Có thể chữa Eczema bằng đông y?

Có thể chữa Eczema bằng đông y?

Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Có thể chữa Eczema bằng đông y?cung cấp tại Hoàng Mộc Can mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.

Theo quan niệm Đông y, bệnh chàm hay eczema là tổn thương da cấp/ mãn tính do phong nhiệt và thấp nhiệt gây ra. Chính vì quan niệm này nên các bài thuốc từ Đông y chữa bệnh chàm được phân chia theo từng thể bệnh khác nhau. Để hiểu rõ hơn có thể chữa eczema bằng đông y không và chữa bệnh chàm bằng đông y như thế nào, hãy cùng tìm hiểu thêm trong bài viết dưới đây.

1. Bệnh chàm (Eczema) là gì? Nguyên nhân, triệu chứng

Bệnh chàm hay còn gọi là eczema là một bệnh mãn tính hay tái phát với đặc điểm là nổi mụn nước, ngứa dữ dội, các vùng sừng hóa thường dày lên, ranh giới không rõ ràng, gây ngứa. Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể và thường ở mu bàn tay và bàn chân. Bệnh chàm rất phức tạp do nhiều yếu tố gây ra, nhưng chủ yếu là thể tự phát. Đây là căn bệnh khá phổ biến, đặc biệt là ở những vùng khí hậu nhiệt đới, nóng nực như nước ta.

Theo y học cổ truyền, bệnh chàm thể tạng được chia thành 2 thể là thể cấp tính và thể mãn tính. Nguyên nhân là do phong nhiệt và nhiệt độ thấp, nhưng chủ yếu là phong nhiệt. Ở thể mãn tính là do phong nhiệt làm cho huyết tụ lại rồi kết lại mà sinh bệnh. Để áp dụng được bài thuốc phù hợp, người bệnh cần xem xét triệu chứng trên da và các dấu hiệu đi kèm.

2. Có thể chữa eczema bằng đông y?

Viêm chàm là một bệnh viêm da mãn tính kéo dài, tái phát. Dấu hiệu đặc trưng của bệnh này là các tổn thương da đỏ, nổi mụn nước, mẩn ngứa, mẩn đỏ. Theo quan niệm của đông y, bệnh chàm là do cơ thể ứ trệ phong nhiệt và thấp nhiệt làm cho da bị sung huyết và có triệu chứng mẩn ngứa. Dựa trên khái niệm này, các phương pháp điều trị bệnh chàm của Đông y có thể được chia thành nhiều loại bệnh khác nhau. Người bệnh cần xem xét các triệu chứng và tác dụng phụ trên da để áp dụng loại thuốc phù hợp.

3. Bài thuốc chữa bệnh chàm bằng đông y

3.1. Một số bài thuốc chữa eczema theo thể thấp nhiệt

Một số triệu chứng nhận biết của thể chàm thấp nhiệt là: Da có chút đỏ, mụn nước, loét da, chảy dịch vàng và cảm thấy ngứa ngáy. Các bài thuốc dưới đây có tác dụng giúp thanh nhiệt làm giảm các triệu chứng trên da:

  • Bài 1: Sắc mỗi loại thảo dược 20g bao gồm: bồ công anh, cam thảo đất, ké đầu ngựa, thổ phục linh, cỏ mần trầu, kim ngân hoa, kinh giới và 100g sài đất với 1 lít nước, sắc đến khi còn 300ml. Trẻ em mỗi lần uống 14-20ml, người lớn 28 – 40ml
  • Bài 2: Sắc nước uống mỗi ngày 1 thang với 12g hoàng cầm, 12g phục linh, 12g bạch tiễn bì, 12g hoàng bá, 20g sinh địa, 20g kim ngân hoa, 20g hoạt thạch, 12g khổ sâm với 16g đạm trúc diệp.
  • Bài 3: Sắc nước uống mỗi ngày 1 thang với 4g bạc hà, 12g khổ sâm, 12g mộc thông, 8g bạch tiễn bì, 8g phục linh, 12g ngưu bàng tử, 12g hoàng liên, 16g xa tiền, 16g sinh địa, 12g hoàng bá và 8g trương truật.
  • Bài 4: Sắc nước uống mỗi ngày 1 thang với 12g mỗi loại bao gồm khô sâm, hạ hô thảo, ké đầu ngựa, hoàng bá thứ, 16g thổ phục linh, 20g nhân trần, 8g hoạt thạch và 16g kim ngân hoa
  • Bài 5: Sắc nước uống mỗi ngày với 4g bạc hà, 12g mộc thông, 8g bạch tiễn bì, 12g khổ sâm, 8g phục linh, 12g ngưu bàng tử, 12g hoàng liên, 16g xa tiền, 16g sinh địa, 12g hoàng bá và 8g thương truật

