Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Công dụng cây khiên ngưucung cấp tại Hoàng Mộc Can mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.
Trong y học phương Đông, cây khiên ngưu được xếp vào nhóm thuốc “trục thủy”, nghĩa là giúp đưa nước ra ngoài bằng đường tiểu tiện hay đại tiện. Nhờ vị đắng, cay, tính hàn, đi vào các kinh phế, đại tràng và thận mà vị thuốc này thường được dùng để tẩy giun, chữa phù thũng, giúp lợi tiểu và trị ho huyễn do đàm thấp ở phế.
1. Tổng quan vị thuốc khiên ngưu tử
Khiên ngưu tử hay còn gọi là hắc sửu, bìm bìm biếc. Hạt già phơi khô của cây khiên ngưu gồm 2 loại trắng và đen, đều được dùng làm thuốc. Cây khiên ngưu ưa ẩm và ánh sáng nên thường sinh trưởng mạnh trong mùa mưa ẩm ở các tỉnh vùng núi thấp, trung du và cả đồng bằng nước ta. Toàn bộ cây khiên ngưu đều được dùng làm vị thuốc, hạt già thường được phơi khô, khi dùng thì giã đập hoặc tán mịn để bốc thuốc thang hay làm hoàn tán.
Thành phần hóa học của khiên ngưu chứa chủ yếu là chất béo, khoảng 2% Pharbitin là glycosid có tác dụng tẩy và 2% các hoạt chất như acid nilic, lysergol, chanoclavine, isopenniniclavine,….
2. Tác dụng của cây khiên ngưu
Vị thuốc khiên ngưu tử có tác dụng trục thủy, sát trùng thường dùng chủ trị các bệnh viêm thận phù thũng, xơ gan cổ trướng, táo bón, tiểu ít, giun đũa. Một số bài thuốc dùng khiên ngưu chủ trị bệnh gồm có:
- Chữa phù thũng: Dùng 10g khiên ngưu sắc với 300ml nước, khi cô còn 150ml thì chia thuốc thành 2 phần dùng trong ngày;
- Tán thành bột 12g đại hoàng, 12g hùng hoàng, 24g nấc và bạch sửu, 16g kẹo mạch nha sau đó trộn đều rồi vo thành viên dùng 4 viên/ngày kéo dài 15 ngày và nghỉ 7 ngày;
- Chữa trị cước khí, thủy thũng: Lấy 30g các vị thuốc Bình lang, Mộc hương, Trần quất bì, Khiên ngưu tử, Xích phục linh tán thành bột rồi dùng 6g/ lần hòa với 150ml nước uống;
- Chữa trị phù, táo bón, bí tiểu: Đem tán thành bột Bạch khiên ngưu, 4g Bạch truật, Quất hồng, cam thảo, Mộc thông, Tang bạch bì,… dùng 8-12g/ngày;
- Trị chứng bạo suyễn ở trẻ em (mã tỳ phong), nhiệt đờm ủng tắc, đờm hỏa làm tổn thương phế: Tán thành bột nguyên liệu gồm Đại hoàng, Chỉ xác, Hắc khiên ngưu rồi dùng với nước sôi;
- Tẩy giun, giảm đau bụng do giun kim và giun đũa: Bài thuốc Hoàn ngưu lang: Nghiền thành bột các vị thuốc khiên ngưu, đại hoàng, hạt cau với liều lượng ngang nhau rồi hòa với nước ấm, dùng khi đói. Cần gia giảm liều lượng khi dùng cho trẻ em.
Cần lưu ý, vị thuốc khiên ngưu kiêng kỵ dùng cho phụ nữ có thai, cơ thể hư nhược, suy hô hấp, phù do suy dinh dưỡng và không dùng chung với ba đậu. Khi sử dụng liều cao khiên ngưu có thể gây ra triệu chứng nôn, buồn nôn, ảnh hưởng đến thận hoặc tiểu máu. Do đó, trước khi sử dụng cây khiên ngưu làm thuốc trị bệnh, người dùng cần tham khảo ý kiến của thầy thuốc.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
HOTLINE
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.