Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Tác dụng của bạc hà trong chữa bệnhcung cấp tại Hoàng Mộc Can mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.
Bạc hà là loại dược liệu thân thảo sống lâu năm, được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc chữa bệnh ở cả Y Học Cổ Truyềnvà y học hiện đại. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu tổng quan về công dụng của dược liệu bạc hà.
1. Đặc điểm của bạc hà
Cây bạc hà hay bạc hà băng có tên khoa học Mentha arvensis L., thuộc họ Bạc hà (Lamiaceae) là loại cây sống lâu năm, thuộc loại thân thảo và có các đặc điểm như sau:
- Thân cây mềm hình vuông, mang mầm lá mọc bò lan và có chiều cao khoảng 40 – 50cm.
- Lá cây có răng cưa mọc đối, hoa có nhiều màu gồm màu hồng, trắng hoặc tím hồng;
- Quả cây thuộc loại quả bế có 4 hạt, các bộ phận của cây trên mặt đất đều có lông.
- Môi trường sống thích hợp của bạc hà ở độ cao từ 1300 – 1600m.
Bạc hà tươi được thu hái cất tinh dầu hoặc phơi khô sau khi thu hoạch, bảo quản ở môi trường khô ráo. Tất cả các bộ phận trên mặt đất của bạc hà băng đều chứa tinh dầu với hàm lượng khoảng từ 1 – 3%, trong đó chủ yếu là limonen, menthol, methyl acetat, cimen, myrcen…
2. Tác dụng của bạc hà
Nhiều nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà khoa học nhằm mục đích trả lời câu hỏi “ăn bạc hà có tác dụng gì?”. Kết quả cho thấy bạc hà có nhiều tác dụng đối với sức khỏe:
Tác dụng theo dược lý hiện đại: Các nghiên cứu thực nghiệm sử dụng một liều nhỏ bạc hà trong điều trị cho thấy tác dụng kích thích khu thần kinh, tăng độ hưng phấn, giãn nở mạch máu, tăng tiết mồ hôi và làm hạ thân nhiệt. Sử dụng liều lớn hơn bạc hà cho tác dụng kích thích tủy sống, tê liệt phản xạ vận động và gây tê cục bộ. Bên cạnh đó, dược liệu bạc hà còn cho tác dụng ức chế sự phát triển của nhiều chủng vi khuẩn như Bacillus subtilus, Staphylococcus aureus, micrococcusglutamicus, Pseudomonas aeruginosa, Escherichia coli, Diplococcus pneumonie, Shigella, Salmonella Typhy, flexneri… và một số vi nấm như: Aspergillus fumigatus, Cadida albicans, A niger…
Tác dụng theo Y Học Cổ Truyền: Dược liệu bạc hà có công dụng trừ phong giảm đau, tăng tiết mồ hôi, kiện vị, chỉ ho, kích thích tiêu hóa, thúc ban sởi mọc. Vì vậy, dược liệu này được dùng trị ho, cảm mạo phong nhiệt, người bệnh sốt cao, đau đầu, nghẹt mũi và ít hoặc không tiết mồ hôi.
3. Công dụng của bạc hà
Dược liệu bạc hà băng được sử dụng trong điều trị bệnh khi đã qua chế biến. Một số dạng bào chế sử dụng trong điều trị như trà, dầu, dạng lỏng, viên nang…
Vậy bạc hà có công dụng gì và ăn bạc hà có tốt không? Theo đó, bạc hà sử dụng trong điều trị với những công dụng như sau:
- Điều trị toàn thân: Bệnh lý đường hô hấp, cảm lạnh, đau dạ dày, viêm phổi, co thắt cơ, rối loạn ruột, bệnh lý về gan và túi mật, đồ mồ hôi…
- Điều trị tại chỗ: Sát khuẩn, đuổi côn trùng, điều trị các bệnh lý về da, diệt bọ chét, loét miệng, vết cắn độc…
Bạc hà bào chế dạng viên nang (500mg chiết xuất bạc hà băng) thường được chỉ định với liều lượng 1 – 2 viên nang mỗi lần dùng và dùng 3 lần mỗi ngày, uống cùng nước trong bữa ăn đối với người trưởng thành. Bạc hà bào chế dạng lỏng như rượu thuốc… được khuyến cáo dùng liều 20 – 60 giọt mỗi lần dùng, liều lặp lại cách nhau 3 – 4 giờ đồng hồ. Tuy nhiên, liều lượng bạc hà sử dụng trong điều trị là khác nhau tùy thuộc vào người bệnh (độ tuổi, tình trạng sức khỏe người bệnh…), dạng bào chế sử dụng và cần có chỉ định của bác sĩ điều trị.