3.2. Bài thuốc chữa eczema theo thể phong nhiệt

Một số triệu chứng nhận biết của thể phong nhiệt như da hơi đỏ, ít loét, mụn nước, cảm giác ngứa ngáy, tổn thương da hầu như toàn thân. Các bài thuốc dưới đây sẽ giúp thanh nhiệt, sơ phong và trừ thấp

  • Bài 1: Xay thành bột mịn gồm 12g khổ sâm, 12g ngưu bàng tử, 12g phòng phong, 12g kinh giới, 12g, mộc thông, 16g sinh địa, 8g tri mẫu, 6g thuyền thoái và 20g thạch cao. Mỗi ngày uống 2 lần sáng và tối, mỗi lần dùng khoảng 8 đến 12g với nước ấm.
  • Bài 2: Sắc nước uống mỗi ngày 1 thang với 4g bạc hà, 8g thương truật, 8g phục linh, 8g bạch tiễn bì, 12g mộc thông, 12g ngưu bàng tử, 12g hoàng liên, 12g khổ sâm, 12g hoàng bá, 16g xa tiền, 16g sinh địa, 15g tri mẫu, và 40g thạch cao
  • Bài 3: Sắc nước uống mỗi ngày 1 thang cho đến khi khỏi với 12g trạch tả, 12g sinh địa, 8g long đởm thảo, 8g xa tiền, 8g, hoàng cầm, 8g mộc thông, 8g sài hồ, 4g cam thảo và 6g thuyền thoái

3.3. Một số bài thuốc chữa eczema theo thể mạn tính

Thể mạn tính có đặc điểm tái phát nhiều lần, lâu dài và cảm thấy ngứa ngáy khó chịu. Một số biểu hiện như : Da bị khô, dày sừng, ngứa ngáy, mụn nước, chủ yếu ở cổ chân, đầu gối, khủy tay….

  • Bài 1: Sắc nước uống mỗi ngày 1 thang với 16g thục địa, 12g đương quy, 16g sinh địa, 16g kinh giới, 12g bạch thược, 12g phòng phong, 12g thương truật, 12g địa phu tử, 8g bạch tiễn bì, 8g khổ sâm, và 6g thuyền thoái.
  • Bài 2: Sắc nước uống mỗi ngày 1 thang với 12g hy thiêm thảo, 12g hoàng bá, 12g ké đầu ngựa, 12g bạch tiễn bì, 12g phù bình, 8g phòng phong và 8g thương truật.

3.4. Một số bài thuốc chữa ngoài da

Có một số loại thuốc ngoài da dùng để rửa, ngâm hay bôi để giảm các triệu chứng ở bên ngoài da như :

  • Bài thuốc rửa: Rửa sạch 100g kinh giới và 100g lá vối tươi rồi đem đun sôi. Để nước bớt nóng sau đó rửa lên vùng da tổn thương. Một cách khác là lấy lá trầu không đem giã nát cho vào nước đun sôi sau đó rửa nước đã đun vào vùng da bị chàm.
  • Bài thuốc ngâm: Lấy 20g xa sang tử, 50g vỏ núc nác, 50g ngải cứu, 10g kinh giới, 5g phèn xanh nấu với 3 lít nước. Để nước bớt nóng, rồi ngâm vùng da bị chàm trong khoảng 10 phút. Ngâm liên tục trong khoảng 5-7 ngày, mỗi ngày 2-3 lần.
  • Thuốc bôi da: Xay thành mịn bột 4g hồng đơn, 4g chu sa, 4g xuyên huỳnh liên, 4g hồng hoa. Sau đó trộn với mỡ trăn rồi thoa vào chỗ bị tổn thương.

Có thể thấy đông y có rất nhiều cách với những bài thuốc khác nhau để chữa eczema. Tuy theo từng tình trạng bệnh lý và sức khỏe hiện tại mà có thể lựa chọn sử dụng những bài thuốc phù hợp.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
HOTLINE
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.