Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Có nên bấm huyệt chữa nghẹt mũi?cung cấp tại Hoàng Mộc Can mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Trần Bích Ngọc – Trung tâm Y Học Cổ Truyền Vinmec – Sao Phương Đông
Tạng về khí và hô hấp của toàn cơ thể bao gồm tạng phế. Phế khai khiếu ra đường mũi và cũng là cửa ngõ của phế. Khí phế bị phong hàn là nguyên nhân gây ra chứng nghẹt mũi, sổ mũi hoặc mũi có thể ngửi thấy mùi. Bấm huyệt trị nghẹt mũi giúp xoa dịu tình trạng khó thở của những trường hợp bị cảm lạnh, cúm, viêm phế quản cấp, dị ứng thời tiết…
1. Tình trạng nghẹt mũi là gì?
Nghẹt mũi khiến người bệnh không thể thở như bình thường, gây ảnh hưởng tiêu cực đến sinh hoạt hàng ngày. Nghẹt mũi có thể được nhận định do những nguyên nhân gây nên như: cảm cúm, ho, cảm lạnh, viêm xoang, viêm mũi, hay bao gồm cả viêm phổi. Nếu bạn bị nghẹt mũi với thời gian kéo dài hơn một tuần, bạn cần đến gặp bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân rõ ràng. Bởi nghẹt mũi có thể xuất phát từ nguyên nhân khác không bao gồm những nguyên nhân kể trên.
Hơn nữa, để chữa nghẹt mũi được hiệu quả cần tìm hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh giúp bác sĩ đưa ra các phương án phù hợp cho từng trường hợp cụ thể. Một số nguyên nhân có thể bao gồm trong những trường hợp bị nghẹt mũi bao gồm dị ứng, mũi khô, viêm mũi dị ứng, polyp mũi, viêm xoang mãn tính, mũi bị tổn thương, mũi bị vẹo vách ngăn, viêm mũi, amidan to, nhiễm leishmania, viêm não…
Để điều trị nghẹt mũi, người bệnh thường sử dụng thuốc xịt mũi giúp thông mũi tốt hơn, giảm thiểu các bệnh liên quan đến đường hô hấp do liên tục phải hít thở bằng miệng. Trường hợp bị viêm phế quản thấp hoặc viêm phổi thì bạn cần khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, có thể sử dụng các biện pháp bấm huyệt chữa nghẹt mũi để cải thiện tình trạng sức khoẻ và không lệ thuộc vào thuốc điều trị.
2. Áp dụng bấm huyệt để chữa nghẹt mũi
Phương pháp bấm huyệt có thể mang lại nhiều hiệu quả kỳ diệu không chỉ trong việc chữa chứng nghẹt mũi và còn nhiều các bệnh khác. Bấm huyệt được thực hiện bằng cách sử dụng các huyệt đạo trên cơ thể, đồng thời giúp khai thông các đường kinh bị tắc nghẽn dẫn tới ảnh hưởng quá trình lưu thông máu tới các cơ quan trong cơ thể. Những huyệt đạo được sử dụng để điều trị có liên quan đến các cơ quan trong cơ thể. Khi thực hiện bấm huyệt có tác dụng lưu thông khí, đồng thời tăng tuần hoàn cũng như miễn dịch để giúp cơ thể nhanh chóng chống chọi với thời tiết. Bấm huyệt trị nghẹt mũi và chảy mũi sẽ tập trung nhiều vào huyệt điểm tồn tại trên mặt. Khi tác động các điểm này sẽ giúp giảm dần các giác khó chịu ở mũi.
2.1. Bấm huyệt hợp cốc
Trị nghẹt mũi với bấm huyệt hợp cốc, nằm ở giữa khe của điểm kết nối ngón cái và ngón tay trỏ. Khi mở rộng hai ngón tay cái và ngón tay trỏ đồng thời bàn tay được xoè rộng như miệng hổ hay hổ khẩu. Để xác định chính xác huyệt này bạn nên giơ bàn tay lên, sờ vào vùng lõm của điểm giao kết giữa ngón trỏ và ngón tay cái, phần lõm sâu với xương nối chính. Huyệt hợp cốc có tác dụng giúp thông khiếu, thanh khí hoả, tán phong nhiệt, và chữa các bệnh liên quan đến cảm mạo, đau đầu, sốt cao, ngạt mũi hoặc chảy nước mũi. Lợi thế của huyệt cốc ở vị trí thuận lợi, dễ xác định có thể tự thực hiện bằng các sử dụng tay này để bấm huyệt cho tay kia vào bất cứ thời gian nào trong ngày, hoặc có thể sử dụng tay ấn huyệt giữ trong khoảng từ 1 đến 3 phút.
Để bấm huyệt hợp cốc mang lại hiệu quả tốt nhất trong điều trị nghẹt mũi nói chung và bấm huyệt chữa nghẹt mũi cho bé nói riêng, thì cần thực hiện với lực mạnh và giữ trong khoảng thời gian 2 giây mới thả ra, và tiếp tục bấm huyệt trở lại. Mỗi ngày nên thực hiện việc này khoảng từ 2 đến 3 lần.