4. Bạc hà trong các bài thuốc chữa bệnh
Bạc hà mang lại nhiều công dụng đối với sức khỏe con người, vì vậy dược liệu này được sử dụng trong các bài thuốc chữa bệnh như sau:
- Chống viêm, làm sạch khoang mũi: Dược liệu chứa hàm lượng lớn chất chống viêm rosmarinic axit. Vì vậy, sử dụng vài giọt lá bạc hà tươi hoặc tinh dầu bạc hà pha với nước sôi, xông hơi trực tiếp sẽ có tác dụng làm sạch, thông xoang mũi. Bạc hà còn có công dụng điều trị hen, dị ứng do nhiễm trùng nấm..
- Chống say tàu xe: Một ly nước ấm có chứa bạc hà hoặc tinh dầu bạc hà giúp giảm buồn nôn và tránh buồn nôn. Ngoài ra, sử dụng 3 – 4 giọt tinh dầu bạc hà vào khăn tay và hít đem lại công dụng chống say tàu xe hiệu quả;
- Xua đuổi côn trùng: Sử dụng một lượng nhỏ tinh dầu bạc hà cho vào máy xông hơi có tác dụng khử sạch mùi hôi…
- Trị hôi miệng: Uống một ly trà bạc hà hoặc nhai trực tiếp vài nhánh bạc hà khi cảm thấy hơi thở có mùi giúp khử mùi hiệu quả;
- Giảm căng thẳng: Một ly trà bạc hà uống vào ban đêm (trước khi đi ngủ 30 phút) sẽ giúp dễ ngủ và giảm stress.
5. Tác dụng phụ và lưu ý khi sử dụng bạc hà băng
Một số tác dụng phụ khi sử dụng bạc hà băng như buồn nôn, bồn chồn, động kinh, chóng mặt, rát cổ họng, các vấn đề về thị giác và thính giác, tăng huyết áp, phá thai, suy nhược phổi và tổn thương não. Trong trường hợp gặp những tác dụng phụ nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe bạn cần thông báo ngay cho bác sĩ điều trị để được thăm khám và có biện pháp điều trị hợp lý.
Một số đối tượng cần lưu ý khi sử dụng bạc hà băng trong điều trị bệnh như sau:
- Phụ nữ mang thai, phụ nữ đang cho con bú cần tuân thủ quá trình sử dụng (liều lượng, thời gian điều trị) theo đúng như chỉ định của bác sĩ. Lá bạc hà bằng làm xuất hiện kinh nguyệt nên có khả năng đe dọa sảy thai ở phụ nữ đang mang thai, vì vậy để an toàn không nên sử dụng dược liệu này ở phụ nữ mang thai;
- Bạn cần thông báo với bác sĩ điều trị trong trường hợp dị ứng, kích ứng với các thành phần của bạc hà, các loại thảo dược và thuốc khác;
- Thông báo với bác sĩ nếu bạn đang mắc các bệnh lý kèm theo và các loại thuốc bạn đang sử dụng (thuốc kê đơn, thuốc không kê đơn, thực phẩm chức năng, vitamin, khoáng chất) để tránh nguy cơ tương tác thuốc;
- Không sử dụng bạc hà trong điều trị cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Như vậy bạc hà là dược liệu có nhiều công dụng đối với sức khỏe và được sử dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh. Tuy nhiên cũng tương tự như những loại thuốc khác, bạc hà có thể tương tác tác với những loại thảo dược và thuốc khi dùng chung, dẫn đến những tác dụng phụ đối với sức khỏe. Vì vậy, mọi người cần tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị trước khi sử dụng để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
HOTLINE
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.