Công dụng của ma hoàng dược liệu

Công dụng của ma hoàng dược liệu

Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Công dụng của ma hoàng dược liệucung cấp tại Hoàng Mộc Can mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.

Ma hoàng được phơi khô và sử dụng như một vị thuốc có nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Dược liệu ma hoàng có vị cay, đắng, tính ấm, khứ hàn, lợi niệu,… nên thường được sử dụng trong các bài thuốc điều trị hen suyễn, viêm phế quản, cảm lạnh,… Mặc dù, ma hoàng có nhiều tác dụng có lợi nhưng sử dụng ma hoàng thì cần phải hiểu rõ về đặc tính cũng như công dụng của nó.

1. Đặc điểm của ma hoàng

Thảo ma hoàng còn có tên gọi ty diêm, long sa, xích căn, đậu nị thảo… và có tên khoa học Ephedra sinica stapf. Cây ma hoàng được chia thành các loại như: mộc tặc ma hoàng, thảo ma hoàng, trung ma hoàng.

Mộc tặc ma hoàng có chiều cao khoảng 2 mét, thân cây mọc thẳng đứng, và có màu xanh xám hơi trắng. Thân cây có các dốt dài từ 1 đến 3 cm, lá có màu tím và dài khoảng 2mm. Quả ma hoàng có hình cầu, tuy nhiên, hoa đực và hoa cái ma hoàng mọc ở cành khác nhau.

Thảo ma hoàng thuộc cây thân thảo, chiều cao khoảng 30 đến 70 cm và thân mọc thẳng đứng. So với mộc tặc ma hoàng, thì đốt của thảo ma hoàng dài hơn 3 đến 6cm và trên thân cây thảo ma hoàng có nhiều rãnh dọc. Lá thảo ma hoàng mọc đối xứng, đầu lá nhọn và cong ở phía trên có màu trắng nhưng ở phía dưới màu hồng nâu. Quả của thảo ma hoàng có màu đỏ.

Trung ma hoàng có chiều cao và đốt dài gần giống với thảo ma hoàng nhưng cành trung ma hoàng to hơn có đường kính khoảng 2mm.

Thân cây ma hoàng được sử dụng làm thuốc và chỉ sử dụng những thân có màu xanh nhạt, to, chắc, ít gốc, vị chát và đắng.

Ma hoàng thường được thu hoạch vào cuối mùa thu. Sau khi cắt thân cây ma hoàng thì đem phơi khô và để sử dụng dần dần. Hoặc có thể sử dụng theo cách nấu ma hoàng với giấm rồi đem phơi khô để dùng dần dần. Hoặc có thể sử dụng ma hoàng ở dạng tươi sống được cắt khúc thành 1 đến 2 cm, hoặc tẩm giấm, mật sao để sử dụng dần dần. Hoặc có thể sử dụng ma hoàng với một ít nước và mật rồi đun nhỏ lửa sao cho tạo thành dung dịch và không dính tay là đạt.

Dược liệu ma hoàng sau khi được phơi khô có thân hình trụ dài, đường kính 2mm và chiều dài 40 cm và có màu xanh nhạt hoặc màu xanh lục. Bề mặt thân ma hoàng có nhiều đường nhăn nhỏ, và trên thân có 2 đến 3 lá nhỏ. Ma hoàng rất giòn và dễ bẻ có bụi bay ra, Dược liệu ma hoàng đảm bảo chất lượng có mùi thơm, vị hơi chát và đắng.

Dược liệu ma hoàng được bảo quản khô ráo và thoáng mát và tránh ánh nắng mặt trời.

cây ma hoàng
Vị thuốc cây ma hoàng được sử dụng trong một số bài thuốc đông y

2. Công dụng và liều lượng sử dụng ma hoàng

Ma hoàng thường được sử dụng đơn lẻ hoặc trong một vài trường hợp cụ thể có thể được sử dụng phối hợp với một số loại dược liệu khác. Trong tây y, ma hoàng được dùng dưới dạng muối clohydrat hay sulfat hoặc dùng phối hợp với aspirin, cafein. Liệu lượng sử dụng dược liệu ma hoàng trong điều trị hen có thể từ 0.05 đến 0.15 gam và có thể bắt đầu sử dụng với hàm lượng từ 0.02 gam và tăng dần liều lên tới mức tốt đa. Trong Y Học Cổ Truyền, thì ma hoàng có thể sử dụng ở dạng dược liệu sắc thuốc uống hàng ngày với hàm lượng từ 2 đến 12 gam/ngày.

Công dụng của ma hoàng trong đông y được sử dụng giúp khử tà nhiệt khí, giải biểu, khứ phong, bình suyễn, tiêu phù… Đặc biệt ma hoàng có hiệu quả khi điều trị các bệnh hen suyễn, sốt cao, ôn dịch, ngoại cảm phong hàn, phù thũng, mắt đỏ sưng đau… Một số nghiên cứu cũng đã tìm thấy được tác dụng của dược lý ma hoàng đối với sức khỏe :

