Hổ phách có tác dụng gì với sức khỏe?

Hổ phách có tác dụng gì với sức khỏe?

Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Hổ phách có tác dụng gì với sức khỏe?cung cấp tại Hoàng Mộc Can mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.

Ngày nay, hổ phách được biết đến là một vật phẩm phong thủy hoặc trang sức với tác dụng về mặt tinh thần. Tuy nhiên, hổ phách lại được xem là một vị thuốc trong Đông y. Vậy thực sự hổ phách có tác dụng gì?

1. Tổng quan về hổ phách

Hổ phách hay còn có tên gọi khác là huyết hổ phách, hồng tùng chi, minh phách. Hổ phách thực ra là nhựa cây thông đã hóa thạch từ cách đây rất lâu, lên đến hàng triệu năm. Do lớp vỏ ngoài cùng của Trái đất vận động làm chôn vùi nhiều loài cây xuống dưới lòng đất, trong đó có cây thông cổ đại. Dưới tác động của nhiều yếu tố, nhựa cây chảy ra và kết hợp với những thành phần dưới lòng đất, cứng lại và hóa thạch.

Chúng ta thường thấy hổ phách dưới dạng khối nhũ đá hoặc khối nhựa cứng với kích thước to nhỏ không đều, có màu vàng hoặc vàng đỏ trong suốt hoặc lớp bóng mờ phủ ngoài. Bên trong hổ phách, đôi khi có những dị vật hữu cơ như lá cây, cát, hạt, côn trùng,…..

Hổ phách được tìm thấy và khai thác nhiều ở các quốc gia thuộc vùng biển Baltic như Ba Lan, Dominica, Estonia, Latvia, … Hổ phách ở đây được biết đến là có chất lượng tốt nhất và có tuổi hóa thạch lên đến 40 triệu năm tuổi, với đặc điểm là có màu vàng, nâu, xám và đen. Riêng hổ phách được tìm thấy ở Dominica lại có màu xanh dương vì bị tác động bởi dung nham núi lửa, vì vậy có giá trị rất cao.

Ngoài ra, hổ phách cũng được tìm thấy ở một số nước Đông Nam Á như Myanmar và Việt Nam nhưng không nhiều và giá trị bằng.

[wpcc-element _tag=”source” srcset=”/s3-images/size/xxxsmall/20220103_134711_895447_ho-phach-co-tac-dun.max-1800×1800.jpg” media=”(max-width: 128px)” _close=”0″][wpcc-element _tag=”source” srcset=”/s3-images/size/xxsmall/20220103_134711_895447_ho-phach-co-tac-dun.max-1800×1800.jpg” media=”(max-width: 256px)” _close=”0″][wpcc-element _tag=”source” srcset=”/s3-images/size/xsmall/20220103_134711_895447_ho-phach-co-tac-dun.max-1800×1800.jpg” media=”(max-width: 320px)” _close=”0″][wpcc-element _tag=”source” srcset=”/s3-images/size/small/20220103_134711_895447_ho-phach-co-tac-dun.max-1800×1800.jpg” media=”(max-width: 480px)” _close=”0″][wpcc-element _tag=”source” srcset=”/s3-images/size/medium/20220103_134711_895447_ho-phach-co-tac-dun.max-1800×1800.jpg” media=”(max-width: 768px)” _close=”0″][wpcc-element _tag=”source” srcset=”/s3-images/size/large/20220103_134711_895447_ho-phach-co-tac-dun.max-1800×1800.jpg” media=”(max-width: 1024px)” _close=”0″][wpcc-element _tag=”source” srcset=”/s3-images/size/xlarge/20220103_134711_895447_ho-phach-co-tac-dun.max-1800×1800.jpg” media=”(max-width: 1280px)” _close=”0″][wpcc-element _tag=”source” srcset=”/s3-images/size/xxlarge/20220103_134711_895447_ho-phach-co-tac-dun.max-1800×1800.jpg” media=”(max-width: 1600px)” _close=”0″][wpcc-element _tag=”source” srcset=”/s3-images/size/xxxlarge/20220103_134711_895447_ho-phach-co-tac-dun.max-1800×1800.jpg” media=”(max-width: 1920px)” _close=”0″]hổ phách có tác dụng gì
Giải đáp hổ phách có tác dụng gì?

2. Hổ phách có tính chất gì?

Hổ phách có những tính chất sau đây:

  • Nhẹ: Hổ phách rất nhẹ, vì vậy rất phù hợp để làm trang sức như vòng đeo tay. Hổ phách có thể nổi trong nước mặn và chìm trong nước ngọt.
  • Có chứa axit hổ phách: Hổ phách có chứa 3% – 8% axit hổ phách, chủ yếu ở lớp ngoài. Axit hổ phách được biết đến là có khả năng chữa được nhiều bệnh.
  • Màu sắc: Hổ phách có màu sắc rất đa dạng như vàng, vàng đỏ, trắng, đỏ, nâu, xanh lá, xanh lam, xám, đen.
  • Có khả năng tích điện, dẫn điện, nhiệt và có tính đẳng hướng: Hổ phách khi được cọ xát thì tích điện, có thể hút được những mẩu giấy vụn nhỏ. Ngoài ra, hổ phách cũng có khả năng dẫn nhiệt và điện thấp, có tính đẳng hướng. Nếu đốt hổ phách sẽ thấy có lửa màu vàng và mùi nhựa cây.
  • Thành phần hóa học đa dạng: Hổ phách chứa phần lớn là cacbon (60% – 80%), ngoài ra còn có hydro (8,5% – 11%), oxy (15%), lưu huỳnh (0,5%) và một số chất khoáng, các nguyên tố vi lượng khác.
  • Dễ chế tác: Hổ phách có thể được cắt, mài, chạm hoặc điêu khắc.

