Tác dụng chữa bệnh của hoa cúc chi

Tác dụng chữa bệnh của hoa cúc chi

Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Tác dụng chữa bệnh của hoa cúc chicung cấp tại Hoàng Mộc Can mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.

Hoa cúc chi thường được biết đến là một loài hoa đẹp thường được để trang trí vào ngày tết với nhiều ý nghĩa tượng trưng. Ngoài ra, loài hoa này còn được dùng làm dược liệu với nhiều công dụng khác nhau.

1. Đặc điểm hoa cúc chi

Cúc chi còn có tên gọi khác là kim cúc thuộc học cúc Asteraceae. Loài hoa này thường dùng trang trí nhà cửa hoặc có thể dùng làm dược liệu để chữa nhiều bệnh khác nhau. Tên gọi khoa học của hoa cúc chi là Chrysanthemum indicum L.

2. Hoa cúc chi có tác dụng gì?

2.1. Kháng viêm hiệu quả

Trong hoa cúc chi vàng có chứa hoạt chất bisabolol tác dụng ức chế hoạt động của các loại vi khuẩn giúp ngăn chặn các phản ứng viêm nhiễm. Những người bị viêm da có thể sử dụng tinh dầu hoa cúc làm cho vết thương nhanh lành hơn.

2.2. Tiêu đờm, giảm ho

Nhờ có tác dụng kháng viêm, hoa cúc chi có tác dụng tiêu diệt các loại vi khuẩn trong các bệnh cảm cúm thông thường giúp giảm ho và hỗ trợ trong bệnh viêm phế quảnviêm đường hô hấp trên.

2.3. Hỗ trợ điều trị bệnh ung thư

Trong hoa cúc chi có chứa thành phần apigenin có tác dụng ngăn ngừa sự hình thành và hạn chế sự phát triển của các tế bào ung thư. Do đó, đây là sản phẩm thường được khuyên dùng đối với những người đang điều trị hoặc phòng ngừa ung thư.

2.4. Kiểm soát đường huyết ở những bệnh nhân đái tháo đường

Một số nghiên cứu đã chỉ ra loại trà hoa cúc có tác dụng giúp hỗ trợ những bệnh nhân tiểu đường bằng cách kiểm soát lượng đường huyết.

hoa cúc chi
Tác dụng của cúc chi giúp hỗ trợ điều trị một số bệnh lý

2.5. Tăng cường sự phát triển của hệ tiêu hóa

Trà hoa cúc có tác dụng kháng viêm cao nên rất tốt cho bệnh nhân bị viêm loét dạ dày. Ngoài ra còn giúp loại bỏ các rối loạn hệ tiêu hóa khác như chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu.

2.6. Điều trị lo âu, mất ngủ, ngủ không sâu giấc

Hoa cúc chi có chứa các chất giúp làm dịu thần kinh có thể làm bạn dễ dàng đi vào giấc ngủ và có giấc ngủ sâu hơn. Loại trà này được khuyến cáo sử dụng cho những người mất ngủ hoặc có những triệu chứng của rối loạn giấc ngủ. Ngoài ra, với tác dụng này còn có thể giúp bạn giải tỏa lo âu hiệu quả.

