aureits, Diplococcus pneumoniae. Tương tự, tác dụng yếu hơn đối với Shiga, B. anthracỉs, Bacil- lus mycoỉdes, Shigella. Đối với Escherichia coli, B. diphteriae, Baciỉlus pyocyaneus thì không có tác dụng.
Các thí nghiệm cho thấy tính lành của tỏi đỏ như:
- Cho thỏ uống 26g/ngày và chuột nhắt uống với 169g/1 lần (uống trong 3 ngày liên tiếp) không có những biểu hiện nhiễm độc, súc vật sống khoẻ bình thường.
- Cho thỏ uống 30 ngày liên tiếp với liều 10g/ngày cho thấy con vật vẫn khỏe mạnh bình thường. Khi giải phẫu không thấy tổn thương gan hay thận.
4. Cách thu hái và chế biến.
Bộ phận dùng để chế biến: Củ (thân hành) – Bulbus Eleutherines Bulbosae.
Tính vị: tính hơi ấm, vị ngọt nhẹ.
Bảo quản: Nơi thoáng mát và khô ráo.
Thu hái: Sau khi trồng 1 năm trở lên là có thể đào lấy củ.
Cách chế biến: Trong trường hợp chưa dùng ngay thì rũ sạch đất, sau đó tách ra từng củ để nguyên cả rễ và lớp vỏ khô ở ngoài. Cắt bỏ phần thân lá rồi để vào trong cát ẩm hoặc chỗ thoáng mát nhằm giúp cho củ lâu khô hơn (thời gian để kéo dài vài tháng). Còn nếu dùng ngay thì chỉ cần rửa sạch, thái lát mỏng đem đi phơi khô, tán bột hoặc có thể để nguyên miếng.
Bài thuốc chữa cơ thể suy nhược, vàng da, viêm gan thận, bệnh ngoài da, nhức đầu, sa trực tràng, khó ngủ, thiếu máu, kinh nguyệt không đều, nóng hâm hấp: Kết hợp đảng sâm 15g, sâm đại hành 15g, đương quy 10g, hoàng kỳ 15g và xuyên khung 6g.
- Sa trực tràng, trĩ: vỏ cây ngái 10g, rễ cây gai 15g và dây mấu 10g.
- Phong thấp, đau nhức gia: huyết đằng 10g, thủy xương bồ 6g, gấm 10g, lá lốt 10g.
- Mất ngủ: bá hập 10g, ngọc trúc 10g và lá mơ lông 10g.
- Viêm đường tiết niệu, gia: lá đại bị 10g, hoạt thạch 5g và rễ tranh 10g.
Sắc uống mỗi ngày 1 tháng và uống liên tục từ 10 đến 20 tháng.
5. Những bài thuốc từ cây tỏi đỏ hiệu quả.
- Bài thuốc trị kén ăn, đau lưng, nhức mỏi gối, mệt mỏi: đảng sâm 20g, sâm đại hành 20g, sanh địa 20g, đương quy 20g, đổ trọng 10g, nhục quế 5g, hoàng kỳ 20g, câu kỷ tử 15g, lộc nhung 15g, đại táo 10 quả, bạch truật 10g, đại hồi 5g. Ngâm với 2 lít rượu 40 độ. Mỗi lần uống 1 ly khoảng 30-50 ml.
- Bài thuốc chữa vết thương do ngã, va vấp gây tổn thương, trầy xước, bầm dập, ung nhọt, chảy máu, làm độc: Giã nhuyễn củ sâm đại hành tươi bó hoặc đắp lên vùng bị thương sẽ rất mau lành.
- Giúp trẻ nhỏ để điều trị viêm phế quản, chốc đầu, mụn nhọt: dùng dưới dạng sắc nước uống bao gồm sâm khô 10-12g (đối với trẻ em chỉ cần dùng 5-6g) sắc ra 400ml nước. Khi nước sắc còn khoảng 150ml nước, chia làm hai lần uống trong ngày trước các bữa chính khoảng 15 phút.
Thông thường, tỏi đỏ được dùng ngâm rượu uống được xem như 1 loại thuốc bổ có thể trị xanh xao do thiếu máu. Bên cạnh đó, ta có thể nấu thành cao đặc rồi vo viên uống nhằm chữa các bệnh ngoài da như chữa chốc, chàm và sát trùng. Bên ngoài vết thương có thể dùng thuốc mỡ sâm đại hành 10% hoặc cồn sâm đại hành 20% để bôi.
Sau khi phơi khô sâm đại hành, sao qua rồi đem hãm nước uống có công dụng làm thuốc an thần và gây ngủ hiệu quả.
Ngoài ra, bột của nó còn có tác dụng cầm máu hay kết hợp với rẻ quạt làm thuốc uống trị ho và viêm họng.
Trên đây là những thông tin giúp bạn hiểu rõ hơn về công dụng của cây tỏi đỏ và các bài thuốc dân gian được kết hợp nhằm chữa các bệnh khác nhau. Tuy nhiên, để hiểu rõ và sử dụng đúng mục đích, đúng liều lượng, bạn nên tham khảo thêm tư vấn từ bác sĩ để có cách điều trị phù hợp.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
HOTLINE
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.