3. Hổ phách có tác dụng gì với sức khỏe?

Trong Đông y, hổ phách là một vị thuốc có tính bình, vị ngọt, với những tác dụng sau:

  • Giúp an thần, ngủ ngon, chữa mất ngủ.
  • Giúp trấn tĩnh thần kinh, chữa tinh thần bất định, hay hồi hộp, hoảng sợ.
  • Chữa đau nhức đầu, chóng mặt, co giật.
  • Tán huyết, tiêu huyết và chống xung huyết.
  • Lợi tiểu, chữa tiểu ra máu.
  • Chữa mụn nhọt, làm lành vết thương.
  • Tác động dòng điện lên cơ thể giúp tinh thần thoải mái, an vui, tự tin.

Còn theo Tây y, hổ phách có những tác dụng sau:

  • Giúp cơ thể khỏe mạnh nhờ tăng cường hệ miễn dịch, ngoài ra còn giúp thanh lọc cơ thể.
  • Cải thiện hệ tuần hoàn, tốt cho tim mạch, phòng ngừa nguy cơ đột quỵ, tai biến.
  • Giúp trẻ nhỏ tiêu hóa tốt hơn để phát triển. Giảm đau và khó chịu khi trẻ sốt, mọc răng.
[wpcc-element _tag=”source” srcset=”/s3-images/size/xxxsmall/20220103_134823_767941_ho-phach-co-tac-dun.max-1800×1800.jpg” media=”(max-width: 128px)” _close=”0″][wpcc-element _tag=”source” srcset=”/s3-images/size/xxsmall/20220103_134823_767941_ho-phach-co-tac-dun.max-1800×1800.jpg” media=”(max-width: 256px)” _close=”0″][wpcc-element _tag=”source” srcset=”/s3-images/size/xsmall/20220103_134823_767941_ho-phach-co-tac-dun.max-1800×1800.jpg” media=”(max-width: 320px)” _close=”0″][wpcc-element _tag=”source” srcset=”/s3-images/size/small/20220103_134823_767941_ho-phach-co-tac-dun.max-1800×1800.jpg” media=”(max-width: 480px)” _close=”0″][wpcc-element _tag=”source” srcset=”/s3-images/size/medium/20220103_134823_767941_ho-phach-co-tac-dun.max-1800×1800.jpg” media=”(max-width: 768px)” _close=”0″][wpcc-element _tag=”source” srcset=”/s3-images/size/large/20220103_134823_767941_ho-phach-co-tac-dun.max-1800×1800.jpg” media=”(max-width: 1024px)” _close=”0″][wpcc-element _tag=”source” srcset=”/s3-images/size/xlarge/20220103_134823_767941_ho-phach-co-tac-dun.max-1800×1800.jpg” media=”(max-width: 1280px)” _close=”0″][wpcc-element _tag=”source” srcset=”/s3-images/size/xxlarge/20220103_134823_767941_ho-phach-co-tac-dun.max-1800×1800.jpg” media=”(max-width: 1600px)” _close=”0″][wpcc-element _tag=”source” srcset=”/s3-images/size/xxxlarge/20220103_134823_767941_ho-phach-co-tac-dun.max-1800×1800.jpg” media=”(max-width: 1920px)” _close=”0″]hổ phách có tác dụng gì
Hổ phách là một vị thuốc có tính bình, giúp an thần

4. Sử dụng hổ phách như thế nào?

Nếu sử dụng hổ phách như một vị thuốc trong Đông y thì có những bài thuốc sau:

  • Chữa mệt mỏi, tinh thần không ổn định, hay quên: Tán mịn 63g nhũ hương, 12g các loại nhân sâm, phục linh, phục thần, 8g các loại viễn chí, nam tinh, xương bồ, 4g hổ phách, 2g chu sa để làm hoàn. Uống 2 lần/ngày, 8g/lần.
  • Chữa chứng động kinh: Tán mịn 4g nam tinh, 2g các loại hổ phách và chu sa để làm hoàn. Chia nuốt thành 2 lần.
  • Chữa bí tiểu, tiểu buốt, tiểu ra máu: Tán thành bột mịn 12g trư linh, 8g các loại mộc thông, biển súc, 2g hổ phách. Uống với nước ấm 2 lần.
  • Thông huyết, tán huyết, ứ kinh ở phụ nữ: Tán thành bột mịn 12g các loại ô dược, nga truật, đương quy và 2g hổ phách để uống với nước ấm 2 – 3 lần/ngày, 8g/lần.

Lưu ý khi dùng hổ phách, người bị tiểu dắt, âm hư nội nhiệt không được uống các bài thuốc từ hổ phách.

Hiện nay, vì rất hiếm nên hổ phách chủ yếu được dùng để làm đồ trang sức như mặt dây chuyền, vòng đeo tay để giúp người đeo yên tâm. Tuy nhiên, cần lưu ý là người hay bị khát, khô, nóng không phù hợp sử dụng hổ phách.

Hổ phách hiện đang được tìm mua với giá cao như đồ trang sức để mang lại cảm giác yên tâm, ổn định tinh thần cho người mang. Đặc biệt, nhiều bậc cha mẹ cũng tìm mua cho con vì tin vào tác dụng giúp trẻ tiêu hóa tốt, phát triển và giảm đau khi sốt, mọc răng.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
HOTLINE
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.