  • Ma hoàng được chiết suất thành cao lỏng trước khi tiêm vào động vật thí nghiệm cho thấy quá trình hô hấp của vật thí nghiệm tăng, mạch máu ngoại vi giãn và hạ huyết áp.
  • Bộ phận rễ của ma hoàng có tác dụng ngược lại với ma hoàng đó chính là khả năng cầm mồ hôi.
  • Dược liệu trong ma hoàng có tác dụng ức chế virus gây bệnh cúm.
  • Hoạt chất ephedrin trong dược liệu ma hoàng được biết đến với tác dụng giúp hưng phấn trung khu hô hấp, giúp cho tinh thần phấn chấn, hưng phấn vỏ não và thậm chí có thể làm giảm tác dụng của thuốc ngủ.
  • Ephedrin còn có tác dụng co mạch hoặc tăng huyết áp nhưng tác dụng thường khá chậm. Ngoài ra, thành phần này còn có tác dụng làm giãn cơ trơn khí quản, và chống co thắt phế quản, cải thiện triệu chứng hen suyễn, viêm phế quản cấp tính và mãn tính.
  • Ma hoàng còn có tác dụng gây co thắt bàng quang và ứ đọng nước tiểu.
  • Thành phần Alcaloid trong ma hoàng có tác dụng kích thích quá trình kích thích dịch vị và bài tiết nước tiểu.
  • Ma hoàng có thể gây ra nhiều mồ hôi, cho nên khi sử dụng liều cao hoặc thường xuyên sử dụng trong thời gian dài có thể khiến cơ thể bị suy nhược. Để giảm bớt tác dụng này của ma hoàng có thể nướng ma hoàng cùng với mật giúp giảm trạng thái phát hãn.
ma hoàng dược liệu
Ma hoàng dược liệu cần được sơ chế cẩn thận trước khi sử dụng

Dược liệu ma hoàng có tác dụng gì? Một số bài thuốc sử dụng dược liệu ma hoàng trong điều trị bệnh:

  • Ma hoàng có tác dụng điều trị chứng ngoại cảm phong hàn cùng với các dấu hiệu như viêm đường hô hấp. Sử dụng 6 đến 12 gam, 2 đến 4 gam cam thảo, 4 đến 8 gam quế chi đem đi sắc lấy nước uống. Sử dụng thang thuốc hàng ngày để đạt hiệu quả điều trị.
  • Ma hoàng có tác dụng điều trị chứng ho suyễn. Sử dụng 3 gam cam thảo, 10 gam hạnh nhân, 6 gam ma hoàng đem đi sắc lấy nước uống. Sử dụng thang thuốc hàng ngày để đạt hiệu quả điều trị.
  • Ma hoàng có tác dụng trong điều trị viêm phế quản kéo dài, hoặc viêm phế quản cấp, mãn tính hoặc đờm loãng trắng, và gây khó thở cho người bệnh. Sử dụng 12 gam bạch thược, 8 gam can khương, 8 gam ma hoàng, 8 gam chích cam thảo, 8 gam quế chi, 6 gam ngũ vị tử, 6 gam bán hạ chế đem đi sắc lấy nước uống. Sử dụng thang thuốc hàng ngày để đạt hiệu quả điều trị.
  • Ma hoàng còn giúp chữa viêm cầu thận dị ứng do lạnh, hoặc tiểu tiện kém, suyễn, phù ở mặt và nửa người phía trên đem đi sắc lấy nước uống. Sử dụng thang thuốc hàng ngày để đạt hiệu quả điều trị.
  • Ma hoàng còn giúp viêm cầu thận cấp hoặc viêm nhiễm ngoài da. Sử dụng 12 gam liên kiều, 12 gam hạnh nhân, 12 gam tang bạch bì, 8 gam ma hoàng, 20 gam xích tiểu đậu, 4 gam cam thảo, 3 quả đại táo đem đi sắc lấy nước uống. Sử dụng thang thuốc hàng ngày để đạt hiệu quả điều trị.
  • Ma hoàng có thể sử dụng hỗ trợ bệnh viêm gan siêu vi. Sử dụng kết hợp 4 gam sinh khương với 12 gam thạch cao, 12 gam cát căn và 12 gam nhân trần. đem đi sắc lấy nước uống. Sử dụng thang thuốc hàng ngày để đạt hiệu quả điều trị
  • Ma hoàng có thể hỗ trợ cầm mồ hôi. Sử dựng 8 gam mẫu lệ, 6 gam ma hoàng căn, 6 gam cam thảo, 6 gam phù tiểu mạch, 6 gam nhân sâm, 6 gam quế chi, 12 gam đương quy, 12 gam hoàng kỳ, 16 gam bạch truật, đem đi sắc lấy nước uống. Sử dụng thang thuốc hàng ngày để đạt hiệu quả điều trị
  • Ma hoàng hỗ trợ các triệu chứng ho gà, hen phế quản và viêm phế quản cấp tính. sử dụng 12 gam cát cánh, 12 gam tiền hồ, 12 gam thạch cao, 6 gam trần bì, 6 gam ma hoàng, 6 gam hạnh nhân, 6 gam bối mẫu, 4 gam cam thảo đem đi sắc với 300ml lấy nước uống. Sử dụng thang thuốc hàng ngày để đạt hiệu quả điều trị
  • Ma hoàng có tác dụng trong các bệnh có triệu chứng ho gà kèm đờm. Sử dụng 8 gam bách bộ, 8 gam cam thảo, 8 gam ma hoàng, 8 gam thạch cao, 8 gam hạnh nhân, 4 gam xuyên bối mẫu, đem đi sắc lấy nước uống. Sử dụng thang thuốc hàng ngày để đạt hiệu quả điều trị.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
HOTLINE
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.