Công dụng của cây Quao

Công dụng của cây Quao

Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Công dụng của cây Quaocung cấp tại Hoàng Mộc Can mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.

Cây quao là một trong những loại cây phổ biến ở Việt Nam, có tác dụng chữa nhiều bệnh lý khác nhau như: viêm gan, xơ gan, ho, kinh nguyệt không đều, trị sỏi thận. Biết cách ứng dụng những đặc tính tốt của loại thảo dược này vào điều trị bệnh sẽ giúp mang lại những hiệu quả tích cực đối với sức khỏe.

1. Đặc điểm nhận diện của cây quao

Cây quao còn tên gọi khác là Quao nước, Khé cây,…Tên khoa học là Dolichandron spathaceall.K.Schum,thuộc họ Núc nác (Bignoniaceae).

Cây quao thuộc loại cây thân gỗ và mọc dựng đứng, có thể cao lên tới 15 mét khi trưởng thành. Vỏ ngoài màu nâu xám và có những nốt sần nhỏ. Cây có tán lớn nhờ sự phân chia nhiều nhánh nhỏ đâm ra từ gốc.

Lá của cây quao thường không có lông, dài khoảng 25 – 50cm và có từ 3 – 6 cặp lá chét dài khoảng 6 – 14cm và rộng 3 – 6cm, hình bầu dục thuôn, nhọn ở đầu và nhọn rộng hay hình gốc về phía gốc. Gân lá hiện rõ trên mặt lá và mỗi lá có khoảng 10 gân phụ, cuống phụ dài 5 – 15mm.

Hoa của nó là loại hoa to, cụm 4 – 8 hoa mang màu trắng thường mọc ở đầu cành. Đầu hoa nhọn, dài khoảng 3 – 4cm, có đài úp kín hoa sau nụ, phát triển thành máng rộng. Quả nang, tròn dẹt, mọc thòng xuống, trong mỗi quả chứa nhiều hạt, hạt có hình chữ nhật và cánh dày.

Cây quao thường sinh trưởng và phát triển ở các khu rừng rậm rụng lá xen kẽ với tre, gần khu vực sông suối hoặc dọc kênh rạch, mọc tốt trên cả đất phèn. Ở nước ta, loại cây này xuất hiện phổ biến ở một số tỉnh thành dọc từ Bắc xuống Nam như: Vĩnh Phúc, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, Nghệ An, Đắk Lắk, Ninh Thuận, Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh, An Giang, Long An,… Bên cạnh đó, cây quao còn xuất hiện ở các nước khác trên thế giới như: Xri Lanca, Myanmar, Thái Lan, Ấn Độ, Campuchia, Lào và các tỉnh phía Nam Trung Quốc.

Có thể dùng tất cả các bộ phận của cây quao để bào chế thành thuốc điều trị bệnh, bao gồm lá, rễ, vỏ thân và quả. Cây quao có thể được cjo thu hái quanh năm. Sau khi hái, đem tất cả dược liệu rửa qua nhiều lần với nước sạch rồi vớt ra để ráo rồi dùng ngay ở dạng tươi hoặc phơi khô để dùng dần.

Cần quản dược liệu này ở trong bao bì kín và cất giữ ở nhiệt độ phòng, thoáng mát. Tránh bảo quản ở môi trường ẩm ướt vì trong điều kiện này có thể làm hư hỏng dược liệu bởi vi khuẩn hay côn trùng gây hại.

Hiện nay, chưa có nghiên cứu công bố chính xác về thành phần của cây quao. Tuy nhiên, trong một số tài liệu khoa học gần đây cho thấy rằng vỏ của cây quao chứa một chất dịch trắng kết tinh.

