Liệt nửa người có thể hồi phục không?

Liệt nửa người có thể hồi phục không?

Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Liệt nửa người có thể hồi phục không?cung cấp tại Hoàng Mộc Can mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.

Tai biến mạch máu não có thể để lại nhiều di chứng phức tạp, nặng nề, trong đó phải kể đến di chứng liệt nửa người. Liệt nửa người khiến bệnh nhân hạn chế vận động, phải phụ thuộc vào hỗ trợ của người khác, ảnh hưởng cuộc sống hàng ngày và dễ dẫn đến trầm cảm.

1. Tai biến mạch máu não là gì?

Tai biến mạch máu não, còn được gọi là đột quỵ, là tình trạng gián đoạn, tắc nghẽn nguồn máu đến não não, dẫn đến thiếu oxy và chất dinh dưỡng cung cấp cho não. Tai biến mạch máu não do hai nguyên nhân chính là thiếu máu não và chảy máu não – màng não.

Tai biến mạch máu não cần được phát hiện và cấp cứu càng sớm càng tốt, nếu không có thể để lại nhiều di chứng trầm trọng, nặng nề, thậm chí là tử vong.

2. Di chứng liệt nửa người sau tai biến mạch máu não

Liệt nửa người là di chứng nặng nề và thường gặp nhất sau khi bệnh nhân bị tai biến mạch máu não. Biểu hiện của liệt nửa người sau tai biến là một bên cơ thể giảm hoặc mất vận động do não bộ bên đối diện bị tổn thương, ví dụ tổn thương não trái gây yếu liệt nửa người bên phải, và ngược lại.

Liệt nửa người gây ảnh hưởng lớn đối với cuộc sống hàng ngày của bệnh nhân như:

  • Di chuyển, vận động khó khăn
  • Giao tiếp khó khăn
  • Cần sự hỗ trợ, chăm sóc của người thân trong sinh hoạt

3. Liệt nửa người sau tai biến mạch máu não có thể hồi phục không?

Rất nhiều bệnh nhân liệt nửa người sau tai biến và người nhà bệnh nhân băn khoăn liệu liệt nửa người có chữa được không, liệt nửa người có khỏi được không? Liệt nửa người có thể hồi phục nhờ áp dụng một số giải pháp sau đây:

3.1. Điều trị nội khoa

Tai biến mạch máu não thường xuất phát từ bệnh nền trước đó như tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, xơ vữa động mạch,… Do đó, người bệnh được chỉ định các loại thuốc đặc hiệu để kiểm soát các bệnh lý này như: thuốc điều chỉnh huyết áp, thuốc chống đông, thuốc điều trị rối loạn mỡ máu,…

Ngoài ra, bệnh nhân có thể được kê thêm các loại thuốc điều trị triệu chứng như thuốc giảm đau, thuốc giãn cơ hay các loại thuốc điều trị nhiễm trùng thứ phát,…

3.2. Các biện pháp vật lý trị liệu, phục hồi chức năng

Các biện pháp vật lý trị liệu – phục hồi chức năng giúp cải thiện khả năng vận động của cơ, khớp. Tùy thuộc vào thể liệt mà phương pháp này được điều chỉnh phù hợp:

  • Liệt nửa người thể mềm: Khi các cơ bị liệt còn mềm, trị liệu nhằm mục đích điều chỉnh các khớp xương như khớp vai, khớp khuỷu, khớp háng, khớp gối, khớp cổ tay, ngón tay, ngón chân,… bằng các bài tập gấp/duỗi khớp, đóng/mở khớp.
  • Liệt nửa người thể cứng: Khi các cơ bị liệt đã cứng lại, việc điều trị trở nên khó khăn hơn. Các bài tập được chỉ định trong giai đoạn này là nằm, ngồi, đứng, đi,…

Sau tai biến mạch máu não, bệnh nhân cần tập phục hồi chức năng ngay từ sớm tùy thuộc vào tình trạng bệnh cụ thể. Thời điểm phù hợp để tập phục hồi chức năng thường khoảng 3-6 tháng sau khi bệnh nhân bị tai biến mạch máu não. Ban đầu, bệnh nhân nên được đưa đến các cơ sở y tế để được tập và hướng dẫn phục hồi chức năng đúng cách với các thiết bị chuyên dụng hỗ trợ việc tập luyện như máy tập, ròng rọc,…

Bệnh nhân không thể tự vận động sẽ được tập các bài tập phục hồi thụ động (có sự hỗ trợ của người khác) với các động tác như: xoay khớp, gấp duỗi tay chân,…, mỗi ngày tập từ 2 đến 4 lần. Các bài tập nhẹ thường được chỉ định trong thời gian đầu sau tai biến, sau đó tùy thuộc mức độ cải thiện và tình trạng của bệnh nhân, có thể tăng dần mức độ khó cũng như tăng cường độ tập luyện để đạt được hiệu quả điều trị.

3.3. Chế độ dinh dưỡng

  • Bệnh nhân liệt nửa người sau tai biến mạch máu não cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng đủ chất, đảm bảo cân bằng giữa protein, glucid, lipid, các loại vitamin và khoáng chất thiết yếu.
  • Nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày để tránh quá tải cho hệ tiêu hóa.
  • Nên sử dụng các thức ăn mềm, dễ tiêu như cháo, súp, hay sữa,… thay vì các loại thức ăn khó tiêu, dễ gây táo bón. Tăng cường các thực phẩm giàu chất xơ, các loại rau xanh, trái cây tươi,…
  • Hạn chế muối trong các bữa ăn, tránh sử dụng các thức ăn giàu chất béo hay các thực phẩm chế biến sẵn.
  • Tránh sử dụng rượu bia, cà phê, chất kích thích.

3.4. Chống loét ép

Loét ép (loét do tỳ đè) là biến chứng xuất hiện ở bệnh nhân liệt nửa người nằm dài ngày. Người chăm sóc cần xoay trở bệnh nhân thường xuyên, có thể sử dụng đệm nước,… để tránh xảy ra tình trạng này.

3.5. Động viên, chia sẻ

Liệt nửa người khiến bệnh nhân tự ti, hạn chế giao tiếp với mọi người, do đó cần động viên, chia sẻ, khích lệ bệnh nhân để giúp họ giữ tinh thần lạc quan, tránh trầm cảm.

Sự nỗ lực và kiên trì của gia đình bệnh nhân đóng vai trò quan trọng đối với việc phục hồi di chứng liệt nửa người sau tai biến. Người thân có thể hỗ trợ bệnh nhân bằng các bài tập phục hồi chức năng tại nhà, tập cho bệnh nhân tự làm các hoạt động chăm sóc bản thân như vệ sinh răng miệng, ăn uống, tắm rửa,… Điều này không những cải thiện chức năng vận động, cảm giác của bệnh nhân mà còn giúp bệnh nhân có tâm lý thoải mái và dần trở lại với cuộc sống hàng ngày.

3.6. Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ

Các thực phẩm bảo vệ sức khỏe như Nattospes hỗ trợ tích cực cho bệnh nhân liệt nửa người do tai biến mạch máu não và ngày càng được yêu chuộng trên thị trường. Với thành phần Nattokinase, Nattospes giúp tăng cường tuần hoàn và lưu thông máu, tăng khả năng vận động cho người bệnh, cải thiện tình trạng cục máu đông, giúp ngăn ngừa tai biến mạch máu não tái phát.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
HOTLINE
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.