Bên cạnh đó, thường xuyên bấm huyệt hợp cốc có thể giúp kích thích, và khởi động hệ miễn dịch hoạt động tối ưu, đồng thời còn giúp nâng cao khả năng chống lại bệnh tật của cơ thể, và có thể còn có tác dụng tốt để phòng bệnh khi thời tiết thay đổi. Bấm huyệt hợp cốc cần chú ý bấm mạnh tay có thể có cảm giác hơi đau tê thì sẽ đạt yêu cầu.
2.2. Bấm huyệt ấn đường
Trị nghẹt mũi bằng bấm huyệt ấn đường. Huyệt ấn đường có tác dụng trong việc trừ phong nhiệt và định thần chí. Trong điều trị đông y, thì ấn huyệt ấn đường được áp dụng để chữa các chứng bệnh đau đầu, dưỡng tâm, an thần, làm thông mũi hoặc mắt. Hơn nữa, có thể sử dụng biện pháp ấn huyệt ấn đường để điều trị chứng cảm cúm.
Huyệt ấn đường được xác định dựa vào vị trí giao điểm của đường thẳng nối với hai đầu cung của lông mày với đường chính trung. Khi thực hiện bấm huyệt ấn đường có thể sử dụng thêm dầu gió vào các vị trí huyệt sau đó sử dụng ngón tay ấn mạnh giữ trong khoảng 3 phút và lặp lại có thể giúp giảm bớt cảm giác khó chịu cũng như giúp giảm tình trạng nghẹt mũi.
2.3. Bấm huyệt nghinh hương
Huyệt nghinh hương có tác dụng thông khiếu, thanh khí hoả, tán phong nhiệt, và có thể trị các bệnh về mũi, mặt ngứa, mặt phù, liệt mặt do liệt dây thần kinh VII… Huyệt nghinh hương được xác định nằm ở bên cánh mũi, trên rãnh mũi má và cách cánh mũi khoảng 0.8 cm.
Để thực hiện bấm huyệt sử dụng ngón tay cái bấm thẳng góc vào huyệt vị để tạo được lực ấn mạnh. Sau đó, nên day bấm trong thời gian từ 1 đến 3 phút và làm cho cả hai bên. Bạn có thể thực hiện bấm huyệt nghinh hương từ 1 đến 2 lần một ngày. Sau khi thực hiện bấm huyệt bạn có thể sử dụng thêm salonpas để dán vào hoặc thoa dầu vào hai huyệt ngày có thể hạn chế được tình trạng chảy nước mũi.
2.4. Trị nghẹt mũi bằng bấm huyệt toản trúc
Khi thực hiện bấm huyệt toản trúc có thể giúp bạn nhanh chóng đánh bay tình trạng nghẹt mũi khó chịu. Huyệt toản trúc có vị trí nằm ngay ở dưới hai bên đầu lông mày. Khi bạn nghẹt mũi bạn có thể day nhẹ nhàng cũng giúp bạn cảm thấy giảm triệu chứng nhanh chóng. Bạn nên thực hiện hoạt động này khoảng từ 2 đến 3 lần mỗi ngày.
2.5. Trị nghẹt mũi bằng cách bấm huyệt ế phong
Vị trí của huyệt ế phong nằm ở đằng sau dái tai, khi ấn huyệt ế phong có tác dụng giúp giảm viêm sưng mũi và nhanh chóng đánh bay tình trạng nghẹt mũi. Bạn có thể thực hiện day ấn vị trí này từ 5 đến 10 phút mỗi bên cánh mũi sẽ giúp mũi nhanh chóng biến mất tình trạng chảy nước mũi.
2.6. Trị nghẹt mũi bằng huyệt quyền liêu
Huyệt quyền liêu có thể được tìm thấy ở phần phía dưới xương gò má ở hai bên. Khi bạn thực hiện massage nhẹ vị trí này trong khoảng 5 phút có thể đem lại cho bạn cảm giác dễ chịu và bớt ngạt mũi.
Bài thuốc giúp điều trị nghẹt mũi bao gồm 9 gam cát căn, 2 gam ma hoàng, 6 gam sinh cam thảo, 6 gam quế chi, 9 gam xích thược, 15 gam sinh ý dĩ, 9 gam cát cánh, 12 gam đại táo, 3 gam sinh khương. Trong trường hợp bạn nghẹt mũi nhiều hơn có thể bỏ ma hoàng, quế chi, gia hoắc hương 6 gam, 3 gam bạc hà, 9 gam tân di, 12 gam thương nhĩ tử sắc uống nước ngày 1 thang và chia làm 3 lần trong ngày. Thời gian uống có thể thực hiện sau bữa ăn 30 phút và thực hiện khoảng 5 đến 7 ngày để đạt hiệu quả.
Nghẹt mũi không phải tình trạng bệnh quá nghiêm trọng, nhưng trong trường hợp kéo dài không thể xử trí tại nhà thì bạn có thể gặp bác sĩ để tìm hiểu thêm các nguyên nhân khác có thể kèm theo gây ra triệu chứng ngạt mũi như sốt cao gây nên chảy nước mũi và bắt đầu ho kéo dài với thời gian trên 10 ngày, chất nhầy có màu xám hoặc màu vàng, thời gian ngạt mũi có thể nhiều hơn 3 tuần.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
HOTLINE
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.