2. Những công dụng của cây quao

Trong Y Học Cổ Truyền, cây quao có các tác dụng nổi bật sau:

  • Kháng khuẩn và chống co thắt
  • Điều trị ho
  • Bổ phổi
  • Điều trị sỏi thận
  • Nhuận gan và hỗ trợ điều trị các bệnh lý về gan như: viêm gan,xơ gan cổ trướng
  • Điều hòa kinh nguyệt và chữa ứ huyết ở nữ giới
  • Điều trị ngộ độc
công dụng của cây quao
Công dụng của cây quao được nhiều người quan tâm

3. Cách dùng và liều lượng sử dụng vị thuốc cây quao

Tùy vào từng bài thuốc cũng như đối tượng cụ thể để điều chỉnh liều lượng sao cho phù hợp. Có thể dùng đơn độc cây quao hoặc kết hợp cùng với các thảo dược khác ở dạng thuốc sắc.

Ứng dụng lâm sàng của dược liệu cây quao thể hiện qua bài thuốc như sau:

3.1. Bài thuốc trị bệnh xơ gan

Cách 1:

  • Chuẩn bị nguyên liệu bao gồm: Vỏ cây quao, lá cối xay, rễ cỏ xước, vỏ cây cách và lá trâm bầu mỗi vị 50gr và thân ráy gia và quả dứa gai mỗi vị 20gram
  • Cách thực hiện: Đem tất cả dược liệu trên làm sạch rồi thái thành từng đoạn nhỏ. Sau đó cho toàn bộ vào trong nồi nấu cùng với một lượng nước vừa đủ. Tiến hành đun cho đến khi lượng nước cô đặc lại còn phân nửa thì chắt lọc lấy phần nước để uống. Duy trì sử dụng liên tục và đều đặn trong 1 – 2 tháng.

Cách 2:

  • Chuẩn bị nguyên liệu bao gồm: 50gram vỏ cây quao nước; 20gr lá hoặc quả cây dành dành, 5gram vỏ cây chân chim cùng với rễ muồng trâu và rễ bình bát mỗi vị 10gram.
  • Cách thực hiện: Mang tất cả thuốc trên phơi khô. Sau đó cho toàn bộ vào trong nồi nấu cùng với 500ml nước và đun cô đặc còn lại khoảng 100ml rồi tiến hành chắt lọc lấy phần nước, chia thành 2 lần uống trong ngày.

Cách 3:

  • Nguyên liệu: Lá cây quao nước, lá cây mần ri, rễ cau, lá mướp gai, rễ tranh, lá cây vòi voi, lá hắc xỉ, lá trinh nữ hoàng cung, lá ô rô, lá măng sậy và vỏ cây gáo vàng
  • Cách thực hiện: Làm sạch toàn bộ các vị thuốc trên rồi đem phơi khô. Khi dược liệu đã khô, cho toàn bộ vào trong ấm cùng với một lượng nước vừa đủ. Tiến hành sắc cô đặc để lấy nước uống.

3.2. Bài thuốc giúp giải độc gan

  • Chuẩn bị nguyên liệu bao gồm: Vỏ cây quao nước và cây ô rô
  • Cách thực hiện: Đem các dược liệu trên nấu thành cao lỏng để uống hàng ngày.

3.3.Bài thuốc giúp nhuận gan, lợi mật, điều trị bệnh viêm gan

  • Chuẩn bị nguyên liệu bao gồm: 100gram vỏ cây quao lâu năm, 40ml rượu, 1 gram acid benzoic và đường.
  • Cách thực hiện: Lấy vỏ quao khô đem sao vàng thơm rồi cho vào nồi nấu cùng với 3 lít nước, sau đó đun cho đặc còn lại chừng 1 lít thì lọc lấy phần nước để riêng. Tiến hành cho thêm 2 lít nước và đun để thu lấy 500ml nước. Hòa hai hỗn hợp trên với nhau, thêm ít đường rồi bắc lên bếp để đun cô đặc cho đến khi còn khoảng 1 lít. Lọc kỹ lấy phần nước rồi thêm 40ml rượu và 1gr acid benzoic đã chuẩn bị ở trên, khuấy đều tay cho các hỗn hợp tan đầu. Bảo quản hỗn hợp trong bình thủy tinh để dùng dần, mỗi lần sử dụng 1 thìa canh và dùng 2 lần mỗi ngày.

