Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Công dụng của cây cò kecung cấp tại Hoàng Mộc Can mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.
Cây cò ke là một loại thực vật có rất nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe mà không phải ai cũng biết đến những công dụng này. Hình ảnh cây cò ke xuất hiện nhiều trên các trang thông tin sức khỏe với những bài thuốc và cách dùng khác nhau. Để hiểu rõ hơn về công dụng của loài cây này, hãy tìm hiểu thông tin trong bài viết sau đây.
1. Cây cò ke và hình ảnh của cây cò ke
Cây cò ke hay còn gọi là cây bung lai, chua ke, don sai, cây bố trà diệp hay cây dan ke… Cây cò ke có rất nhiều tên gọi khác nhau tùy theo từng địa phương. Loài cây này có tên khoa học là Grewia Paniculata Rox. Ex DC, thuộc họ đay.
Đặc điểm hình thái:
- Cây cò ke là cây thân gỗ.
- Lá cây cò ke hình giáo ngược, dài khoảng 15cm, rộng chừng 6cm, phía trên có lông mềm hình sao ngắn. Lá cò ke tròn không đến gốc, hay nhọn đột ngột hoặc cụt, lõm sâu tạo thành 2 thùy. Cuống lá to, dài và có 3 gân gốc trên bề mặt.
- Hoa cò ke hình tháp, nở thành chùy, cuống ngắn. Hoa thường mọc thành chùm, màu trắng ngà, bề mặt có lông.
- Quả cò ke hình trứng, màu đen, có chia thớ, bề mặt có lông, bên trong có một hạt. Hoa và quả cò ke kết trái vào khoảng tháng 4 đến tháng 8 mỗi năm.
Đặc điểm phân bố:
- Cây cò ke xuất hiện chủ yếu ở Trung Quốc và Đông Nam Á.
- Tại Việt Nam, hình ảnh cây cò ke tương đối gần gũi với người dân, đặc biệt ở phía nam. Cây cò ke có 24 loại khác nhau, chủ yếu mọc ở phía nam, sinh trưởng phát triển ở các rừng thứ sinh hay các khu ven đường.
Thành phần hóa học:
- Aceton là hoạt chất chủ yếu có trong thân gỗ của cây cò ke.
Cây cò ke được thu hoạch quanh năm, lá và rễ cây được sử dụng chủ yếu để làm thuốc. Lá cò ke có thể dùng tươi, rễ cò ke phơi khô cắt nhỏ để dùng dần.
2. Cây cò ke có tác dụng gì?
Có rất nhiều người vẫn luôn thắc mắc cây cò ke trị bệnh gì. Liệu nó thật sự có hiệu quả trị bệnh như lời truyền miệng của dân gian hay chỉ không? Nên dùng cho những trường hợp bệnh như thế nào? Thực tế, theo kinh nghiệm nhân gian cho thấy, cây cò ke có thể dùng trị ho, chữa bệnh sốt rét, rối loạn tiêu hóa hay ghẻ…
Theo y học cổ truyền, cây cò ke có tính bình, vị hơi chua và chát. Đây là một dược liệu tốt cho các bệnh đường tiêu hóa, có khả năng thanh nhiệt giải độc và tiêu thực trừ chướng rất hiệu quả.
- Quả cò ke có thể được dùng ăn trực tiếp, có tác dụng kích thích hệ tiêu hóa, nhưng khi ăn quả cò ke nên bỏ hạt.
- Rễ cây cò ke trị ho rất tốt, ngoài ra còn làm giảm triệu chứng của bệnh sốt rét. Vỏ rễ cây cò ke được dùng để điều trị thấp khớp.
- Lá cây cò ke phơi khô tán bột dùng để trị ghẻ rất hiệu quả, hoặc đem lá sắc lấy nước dùng rửa các vết thương.
3. Bài thuốc y học cổ truyền từ cây cò ke điều trị bệnh
Một số bài thuốc tham khảo sử dụng cây cò ke để trị bệnh:
- Dùng cây cò ke chữa bệnh cảm lạnh, rối loạn tiêu hóa, viêm gan, đau đầu: lấy 15 đến 30g rễ cây cò ke đem sắc với nước uống như trà, uống thay nước trong ngày. Bài này còn có tác dụng tiêu sưng, tiêu nhiệt độc, trị cổ trướng vàng da, giải độc do bị rắn cắn…
- Lá cò ke trị giun ở trẻ em bằng cách sấy khô trên than củi rồi sắc với nước uống.
- Dùng lá cò ke trị thương hàn, điều trị bệnh phó đậu hay loét giang mai, ghẻ ngứa rất tốt.
- Vỏ thân cây cò ke mang phơi khô rồi tán bột để rắc vào vết thương giúp cầm máu rất nhanh.
- Đối với bệnh nhân bị gãy xương, dùng nước sắc lá và vỏ cây cò ke để rửa vết thương.
- Dùng cây cò ke chữa giun sán: lấy lá cò ke đem sấy khô trên than củi rồi sắc lấy nước cho trẻ uống.
Cây cò ke có rất nhiều tác dụng chữa bệnh và được sử dụng rộng rãi trong đời sống. Tuy nhiên, đây chỉ những bài thuốc dân gian truyền miệng, được sử dụng dựa trên kinh nghiệm của những người đi trước. Do đó, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi dùng thuốc để chữa bệnh, tránh những tác dụng phụ không mong muốn xảy ra.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
HOTLINE
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.