Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Củ niễng có tác dụng gì?cung cấp tại Hoàng Mộc Can mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.
Củ niễng là một loại rau quen thuộc trong các bữa cơm hàng ngày ở nhiều nơi, nhưng không phải ai cũng biết nó là một vị thuốc trong đông y giúp thanh mát giải độc cho cơ thể. Vậy đặc điểm cây thuốc và các tác dụng của củ niễng là gì?
1. Củ niễng là gì?
Củ niễng hay còn được gọi với tên Cây lúa miêu, Giao cẩu, Cao duẩn, Giao bạch tử. Tên khoa học là Zizania latifolia Turcz, thuộc họ Lúa (Poaceae).
Củ niễng là cây thân thảo, trông giống lau, sậy, sống lâu năm. Cây trưởng thành cao khoảng 1-2m, rễ nhiều, thân rỗng có vách ngang, phần dưới thân phát triển rộng và xốp. Lá có hình mác, thuôn dài khoảng 30-100cm, chiều rộng lá khoảng 2-3cm, mặt lá thô ráp. Hoa mọc thành cụm theo hình chùy, hẹp, dài khoảng 30-50cm, hoa cái mặt ở phía trên, hoa đực ở phía dưới.
Trên thân cây có một loại nấm ký sinh là Ustilago esculentum Hennings, ăn được. Loại nấm này khiến thân cây phồng lên và có nhiều đốm đen (bào tử nấm), làm cho các món ăn từ củ niễng trở nên bùi và béo.
Cây có nguồn gốc từ miền Đông Xiberia, hiện nay được trồng rộng rãi hay mọc hoang ở nhiều nước châu Á. Tại Việt Nam, củ niễng được thấy ở ven các bờ ao, hồ, vùng nước có bùn lầy nhão, ruộng nước.
Bộ phận sử dụng dược liệu là phần thân to, phồng xốp được nấm ký sinh, có thể dùng tươi khi vừa mới hái hoặc khi cây có quả đem phơi khô dùng làm thuốc (Giao bạch tử, Giao cẩu).
2. Thành phần hóa học
- Thành phần hóa học chính trong củ niễng bao gồm các hoạt chất: nước (9,2%),protein (12,5%),lipid (1,6%),carbohydrate (70,2%), chất xơ (5,2%). Ngoài ra, nó còn chứa đa dạng các ion kim loại như: Canxi, Kali, Magie, Natri, Photpho, Kẽm, Sắt,… hay các vitamin B1, B12, PP, E,…
- Loại nấm ký sinh phân lập từ củ niễng chịu được nhiệt độ cao, có thể phân hủy tinh bột, gelatin, casein, đường,… Trong quả khô (Giao bạch tử) cũng chứa đa dạng các loại dinh dưỡng: protein (1,2%), lipid (0,1%), Cacbonhydrat (2,8%).
3. Tác dụng của củ niễng
Theo y học hiện đại củ niễng giúp hỗ trợ điều trị các triệu chứng và bệnh lý sau:
- Bệnh nhân xơ vữa động mạch mức độ nhẹ đến trung bình, phối hợp với các thuốc điều trị cao huyết áp.
- Giảm sự tiến triển hay các triệu chứng của đa xơ cứng gan, giảm Ure máu.
- Điều trị các chứng viêm ruột, đau dạ dày.
- Tăng tiết sữa, thông sữa ở phụ nữ sau sinh.
- Củ niễng cũng có thể làm thành phần dưỡng da, cấp ẩm và làm trắng da.
Theo y học cổ truyền quả và củ của cây củ niễng đều có vị ngọt, tính hàn, quy vào kinh Đại trường. Công dụng: thanh nhiệt làm mát cơ thể, trừ phiền, sinh tân dịch, giảm cảm giác khô khát, lợi đại tiểu tiện. Chủ trị các chứng:
- Mắt đỏ, vàng da.
- Kiết lỵ.
- Táo bón, tiểu khó.
- Bệnh lý dạ dày gây viêm, đau, chứng nóng ruột.