3.4. Bài thuốc từ cây quao giúp bổ phổi, trị ho

  • Chuẩn bị nguyên liệu bao gồm: 40gram cây quao nước, 50gram mía lau, 20gram bọ mắm, 20grama lạc tiên, 10gram huyết dụ và 5gram cỏ chân vịt.
  • Cách thực hiện: Đem tất cả dược liệu phơi khô để dùng dần. Mỗi lần sử dụng liều lượng vừa đủ để sắc lấy nước uống 2 lần mỗi ngày.

3.5. Bài thuốc trị sỏi thận

  • Chuẩn bị nguyên liệu bao gồm: Rễ cây quao nước và rễ rau ngót sao tẩm mật mỗi vị 30g ram cùng với 20gram hà thủ ô đỏ chế cùng với nước đỗ đen
  • Cách thực hiện: Mang tất cả dược liệu đã được chuẩn bị sắc để lấy nước uống.

3.6. Bài thuốc trị chứng ngộ độc

  • Chuẩn bị nguyên liệu bao gồm: Vỏ thân cây quao nước và vỏ cây ô rô mỗi vị 12gram
  • Cách thực hiện: Rửa sạch hai vị thuốc trên sau đó thái thành từng đoạn nhỏ và đem phơi khô. Cho tất cả vào ấm nấu cùng với 400ml nước và đun cô đặc còn lại khoảng 100ml nước thì chắt lọc lấy phần nước, chia thành 2 lần uống trong ngày.

3.7. Bài thuốc giúp điều hòa kinh nguyệt, chữa ứ huyết ở nữ giới

Cách 1:

  • Chuẩn bị nguyên liệu bao gồm: Lá quao nước, cù đèn, ích mẫu, cây chó đẻ và cam thảo với liều lượng bằng nhau
  • Cách thực hiện: Cho tất cả dược liệu đã được chuẩn bị vào trong nồi cùng với 500ml nước và tiến hành sắc cô đặc còn lại chừng 150ml thì chắc lọc lấy phần nước và chia nhỏ thành 2 phần để uống hết trong ngày.

Cách 2:

  • Chuẩn bị nguyên liệu bao gồm: Lá quao, muồng hòe, ích mẫu, cỏ gấu và ngải cứu.
  • Cách thực hiện: Đem tất cả dược liệu trên sắc lấy nước để uống.
công dụng của cây quao
Bài thuốc từ cây quao giúp bổ phổi, trị ho

3.8. Bài thuốc trị xơ gan cổ trướng

  • Chuẩn bị nguyên liệu bao gồm: Cành cây quao, ô rô, bán chi liên và mướp gai mỗi vị 30gram, cỏ nhọ nồicỏ bạc đầu mỗi vị 20gram, thủy xương bồ và củ riềng mỗi vị 10gram
  • Cách thực hiện: Mang tất cả dược liệu trên sắc cùng với 3 chén nước đến khi cô đặc còn lại chừng 1 chén thì tắt bếp, chắt lọc lấy phần nước và chia thành 2 phần nhỏ để uống.

4. Những lưu ý cần quan tâm khi sử dụng cây quao

Bên cạnh việc, nắm rõ cách dùng và liều lượng sử dụng, cần lưu ý thêm một số vấn đề sau khi dùng cây quao để điều trị bệnh:

  • Đối tượng bị dị ứng hoặc quá mẫn cảm với một số thành phần có trong cây quao tuyệt đối không nên sử dụng
  • Không sử dụng bài thuốc từ cây quao cho các đối tượng bị suy thận hay huyết áp thấp
  • Phụ nữ mang thai và cho con bú cần thận trọng khi sử dụng cây quao

Sau khoảng thời gian sử dụng dược liệu, nếu cảm thấy triệu chứng của bệnh có dấu hiệu thuyên giảm, người bệnh nên giảm liều lượng sử dụng để tránh làm tổn thương đến dạ dày.

Cây Quao có rất nhiều công dụng chữa bệnh. Tuy nhiên, để tăng tác dụng điều trị và tránh được các tác dụng phụ không mong muốn, bạn nên nhờ sự tư vấn của bác sĩ, lương ý có chuyên môn trước khi sử dụng.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
HOTLINE
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.