Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Khám đông y (Y Học Cổ Truyền) là gì?cung cấp tại Hoàng Mộc Can mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Trần Bích Ngọc – Trung tâm Y Học Cổ Truyền Vinmec – Sao Phương Đông
Khám đông y là phương pháp được dùng trong điều trị nhiều bệnh lý hiện nay. Khi đến khám tại phòng khám đông y, bệnh nhân nên tìm hiểu kỹ để lựa chọn những địa chỉ thăm khám Y Học Cổ Truyền uy tín để bệnh được chữa trị hiệu quả.
1. Khám đông y (Y Học Cổ Truyền) là gì?
Các nghiên cứu từ xưa đã chỉ ra rằng phương pháp khám đông y xuất phát từ nền y học phương Đông. Ngày nay, Đông y được dùng giống như Y Học Cổ Truyền để chỉ nền y học xuất phát từ Việt Nam và Trung Quốc để phân biệt với Tây y.
Nền Y Học Cổ Truyền, còn gọi nôm na là Đông y có nhiều bài thuốc được lưu truyền của nhiều dân tộc, trong đó các phương pháp trị liệu như xoa bóp, châm cứu, bấm huyệt… cũng đã được chứng minh về tính hiệu quả và an toàn trong chữa trị bệnh.
Có thể nói, tính độc đáo nhất của Đông y nằm ở cách sử dụng thuốc. Phương pháp Y Học Cổ Truyền hầu như chỉ sử dụng thuốc có nguồn gốc từ tự nhiên, dựa trên dược tính, hiệu quả của từng vị, phối hợp với nhau thành một bài thuốc hoàn chỉnh và luôn biện chứng dựa trên từng ca bệnh cụ thể.
2. Khám chữa bệnh bằng Đông Y
2.1. Chẩn đoán Y Học Cổ Truyền
Chẩn đoán Đông y sử dụng các phương pháp bao gồm:
- Vọng chẩn: Quan sát tình trạng bệnh nhân.
- Văn chẩn: Lắng nghe âm thanh từ thể trạng và tính chất của các âm thanh như tiếng thở, tiếng ho, tiếng rên hay ngửi mùi phát ra từ người bệnh.
- Vấn chẩn: Hỏi người bệnh hoặc người thân của người bệnh về tiền sử bệnh, diễn tiến bệnh từ lúc khởi bệnh đến lúc thăm khám, tính chất bệnh lý.
- Thiết chẩn: Sờ nắn đề xem vị trí và tính chất của bệnh, thường xem tại da, thịt, tay chân và bụng. Xem mạch để biết được tình trạng thịnh suy của các tạng phủ, vị trí nông sâu, tính chất hàn nhiệt của bệnh.
2.2. Điều trị Y Học Cổ Truyền
Hiện nay các phòng khám đông y thường vận dụng phương pháp châm cứu, các thuốc uống hoặc dùng ngoài da và cả xoa bóp trong điều trị bệnh. Trong đó, việc châm cứu cho bệnh nhân dựa trên hoạt động của hệ thống kinh mạch với hàng trăm huyệt đạo trên cơ thể.
Hệ thống huyệt và đường kinh mạch có mối liên hệ mật thiết với các tạng, phủ trong cơ thể. Người thầy thuốc sẽ dựa trên nguyên lý này để điều trị, các rối loạn ở tạng phủ nào, rối loạn kiểu nào thì sẽ thực hiện can thiệp vào các huyệt tương ứng và một số huyệt khác liên quan để hỗ trợ nếu cần thiết.
Điểm khác biệt là hệ thống các huyệt, kinh mạch đó không thể sử dụng những phương pháp giải phẫu, sinh lý của Tây y để miêu tả được, mặc dù trong thời đại ngày nay, liệu pháp châm cứu được sử dụng như một cách để gây giảm cảm giác (gây tê) trong một số phẫu thuật (Đông Tây y kết hợp).
3. Điểm mạnh của Y Học Cổ Truyền
- Hạn chế tác dụng không mong muốn: Nhiều phương pháp, nguyên liệu Y Học Cổ Truyền được sử dụng trong việc khám đông y cho người bệnh thường có tính an toàn cao. Các loại thuốc chủ yếu đều đến từ thiên nhiên, ví dụ như quả, hoa, thân cây, rễ cây, lá cây… Điều này sẽ hạn chế được tác dụng phụ đối với cơ thể bệnh nhân.
- Điều trị hiệu quả: Y Học Cổ Truyền giúp mang lại hiệu quả cho bệnh nhân trong việc hỗ trợ điều trị bệnh mãn tính, do tính chất bệnh cần được chữa trị lâu dài song song hạn chế tác dụng phụ. Ngoài ra, khám đông y không chỉ đẩy lùi được bệnh mà còn giúp bổ sung dưỡng chất, mang lại tác dụng trong tốt trong thẩm mỹ.
4. Nhược điểm của khám đông y
- Thời gian tác dụng chậm: Đa số thuốc uống trong Y Học Cổ Truyền tuy mang lại hiệu quả cao nhưng tác dụng thường đến chậm, không nhanh như đối với Tây y. Ngoài ra, khâu bào chế thuốc thường khá kỳ công và mất nhiều thời gian. Nhiều loại thuốc trong phòng khám đông y thường có mùi đặc trưng và khá khó uống, đặc biệt với người bệnh chưa quen.
- Nguồn nhân lực Y Học Cổ Truyền còn hạn chế: Bác sĩ Y Học Cổ Truyền sau khi tốt nghiệp tại trường phải trải qua một quá trình học hỏi lâu dài sau đó, tích lũy kinh nghiệm, thực hành liên tục rồi mới được hành nghề. Hiện tại, nềnY Học Cổ Truyền vẫn chưa thật sự đầu tư nhiều về số lượng cơ sở khám đông y cũng như chất lượng nhân viên y tế và trình độ hiểu biết từ phía bệnh nhân.
Y Học Cổ Truyền có thể mang lại hiệu quả chữa trị bệnh một cách an toàn và lâu dài. Tuy nhiên, bệnh nhân nên tham vấn thầy thuốc về việc kết hợp liệu pháp Tây y và Y Học Cổ Truyền đúng cách để đảm bảo an toàn và nâng cao hiệu quả điều trị.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
HOTLINE
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.