- Giải say rượu.
Ngoài ra, đối với môi trường xung quanh, cây giúp đất không bị sụp lún ở vùng ao hồ, vùng đất bùn, ẩm ướt.
Không chỉ dùng làm dược liệu, dùng làm thức ăn, thân cây phơi khô có thể làm chiếu hoặc mành. Lá non cắt tươi về làm thức ăn cho trâu bò, gia súc. Lá già phơi khô có thể làm bột giấy. Ngày xưa, khi nguồn lương thực thực phẩm còn thiếu thốn, hạt Niễng thường được trộn với cơm để ăn như một loại ngũ cốc.
4. Liều dùng và cách sử dụng củ niễng
- Củ niễng có thể dùng tươi ngay khi hái về, thái nhỏ ăn sống, nấu chín hoặc sắc thành nước uống. Hạt có thể phơi khô, bảo quản, sắc nước uống dần.
- Dược liệu này không có độc, do đó có thể dùng theo nhu cầu, liều dùng không cố định.
- Thông thường để điều trị các chứng khô khát, nóng trong người, mắt đỏ, vàng da, kiết lỵ, táo báo: Liều 15g/ ngày, sắc nước uống.
5. Các bài thuốc dân gian từ Củ niễng
Bài thuốc chữa sốt và kiết lỵ
- Nguyên liệu: 4 – 6 g củ niễng tươi, sắc nước uống mỗi ngày một lần, nên uống lúc còn ấm.
- Củ niễng 100g, Lá mơ lông 1 nắm giã nhỏ, cho trứng gà vào đánh đều sau đó hấp chín. Mỗi ngày ăn 1 lần, ăn liên tục trong 6-10 ngày.
Bài thuốc chữa đau dạ dày do nhiệt
- Nguyên liệu: Củ niễng xay nhuyễn, lọc lấy nước uống trực tiếp. Dùng uống ngày 1 lần, liên tục trong từ 4 đến 5 ngày.
Bài thuốc chữa táo bón
- Củ niễng 150g rửa sạch, bóc vỏ, thái vừa ăn; Khoai lang 100g, thịt nạc 100g xào chín, nêm thêm gia vị, ăn khi còn nóng. Ăn liên tục từ 3-5 ngày để cải thiện tình trạng táo bón.
- Củ niễng 150g bóc sạch, Khoai tây 100g, Đu đủ gần chín 50g, thịt thỏ 100g, hầm nhừ thêm gia vị vừa ăn. Ăn 1 lần/ ngày trong 4-5 ngày.
Bài thuốc chữa bệnhđái tháo đường
- Củ niễng 100g, Gạo tẻ 100g, Thịt lợn băm nhỏ 50g, Nấm hương vừa đủ. Hầm chung đến khi nhừ, cho gia vị dùng như thức ăn hàng ngày.
Bài thuốc thanh nhiệt, giải độc
- Củ niễng 200g, thịt nạc 100g, cà rốt 50g, gừng tươi 3 lát. Xào và cho gia vị, sử dụng như thức ăn hàng ngày.
Bài thuốc điều trị cao huyết áp
Củ niễng bóc bẹ, gọt vỏ, đem luộc chín sau đó thái sợi và để ráo nước. Dùng trứng gà đánh nhuyễn, rán mỏng, cho Niễng đã thái lên. Dùng khi thức ăn còn nóng.
6. Một số lưu ý khi sử dụng củ niễng
- Người bệnh có bệnh lý sỏi đường tiết niệu không nên sử dụng củ niễng.
- Do dược liệu có tính hàn lạnh nên bệnh nhân tỳ vị hư hàn, đau bụng tiêu chảy thường xuyên hạn chế sử dụng.
- Không sử dụng củ niễng chung với mật ong.
Tóm lại, củ niễng là một loại thực phẩm thông dụng trong bữa ăn hàng ngày tại nhiều vùng miền. Tuy nhiên, nếu sử dụng thường xuyên hoặc sử dụng với mục đích điều trị thì người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
HOTLINE
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.