Ung thư gan giờ đã không còn một bệnh ung thư quá xa lạ, thậm chí tỷ lệ người mắc bệnh ung thư gan đang ngày càng tăng cao trong những năm gần đây. Giai đoạn đầu và giữa, người mắc bệnh lại không phát hiện ra mình có bệnh nên các tế bào ung thư lại càng có cơ hội tiến triển xâm lấn. Qua 2 giai đoạn này, ung thư gan bắt đầu bước vào thời kỳ khó điều trị và tỷ lệ sống sót sau 5 năm của bệnh nhân ung thư gan là rất thấp.
Nhưng ít ai biết rằng, có một vài thứ đến từ căn bếp nhà bạn lại trở thành tác nhân chính dẫn đến căn bệnh này. Hãy cùng tìm hiểu xem những mối nguy hại nào đang trú ngụ trong căn bếp nhà bạn để chủ động vứt bỏ hết ngay từ bây giờ nhé!
Thực phẩm đã hết hạn sử dụng có thẻ gây ung thư gan
Những loại thực phẩm đã cất trữ quá lâu trong căn bếp nhà mình đa phần đều là loại không còn hạn sử dụng dài như lúc mới mua. Điển hình là những chai xì dầu, nước mắm, tương ớt hay một vài loại thực phẩm đóng hộp.
Bên cạnh đó, thực phẩm đã quá hạn sử dụng thường phát sinh nhiều vi khuẩn và nấm mốc gây hại. Nếu ăn lại sẽ tạo cơ hội cho chất aflatoxin carcinogen (chất gây ung thư được thế giới công nhận) xâm nhập vào cơ thể, gây ra mối nguy hại tiềm ẩn cho sức khỏe. Do đó, hãy bắt đầu một cuộc tổng vệ sinh tất cả mọi thứ trong căn bếp nhà bạn, thứ nào đã quá cũ, sử dụng lâu năm hay hết hạn sử dụng thì đừng nên tiếc rẻ mà nên vứt thẳng vào thùng rác ngay để tránh nguy cơ sinh bệnh.
Nguy cơ ung thư gan đến từ thức ăn lên men, nấm mốc
Với tình hình nhiệt độ cao, khí hậu oi bức của mùa hè, chuyện thực phẩm dễ hỏng và phát sinh nấm mốc như gạo, ngô, lạc… hay hoa quả là điều tất yếu sẽ xảy ra. Đặc biệt, nếu những thực phẩm này không được bảo quản đúng cách, có tình trạng ẩm mốc thì nên vứt đi ngay chứ đừng giữ lại vì nguy cơ sinh bệnh ung thư rất cao.
Do thực phẩm bị nấm mốc có chứa aflatoxin nên kể cả khi bạn có rửa hay đun nóng thì chất độc vẫn sẽ không được loại bỏ hoàn toàn. Khi cố tiêu thụ trong thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư gan.GIF.
Đũa gỗ, thớt dùng lâu ngày
Đây là 2 món đồ sử dụng thường xuyên nên dễ bị mài mòn theo thời gian và xuất hiện các vết nứt quanh bề mặt. Việc để trong bếp một thời gian dài cũng tạo cơ hội cho vi khuẩn và nấm mốc, bao gồm cả aflatoxin sản sinh nhanh hơn.
Vì vậy, đừng tiếc rẻ mà dùng đi dùng lại những bộ đũa hay thớt gỗ từ 6 tháng trở lên. Bởi đây cũng là thời điểm chúng bắt đầu có vấn đề, nên thay mới hết để bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình.