Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Điều trị hen suyễn bằng Đông y như thế nào?cung cấp tại Hoàng Mộc Can mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nguyễn Văn Đức – Bác sĩ Y Học Cổ Truyền – Trung tâm Y Học Cổ Truyền Vinmec – Sao Phương Đông
Hen suyễn bao gồm đồng thời hai chứng bệnh, có nguồn gốc chủ yếu ở tạng phế, tỳ và thận. Điều trị hen suyễn bằng đông y với các bài thuốc cổ truyền đang trở thành xu hướng được nhiều người quan tâm bởi tác dụng lâu dài của chúng.
1. Tìm hiểu về bệnh hen suyễn (hen phế quản)
Hen suyễn (hay hen phế quản) là tình trạng viêm nhiễm loại mãn tính xảy ra ở đường hô hấp, khiến bệnh nhân bị khó thở theo từng cơn vì phế quản co thắt. Người bệnh luôn có cảm giác muốn ho để đẩy chất nhầy trong cổ họng ra ngoài. Các triệu chứng này xuất hiện lặp đi lặp lại nhiều lần, ngày càng thường xuyên hơn khi bệnh tiến triển đến giai đoạn nặng.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhận định cho đến nay, điều trị hen suyễn theo các phương pháp Tây Y chỉ tập trung kiểm soát và tạm ngưng các cơn co thắt chứ không thể điều trị bệnh dứt điểm. Do đó, vẫn có rất nhiều bệnh nhân phải cấp cứu trong tình trạng nguy kịch, đe dọa đến tính mạng với chi phí điều trị cao.
2. Triệu chứng của bệnh hen phế quản
Người bệnh hen phế quản có thể có một số biểu hiện triệu chứng nổi bật như:
- Thở khò khè: khi ngủ, bạn sẽ phát ra tiếng khò khè và tiếng rít trong khi thở. Dấu hiệu này chỉ có thể nhận biết thông qua người thân và bạn bè, bạn đời của bạn.
- Khó thở: hơi thở của bạn ngắn hơn bình thường, cần phải thở gấp để lấy không khí và thường xuyên ở tình trạng khó thở. Đặc biệt, khi ngồi hoặc đứng lên, cần phải đỡ ngực và thở bằng miệng để lấy nhiều hơi hơn.
- Ho: đại đa số các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp đều đi kèm với triệu chứng ho. Đối với bệnh hen suyễn, các cơn ho có tần suất cao vào buổi tối và buổi sáng sớm, thường kéo dài. Đặc biệt, cơn ho của bạn cũng nhiều hơn trong thời tiết khô lạnh.
3. Hen suyễn có thể đem lại biến chứng gì về sức khỏe?
Hen suyễn có tỷ lệ gây tử vong rất cao và khi bệnh kéo dài rất nhiều biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra như:
- Khí phế thũng: biểu hiện qua triệu chứng khó thở, môi tím tái, ho và khạc đờm thường xuyên.
- Viêm phế quản: đây là biến chứng thường gặp của bệnh nhân hen suyễn sau khi tiếp xúc với bụi, lông động vật hay khói thuốc lâu ngày.
- Suy hô hấp: đây là biến chứng rất nguy hiểm của bệnh, xuất hiện ở cả bệnh nhân bị hen suyễn cấp và mãn tính, có thể gây tử vong.
- Ngừng hô hấp kèm với tổn thương ở não bộ.
- Xẹp phổi: biến chứng hen suyễn thường gặp đối với trẻ em.
- Tràn khí màng phổi: xảy ra nhiều với bệnh nhân hen suyễn mãn tính…
4. Bệnh hen suyễn theo Đông Y có nguyên nhân từ đâu?
Để xác định được bài thuốc Đông Y chữa hen suyễn phù hợp nhất với từng người bệnh, các thầy thuốc thường phải xác định rõ thể bệnh và chứng bệnh, từ đó đưa ra cách phối hợp nguyên liệu thuốc đúng đắn.
