Công dụng của tứ quân tử thang

Công dụng của tứ quân tử thang

Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Công dụng của tứ quân tử thangcung cấp tại Hoàng Mộc Can mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.

Bài thuốc tứ quân tử thang còn được gọi là tứ quân thang. Đây là phương thuốc nổi tiếng chuyên điều trị các bệnh về “khí” trong Y Học Cổ Truyền, ứng dụng trong trị các chứng bệnh suy nhược cơ thể, viêm phế quản,…

1. Thành phần bài thuốc tứ quân tử thang

Bài thuốc tứ quân tử thang có thành phần gồm: 12g nhân sâm (hoặc đảng sâm) + 12g phục linh + 12g bạch truật + 8g chích thảo.

Cách dùng: Đem các vị dược liệu sắc uống ngày 1 thang hoặc nghiền thành bột, chế thành viên hoàn, ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần 6 – 9g.

Bài thuốc thích hợp với những người tỳ vị khí hư với biểu hiện là sắc mặt vàng héo, tứ chi vô lực, tiếng nói nhỏ yếu, bụng đầy, ăn kém, chậm tiêu, đại tiện lỏng nát. Bài thuốc được gọi là tứ quân tử thang vì 4 vị thuốc đều có tính bình hòa, không nhiệt, không táo, có thể sử dụng lâu dài mà không gây tác dụng phụ.

2. Công dụng bài thuốc tứ quân tử thang

Công năng của bài thuốc tứ quân tử thang là ích khí, kiện tỳ, dưỡng vị. Bài thuốc chủ trị tình trạng tỳ vị khí hư, vận hóa kém gây các chứng dương hư, khí hư. Hiện nay, bài thuốc này thường được dùng để điều trị viêm dạ dày cấp tính/mạn tính, viêm hang vị, loét dạ dày, suy giảm chức năng dạ dày – ruột, loét hành tá tràng băng huyết, rong kinh, viêm gan mạn tính.

Theo các nghiên cứu dược lý hiện đại, tứ quân tử thang có các tác dụng gồm:

  • Điều tiết hệ thần kinh thực vật, thúc đẩy quá trình hồi phục chức năng tiêu hóa và làm lành vết loét;
  • Tăng sinh glycogen trong gan, gia tăng năng lượng dự trữ;
  • Thúc đẩy chức năng tạo huyết của tủy xương;
  • Điều chỉnh quá trình tuần hoàn huyết dịch;
  • Tăng cường chức năng hệ thống miễn dịch;
  • Cải thiện chức năng của các tuyến nội tiết, lập lại sự cân bằng thể dịch trong cơ thể;
  • Cung cấp thêm các nguyên tố vi lượng: Sắt, kẽm, đồng, magie cho cơ thể.

3. Gia giảm bài thuốc tứ quân tử thang trong điều trị bệnh

3.1 Gia giảm theo y học cổ truyền

Y học cổ truyền đã bổ sung thêm vào bài thuốc tứ quân tử thang một số vị dược liệu kiện tỳ, ích khí khác với tác dụng điều trị các bệnh sau:

  • Chữa thổ tả khó cầm ở trẻ nhỏ: Thêm các vị thuốc hoắc hương, biển đậu, hoàng kỳ;
  • Chữa tỳ hư đàm trệ: Thêm các vị thuốc bán hạ, trần bì;
  • Chữa tỳ vị hư nhược, chán ăn, thổ tả, đầy bụng, tiêu hóa kém: Thêm vị thuốc trần bì;
  • Chữa tỳ vị khí hư, trệ đọng, hàn thấp: Thêm các vị thuốc trần bì, bán hạ, sa nhân, mộc hương;
  • Trị hư tổn sinh lực, nguyên khí bất túc: Bỏ 2 vị bạch truật và phục linh, thêm hoàng kỳ và nhục quế;
  • Trị tỳ vị hư nhược, tâm khí bất túc: Thêm các vị thuốc biển đậu, hoàng kỳ, đại táo, sinh khương.

3.2 Gia giảm theo y học hiện đại

Tứ quân tử thang được ứng dụng trong các nghiên cứu lâm sàng hiện đại để điều trị các bệnh lý nội khoa, phụ khoa và nhi khoa. Cụ thể:

  • Xuất huyết đường tiêu hóa trên: Thêm các vị thuốc đương quy, bạch thược, trần bì, hoàng liên, đan sâm, địa du, tam thất, bạch cập;
  • Viêm loét đường tiêu hóa: Thêm các vị thuốc hoàng kỳ, trần bì, mộc hương;
  • Viêm ruột do nấm: Thêm vị thuốc khổ sâm. Nếu bệnh nhân bị nhiệt nặng thì thêm các vị thuốc bạch đầu ông và xuyên hoàng liên. Nếu bệnh nhân có khí hư thì thêm hoàng kỳ; dương hư thì thêm phụ phiến và nhục quế; thấp nặng thì bổ sung thêm trạch tả, ý dĩ; bụng chướng thì thêm hậu phác, chỉ xác;
  • Đau đầu: Thêm các vị thuốc hoàng kỳ, chế phụ phiến. Tùy trường hợp mà có thể bổ sung thêm các vị thuốc khác;
  • Viêm gan mạn tính hoạt động: Thêm vị thuốc hoàng kỳ;
  • Nôn ói ở phụ nữ có thai: Thêm các vị thuốc bán hạ, trần bì, tô ngạnh, trúc nhự;
  • Rong kinh, rong huyết: Thêm các vị thuốc hoàng kỳ, đan sâm, hương phụ và đương quy;
  • U xơ tử cung: Thêm các vị thuốc ngưu tất, nga truật và tam lăng;

Chán ăn ở trẻ em: Phối hợp tứ quân tử thang với tân dược chứa kẽm.

4. Cấm kỵ khi dùng tứ quân tử thang

Một số lưu ý khi dùng bài thuốc tứ quân tử thang:

  • Các chứng âm hư hỏa động, ăn uống kém sút, nếu thấy thể bệnh cần phải dùng bài thuốc này thì bạch linh nên tẩm sữa, bạch truật nên tẩm mật, và chỉ uống tạm thời.
  • Trẻ em thân thể gầy còm, đen sạm, màu da vàng úa, đơn nhiệt hầm hập, tân dịch khô kiệt, ăn chóng tiêu, bụng nóng, thân mình như que củi, khát nước phân táo, khóc không có nước mắt,… hoàn toàn do âm hư. Không được tùy ý sử dụng bài thuốc tứ quân tử thang cho những trẻ này mà cần tham vấn ý kiến của bác sĩ đông y;
  • Các chứng huyết hư không nên uống chuyên bài thuốc tứ quân tử thang vì có thể làm hao mất huyết.

Tứ quân tử thang là bài thuốc có tác dụng bổ trung khí, kiện tỳ vị. Có nhiều bài thuốc chữa rối loạn tiêu hóa với biểu hiện tỳ khí hư nhược đều gia giảm từ bài thuốc này. Người bệnh khi dùng bài thuốc này cần chú ý tuân thủ mọi hướng dẫn của thầy thuốc đông y về liều dùng, thời gian dùng thuốc,… để đảm bảo hiệu quả điều trị bệnh và tránh những tác dụng phụ không mong muốn.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
HOTLINE
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.