Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Công dụng của bình bát dâycung cấp tại Hoàng Mộc Can mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.
Bình bát dây là một loại cây dại, mọc hoang rất thân quen đối với người dân vùng quê. Bình bát không chỉ là thực phẩm ăn được mà còn là một vị thuốc hay trong Đông y. Vậy bình bát dây có tác dụng gì và điều trị được bệnh gì?
1. Đặc điểm của bình bát dây
Bình bát dây không chỉ là loài cây dại mà còn là thực phẩm có lợi cho sức khỏe, là vị thuốc hay trong đông y. Dây bát hay còn được người dân vùng quê gọi là bình bát dây là một loại cây leo mọc dại.
Không chỉ là một loại thực phẩm thanh nhiệt, giải độc, bình bát còn là một vị thuốc nam với nhiều công dụng. Dây bình bát thuộc loài cây thảo nhẵn và mảnh, mọc leo cao, đôi khi còn dài tới 5m hay hơn thế nữa. Lá mọc so le, hình tim, có cuống dài, khía 5 thùy nông và mép có răng cưa. Tua cuống đơn và mọc đối diện với lá. Hoa đực và hoa cái giống nhau thường mọc đơn độc hay xếp hai cái một ở nách lá, có cuống dài 2cm, rộng 2,5cm, khi chín có màu đỏ và thịt quả đỏ có chứa nhiều hạt.
Dây bát còn gọi mãng bát, bình bát… Tên Đông y là hồng qua, tên khoa học Coccinia cordifolia (L.) Cogn, họ Bí – Cucurbitaceae
Dây Bình bát là loài mọc hoang, thường có nhiều ở các nước Ấn Độ, Nam Trung Quốc, Việt Nam, Malaysia… Mọc hoang trên nương rẫy, ở rào, lùm bụi từ vùng thấp cho tới vùng cao 1500m khắp nước ta. Bình bát tươi tốt và ra hoa kết quả quanh năm, người dân có thể thu hái các bộ phận của cây để làm rau ăn hoặc làm thuốc. Dân gian thường sử dụng củ ngâm rượu bóp chữa sưng đau các khớp viêm; có người dùng dây lá phối hợp với Bùm sụm, Cỏ mần trầu, Dền gai, mỗi thứ một nắm sắc uống để điều trị huyết áp.
2. Công dụng của bình bát dây
Theo Đông y, dây bát có vị ngọt và tính mát. Tác dụng thanh nhiệt, mát phế, thanh vị, nhuận táo, sinh tân dịch, giải độc và dưỡng âm. Thường dùng chữa miệng khô khát uống nước nhiều, táo bón, tiểu buốt, tiểu gắt, bí tiểu, người nóng nổi mụn nhọt… Canh dây bình bát có tác dụng giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể, còn vào mùa hè giúp thanh nhiệt giải hỏa, bồi bổ sức khỏe.
Dưới đây là một số bài thuốc dân gian hay dùng:
- Chữađái tháo đường: Kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu đại học sư phạm TP. Hồ CHí Minh phát hiện dịch chiết dây bình bát có tác dụng ức chế Glucosidase. Đây là một trong những cơ sở chứng minh hiệu quả hạ đường huyết, hỗ trợ điều trị được bệnh tiểu đường của loại thảo dược này. Từ kết quả trên đã cho thấy việc sử dụng cây bình bát dây trong những bài thuốc hỗ trợ bệnh đái tháo đường của dân gian là có cơ sở khoa học.
Người bệnh bị tiểu đường hái lá non dây bát 100g, thịt cua 50g, gia vị vừa đủ nấu canh ăn thường xuyên sẽ giảm lượng đường đáng kể. Mỗi tuần ăn khoảng vài lần. Có thể sử dụng ngọn lá non cả hoa quả rửa sạch ăn sống hoặc xay nước uống đều được.
