Lá tía tô bà bầu có ăn được không?

Lá tía tô bà bầu có ăn được không?

Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Lá tía tô bà bầu có ăn được không?cung cấp tại Hoàng Mộc Can mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.

Lá tía tô từ lâu đã được biết đến là có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Loại lá này được sử dụng phổ biến như là một loại gia vị, rau xanh trong bữa ăn của mọi gia đình. Tuy nhiên, lá tía tô bà bầu có ăn được không? Hay ăn tía tô có lợi gì cho bà bầu? thì không phải ai cũng biết.

1. Lá tía tô bà bầu có ăn được không?

Tía tô được xem là một loại thảo dược trong Y Học Cổ Truyền. Loại cây này cho lá có màu xanh đậm và gân màu đỏ tía. Nhiều bằng chứng đã cho thấy cây tía tô dường như có khả năng chữa bệnh trong điều trị ngộ độc thực phẩm, cúm và virus đường hô hấp, hen suyễn, tiểu đường và bệnh tim. các đặc tính bảo vệ tim mạch, bảo vệ thần kinh và chống trầm cảm.

Tuy vậy, lá tía tô lại không thích hợp dùng cho những người có phong hàn cảm mạo, khí hư suy nhược, mệt mỏi, sốt ra mồ hôi trộm. Ngoài ra, tía tô còn chứa một lượng lớn axit oxalic. Axit oxalic sẽ tạo ra canxi oxalat và kẽm oxalat khi gặp canxi và kẽm trong cơ thể người. Việc lắng đọng quá nhiều trong cơ thể người sẽ gây hại cho hệ thần kinh, hệ tiêu hóa và chức năng tạo máu của cơ thể con người, vì vậy cần tránh ăn quá nhiều.

Theo đó, trên những thể trạng phụ nữ mang thai khỏe mạnh, hoàn toàn có thể ăn lá tía tô như một khẩu phần ăn bình thường trong ngày. Hơn nữa, bà bầu ăn tía tô 3 tháng đầu còn đem lại tác dụng giúp dưỡng thai.

2. Lợi ích của tía tô có tốt cho bà bầu như thế nào?

Cung cấp thực phẩm dinh dưỡng

Thành phần trong lá tía tô rất giàu dinh dưỡng. Theo đó, tía tô cho bà bầu được xem như là một nguồn thực phẩm giàu đường hòa tan, vitamin, khoáng chất, chất xơ. Đối với những bà bầu kém ăn, mùi thơm và dinh dưỡng của tía tô có thể giúp bà bầu bổ khí, mạnh bụng và giải nhiệt mùa hè.

Dưỡng thai

Tía tô là một loại thuốc nam bà bầu có thể ăn được. Nếu phụ nữ mang thai thể trạng yếu, khiến thai nhi cử động không yên thì bà bầu có thể ăn tía tô, có thể trấn an tinh thần, cơ thể khỏe mạnh, sinh con thuận lợi hơn.

Giảm nôn mửa khi mang thai và khó chịu đường tiêu hóa

Một số mẹ bầu bị chứng ốm nghén với biểu hiện là nôn mửa dữ dội khi mang thai. Lúc này, bà bầu cũng có thể giải cảm bằng cách ăn tía tô.

Ngoài ra, bà bầu cũng không tránh khỏi tình trạng tiêu chảy, chướng bụng, ăn ít, táo bón. Lúc này bà bầu ăn tía tô, tính nhiệt của tía tô có thể làm giảm bớt các triệu chứng đau dạ dày của bà bầu.

Kháng khuẩn và chống oxy hóa

Các chất đặc biệt trong tía tô còn có tác dụng tiêu khuẩn, sát trùng. Đồng thời, tía tô có khả năng chống oxy hóa, chống ung thư rất mạnh. Ngoài ra, thân cây tía tô còn có thể làm tăng hoạt động của men nội mạc tử cung, rất tốt cho bà bầu.