Trong Đông Y, hen suyễn gây ra do 3 tạng chính là tạng Tỳ, tạng Phế và tạng Thận. Khi chức năng của 3 tạng suy yếu, hoạt động chuyển hoá khí và thuỷ dịch không điều hoà có thể dẫn đến tình trạng hen. Vì vậy, cũng có 3 dạng bệnh hen suyễn theo Đông Y như sau:
- Hen suyễn do tạng Phế: Phế có chức năng chủ xuất nhập khí. Vì vậy, các rối loạn ở tạng Phế sẽ gây khó thở với triệu chứng điển hình là thở gấp, dễ hụt hơi, các cơn khó thở bùng phát mạnh khi gặp tác nhân như bụi, gió, trời ẩm lạnh, mệt mỏi và căng thẳng…
- Hen suyễn do tạng Tỳ: Tỳ có chức năng vận hóa và chuyển hóa thức ăn trong cơ thể. Khi bạn thường xuyên phải suy nghĩ, căng thẳng, lo lắng, công năng vận hoá thuỷ dịch của tỳ sẽ bị rối loạn, dễ sinh đờm. Đờm này dừng tại tạng Phế gây tắc nghẽn đường hô hấp.
- Hen suyễn do tạng Thận: tạng thận có chức năng chủ nạp khí, khi công năng rối loạn, cơ thể từ lúc mới sinh sẽ ốm yếu. Điều này làm thận không thể nạp khí và khí trào ngược lên đường hô hấp, gây khó thở.
5. Nguyên tắc điều trị hen suyễn bằng Đông Y
Trong quan điểm của Đông Y, việc trị bệnh phải trị tận gốc. Khi áp dụng các phương pháp Đông Y chữa hen suyễn, bệnh nhân sẽ nhận được các ưu điểm so với Tây Y như:
- Loại bỏ tận gốc bệnh.
- An toàn, hiệu quả kéo dài, ít nguy cơ tái phát và gần như không có tác dụng phụ.
- Các bài thuốc Đông Y chữa hen suyễn cũng sẽ giúp bồi bổ, nâng cao sức khỏe bền vững.
Theo các thầy thuốc Đông Y, hen không phải vấn đề của đường hô hấp riêng biệt, mà còn là vấn đề của toàn cơ thể với triệu chứng tập trung ở đường hô hấp. Với mục đích loại bỏ toàn diện, cân bằng hoạt động của các hệ cơ quan và tăng sức đề kháng, nguyên tắc chữa hen suyễn bằng Đông Y tập trung “Bổ chính, khu tà”. Trong sách Nội Kinh cũng chỉ rõ: “Tà chi sở tấu, chính khí bất an”.
Chính vì vậy, việc cắt cơn hen là trước tiên, sau đó tiếp tục “Bổ chính” để giúp cơ thể khỏe hơn, tránh sự tái phát bệnh do tác nhân môi trường.
6. Tổng hợp bài thuốc Đông Y chữa hen suyễn
Bài thuốc hen suyễn Đông Y sẽ chia thành hai nhóm chính cho hen và suyễn.
6.1. Đối với chứng hen
- Hen hàn: thường do nhiễm gió lạnh hoặc chất lạ khi ăn uống, thường có biểu hiện thở khò khè, tức ngực, đờm ít. Để điều trị, Đông Y sử dụng các nguyên liệu gồm tô tử, bán hạ chế, đương quy, hậu phác, tiền hồ, nhục quế, trần bì, cam thảo.
- Hen nhiệt: do tích nhiệt trong cơ thể, biểu hiện là thở khò khè, tức ngực, bứt rứt khó chịu, đờm vàng. Bài thuốc hen suyễn theo Đông Y trong trường hợp này thường gồm nhiều vị thuốc như bạch quả nhân, hoàng cầm, tang bạch bì, hạnh nhân, tô tử, ma hoàng, bán hạ, khoản đông hoa, cam thảo.
6.2. Đối với chứng suyễn
- Suyễn thực: phong hàn uất từ trong phế, khiến khí nghịch lên trên gây ra triệu chứng thở gấp, thở rít, há miệng khi thở, người mệt mỏi, đờm trắng. Để điều trị hen suyễn bằng Đông Y, trong trường hợp này, nên dùng ma hoàng, hạnh nhân, cam thảo sắc với nước. Đồng thời, áp dụng thêm châm cứu và châm tả các huyệt định suyễn, phong long, túc tam lý, thiên đột.
- Suyễn hư: cơn suyễn thường xuyên nhưng thời gian ngắn, hụt hơi, người mệt mỏi, thường dùng châm cứu.
Điều trị hen suyễn bằng Đông Y cho đến nay vẫn đem lại nhiều hiệu quả trong điều trị. Để có kết quả tốt nhất, bạn cần được các thầy thuốc Đông Y chẩn bệnh, xem triệu chứng và kê đơn chính xác.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
HOTLINE
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.