- Chữa nóng trong người nổi mụn nhọt,tiểu buốt,bí tiểu: Dây Mảnh bát 50g, phối hợp với rễ cây Chùm ngây 30g. Cam thảo dây 20g, thái nhỏ, sau đó phơi khô, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày. Có thể hái lá bình bát dây nấu canh ăn uống 2 lần trong ngày
- Chữa lở loét, vết cắn do côn trùng…
Lá Bình bát để tươi, giã đắp sẽ chữa mụn nhọt, lở loét, vết cắn do rết hoặc côn trùng, nếu giã nát lá, thêm nước, gạn uống, rồi lấy bã hơ nóng, xoa miết khắp người chữa cảm sốt và đau đầu. Hạt Mảnh bát nghiền nát, trộn với dầu dừa, bơi hàng ngày có tác dụng chữa trị ghẻ. Để có hiệu quả nhanh hơn có thể hái trái bình bát xanh nhai sống, tuy nhiên trái bình bát sống có vị đắng nên rất khó nhai.
- Chữa trúng độc:
Dùng dây Bình bát để điều trị trúng độc bằng cách lấy rễ củ của cây để tươi, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt uống hoặc rễ phơi khô 30g đến 50g, thái nhỏ, sắc với 200ml nước còn 50ml và uống làm 1 lần trong ngày.
- Chữa bệnhtrĩ:
Để chữa trĩ, hãy lấy lá Mảnh bát tươi 50g, rau Diếp cá tươi 50g, hoa Mào gà 5g, xơ Mướp đốt tồn tính 5g, sắc uống trong ngày.
- Những công dụng nổi bật khác của bình bát dây
Ngoài công dụng điều trị nổi mề đay, cây bình bát còn được dân gian sử dụng điều trị nhiều căn bệnh khác như: bệnh lao phổi bằng thân cây bình bát. Trị bệnh xương khớp bằng thân trái bình báT. Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường bằng lá bình bát.
3. Cách dùng bình bát dây
- Điều trị lao phổi: Thân bình bát thái mỏng, phơi khô 20g. Đun với khoảng 1,2 lít nước để uống hàng ngày.
- Điều trị bệnh xương khớp: Lấy trái bình bát đập dập, hơ nóng, chườm vào nơi bị đau nhức nhức hoặc nếu đau ở phần lưng bạn có thể để trái bình bát hơ nóng trên giường rồi nằm đè lên trên. Cách này giúp đánh tan các cơn đau ở vùng cơ và vùng khớp rất hiệu quả.
- Điều trị bệnh tiểu đường; Quả bình bát non bỏ hạt, thái mỏng phơi khô 5g, đun nước uống hàng ngày. Đây là cách làm đơn giản giúp nhiều bệnh nhân tiểu đường ổn định được đường huyết sau một thời gian ngắn.
Bình bát dây là một loài cây mọc hoang rất ít được trồng ở nước ta. Không nên sử dụng bình bát vào buổi chiều hoặc tối.
Bình bát dây có tính mát nên những ai hệ tiêu hóa kém, tỳ vị hư hàn, thường xuyên bị lạnh bụng, đau bụng cần hạn chế sử dụng. Ngoài bình bát dây thì còn có một loại khác nữa là bình bát thân gỗ với công dụng chủ yếu là điều trị lao phổi, cần phân biệt để tránh nhầm lẫn nhé.
Khi sử dụng trái bình bát để chữa bệnh lâu dài, cần theo sự chỉ dẫn của bác sĩ Đông Y để sử dụng đúng liều lượng, đúng cách. Vì họ là những người có chuyên môn nên sẽ tư vấn cách dùng cho phù hợp với cơ địa cũng như tình trạng bệnh của mỗi người.
Khi điều trị bệnh bằng bình bát dây sẽ thì mức độ hiệu quả cũng như thời gian sử dụng cần thiết đối với từng người là hoàn toàn khác nhau. Vì vậy, điều quan trọng là phải kiên trì sử dụng theo sự hướng dẫn của bác sĩ nhé!
Dây bình bát cũng là món ăn, vị thuốc khá lành tính. Tuy nhiên, đối với những bài thuốc ứng dụng nêu trên đối với người bệnh chỉ để tham khảo, khi dùng phải có đơn và hướng dẫn cụ thể.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
HOTLINE
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.