[wpcc-element _tag=”source” srcset=”/s3-images/size/xxxsmall/20211206_120909_500600_tia-to-cho-ba-bau-4.max-1800×1800.jpg” media=”(max-width: 128px)” _close=”0″][wpcc-element _tag=”source” srcset=”/s3-images/size/xxsmall/20211206_120909_500600_tia-to-cho-ba-bau-4.max-1800×1800.jpg” media=”(max-width: 256px)” _close=”0″][wpcc-element _tag=”source” srcset=”/s3-images/size/xsmall/20211206_120909_500600_tia-to-cho-ba-bau-4.max-1800×1800.jpg” media=”(max-width: 320px)” _close=”0″][wpcc-element _tag=”source” srcset=”/s3-images/size/small/20211206_120909_500600_tia-to-cho-ba-bau-4.max-1800×1800.jpg” media=”(max-width: 480px)” _close=”0″][wpcc-element _tag=”source” srcset=”/s3-images/size/medium/20211206_120909_500600_tia-to-cho-ba-bau-4.max-1800×1800.jpg” media=”(max-width: 768px)” _close=”0″][wpcc-element _tag=”source” srcset=”/s3-images/size/large/20211206_120909_500600_tia-to-cho-ba-bau-4.max-1800×1800.jpg” media=”(max-width: 1024px)” _close=”0″][wpcc-element _tag=”source” srcset=”/s3-images/size/xlarge/20211206_120909_500600_tia-to-cho-ba-bau-4.max-1800×1800.jpg” media=”(max-width: 1280px)” _close=”0″][wpcc-element _tag=”source” srcset=”/s3-images/size/xxlarge/20211206_120909_500600_tia-to-cho-ba-bau-4.max-1800×1800.jpg” media=”(max-width: 1600px)” _close=”0″][wpcc-element _tag=”source” srcset=”/s3-images/size/xxxlarge/20211206_120909_500600_tia-to-cho-ba-bau-4.max-1800×1800.jpg” media=”(max-width: 1920px)” _close=”0″]Lá tía tô bà bầu có ăn được không?
Lá tía tô bà bầu có ăn được không là thắc mắc của nhiều mẹ bầu

Điều trị cảm lạnh

Lá tía tô có vị cay, tính ấm, có tác dụng điều khí. Dân gian thường dùng lá tía tô để chữa cảm mạo phong hàn, hạ sốt, ho, hen suyễn và các bệnh khác. Tía tô có thể xua tan cảm lạnh và làm ra mồ hôi rất mạnh và có tác dụng chữa bệnh tốt hơn khi được phối hợp cùng với gừng. Một cách khác là lá tía tô cũng có thể được sử dụng với mơ và mù tạt.

Giải độc

Lá tía tô cũng có thể giải độc, dùng để giảm đau bụng, tiêu chảy khi bà bầu ăn cá, cua. Phương thuốc này có thể được sử dụng một mình hoặc kết hợp với gừng và nước sắc bạch chỉ.

Chữa các bệnh khác nhau

Lá tía tô có chức năng thanh nhiệt, giải độc, ức chế sự phát triển của nấm, nâng cao đường huyết, đông máu, thúc đẩy nhu động ruột, an thần, dễ ngủ,… có tác dụng chữa bệnh ban đào toàn thân, lở ngứa, mụn cóc, sa tử cung, chảy máu, viêm tử cung và các bệnh khác, cũng như điều trị viêm phế quản, viêm khí quản mãn tính và các bệnh khác.

Tóm lại, các lợi ích nêu trên từ lá tía tô cho bà bầu có thể trả lời lo lắng lá tía tô bà bầu có ăn được không. Theo đó, khi được sử dụng với một lượng vừa phải, bà bầu ăn tía tô 3 tháng đầu không chỉ giúp dưỡng thai mà tía tô có tốt cho bà bầu khi điều trị các bệnh thông thường tại nhà một cách an toàn và hiệu quả khi đang trong giai đoạn sử dụng thuốc gặp nhiều hạn chế.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
HOTLINE
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.