Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Phù dung có tác dụng gì?cung cấp tại Hoàng Mộc Can mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.
Phù dung là loài cây mọc hoang và thường được trồng để làm cảnh. Trong y học cổ truyền lá và hoa phù dung thường được dùng làm thuốc, trong một số trường hợp còn dùng cả vỏ rễ. Vậy phù dung có tác dụng gì?
1. Đặc điểm của cây phù dung
Cây phù dung còn có tên gọi khác như mộc phù dung, cự sương, sương giáng hoa, tam biến hoa, địa phù dung,…
Tên khoa học là Hibiscus mutabilis L. thuộc họ Bông (Malvaceae).
Phù dung là một dạng cây nhỡ. Lá 5 cánh, phía cuống lá hình tim, đường kính lá lên tới 15cm, mép lá có răng cưa, mặt dưới có nhiều lông hơn. Hoa phù dung mọc đơn độc hoặc thành chùm. Hoa mới nở vào buổi sáng có màu trắng, đến chiều tối thì chuyển sang màu hồng đỏ. Quả hình tròn, nhiều lông màu vàng nhạt. Hạt hình trứng, có nhiều nếp nhăn nhỏ. Lá và hoa phù dung được dùng làm thuốc từ lâu đời theo kinh nghiệm dân gian, hoa được thu hái lúc mới nở, dùng tươi hoặc phơi khô, lá phù dung được thu hái quanh năm, dùng tươi hoặc phơi khô.
Lá phù dung thường được thu hái vào mùa hè và mùa thu: cắt lấy phiến lá, phơi khô trong bóng râm, bảo quản ở nơi khô ráo và thoáng mát để dùng dần; thường xuyên phơi lại để chống ẩm mốc. Hoa thường hái vào thời điểm hoa nở, đem phơi trong bóng râm hoặc sấy khô để bảo quản.
2. Phù dung có tác dụng gì?
Theo nghiên cứu của y học hiện đại, hoạt chất chiết từ cây phù dung có tác dụng ức chế đối với tụ cầu vàng, liên cầu khuẩn tan huyết và trực khuẩn mủ xanh.
Theo Y Học Cổ Truyền, lá phù dung có vị cay, tính bình, có tác dụng giải độc, tiêu sưng, giảm đau, dùng trong các trường hợp mụn nhọt đau nhức, đau mắt đỏ, bệnh zona, vết thương phần mềm. Hoa phù dung cũng có vị cay, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, giảm đau, tiêu độc, giải cảm,trừ phù thũng, dùng trong các trường hợp phế ung, ho do phế nhiệt, thổ huyết, kinh nguyệt không đều, khí hư…
Trên thực tế, trong dân gian thường dùng lá và hoa phù dung để điều trị các loại mụn nhọt. Theo sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của GS Đỗ Tất Lợi, lá và hoa phù dung tươi được nhân dân giã đắp mụn nhọt đang ở giai đoạn mưng mủ, giúp hút mủ và giảm đau. Có thể dùng lá hoặc hoa phơi khô tán nhỏ, khi dùng thêm nước chè đặc, trộn đều thành bột nhão, đắp lên chỗ sưng đau.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
HOTLINE
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.