3. Sử dụng hoa cúc chi như thế nào cho đúng cách?

  • Trị cảm cúm: Hoa cúc chi vàng và lá dâu mỗi vị 6g; liên kiều, cát cánh, bạc hà, cam thảo 4g mỗi vị. Đem hỗn hợp đi sắc với 600ml nước cho đến khi sôi còn khoảng 200ml. Uống mỗi ngày 3 lần.
  • Hạ sốt: 5g mỗi vị cúc hoa vàng và địa liền; mỗi vị 20g cúc tần, cát căn, lá tre, kinh giới, bạc hà, tía tô. Đem tán nhuyễn thành bột uống mỗi lần 4-6g, 2-3 lần/ngày.
  • Chữa cảm lạnh: 5g mỗi vị cúc hoa vàng và địa liền; 20g mỗi vị bạc hà, tía tô, kinh giới, cát căn. Sắc với 300ml nước uống ngày 2 lần.
  • Điều trị suy nhược thần kinh với các triệu chứng hoa mắt, đau đầu, chóng mặt và các chứng bệnh về mắt: Bài thuốc Kỷ cúc địa hoàng hoàn: 20g kỷ tử, 32g thục địa; 12g mỗi vị trạch tả, cúc hoa vàng, phục linh, đan bì; 6g mỗi vị hoài sơn và sơn thù. Đem hỗn hợp trên sấy khô, sau đó tán nhỏ rồi vo thành viên, mỗi ngày dùng 3-4 lần, mỗi lần 16-20 viên. Giảm trọng lượng mỗi loại bớt đi 1⁄6 nếu sắc nước uống. Bài thuốc này giúp trị chứng mắt khô, chóng mặt, hoa mắt. Bài thuốc Cúc hoa trà với các nguyên liệu gồm: Cúc hoa vàng, kinh giới, xuyên khung, bạc hà, phòng phong, hương phụ, cam thảo, khương hoạt, bạch chỉ, tế tân với khối lượng các vị bằng nhau. Trộn đều hỗn hợp rồi tán nhỏ, mỗi lần pha với nước trà uống 4-6 gam sau bữa ăn.
  • Trị mộng thịt ở mắt: Tán nhỏ hỗn hợp hoa cúc chi trắng và thuyền thoái với lượng bằng nhau, sau đó đem tán thành bột. Mỗi lần sử dụng trộn 2-12g với một ít mật cho dễ uống.
  • Trị đinh râu: Lấy hỗn hợp hoa và lá cúc xuyến chi và bồ công anh mỗi vị 80g đem giã nát, lọc phần nước uống, đắp phần bã tại chỗ.
  • Làm đẹp da: Dùng 2kg hoa cúc tươi nấu với nước sôi, lọc bỏ phần bã rồi tiếp tục nấu cho nước cô đặc lại sau đó trộn với mật ong. Uống cùng với nước lọc, mỗi lần 12-15g nấu cùng với nước, loại bã, lấy phần nước cô đặc lại rồi trộn với mật ong để nấu thành cao. Ngày dùng 1 – 3 lần, mỗi lần 12 – 15g, uống cùng với nước lọc hoặc nước sôi để nguội.
hoa cúc chi
Người bệnh nên sử dụng đúng liều lượng để phát huy tối đa tác dụng của cúc chi

4. Cần lưu ý gì khi sử dụng dược liệu hoa cúc chi?

Nên sử dụng dược liệu hoa cúc chi sau mỗi bữa ăn, có thể sử dụng trước bữa ăn trong trường hợp có kết hợp với các vị thuốc khác. Do đó, không nên sử dụng cúc chi riêng lẻ khi bụng đói.

Những bệnh nhân có cơ địa dễ mẫn cảm với các loại phấn hoa, tinh dầu hoặc các loại hoa thì cần thận trọng khi sử dụng.

Không nên sử dụng cúc chi trong thời gian đang sử dụng các loại thuốc chống đông máu hay thuốc chống trầm cảm vì có thể làm giảm tác dụng của các loại thuốc này. Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng trong trường hợp này.

Phụ nữ mang thai và cho con bú chỉ dùng khi có chỉ định của bác sĩ. Trẻ sơ sơ sinh và trẻ nhỏ không nên sử dụng hoa cúc chi.

Cần tuân thủ theo đúng liều lượng và chỉ định của bác sĩ, không nên dùng quá nhiều trong một ngày vì có thể gây ra ngộ độc.

Tóm lại, hoa cúc chi không chỉ có tác dụng trong trang trí không gian mà còn là một vị thuốc có tác dụng trong việc chữa nhiều bệnh khác nhau. Do đó, trước khi sử dụng cần tham khảo ý kiến bác sĩ và tuân thủ theo đúng liều lượng được đưa ra.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
HOTLINE
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.