Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Tác dụng của cây rau dớncung cấp tại Hoàng Mộc Can mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.
Cây rau dớn không chỉ là một loại thực phẩm được sử dụng nấu ăn trong các bữa ăn hàng ngày mà còn là một vị dược liệu rất tốt cho sức khỏe. Tác dụng chữa bệnh của rau dớn là gì? Sử dụng cây rau dớn như thế nào để an toàn, hiệu quả?
1. Cây rau dớn
Cây rau dớn là một loại cây thân mềm thuộc họ dương xỉ có nguồn gốc từ châu Á, hiện bắt đầu thấy xuất hiện ở một số nước Bắc Mỹ, Châu Đại Dương và Châu Phi.
Cây rau dớn mọc chủ yếu ở các khu rừng nhiệt đới và cận nhiệt đới, có thể sống rải rác ở vùng sườn núi, bờ biển hoặc miệng núi lửa. Ở Việt Nam, cây rau dớn chủ yếu mọc ở các tỉnh miền núi như Cao Bằng, Lai Châu, Hà Giang, Lào Cai…
Đặc điểm của cây dương xỉ:
- Lá có phiến kép lông chim, có 2 hoặc 3 lá đơn hình mũi mác dài khoảng 5cm, viền có răng cưa. Lá thường mọc so le với nhiều lá chẻ ở bên trong, lá chét trên không có cuống, lá chét dưới có cuống. Mặt sau lá có gân phụ, trong có một ổ túi bào tử bình tròn xếp đều trên gân lá.
- Là loại cây thân thảo, trên thân có vảy, dài, mọc bò trên tường hay mặt đất.
- Rễ cây rau dớn màu đen.
Cây rau dớn không chỉ được dùng trong bữa ăn hàng ngày mà còn được sử dụng để chữa bệnh. Cây rau dớn dùng tươi hay phơi khô đều được. Cây rau dớn thường hay bị nhầm với cây dương xỉ nên cần lưu ý khi thu hái và sử dụng.
2. Tác dụng chữa bệnh của rau dớn
Có rất nhiều người thích ăn rau dớn mà không hề biết rau dớn có tốt không? Theo góc nhìn khoa học, rau dớn không chỉ là nguồn bổ sung dinh dưỡng dồi dào mà còn mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Thành phần hóa học trong cây rau dớn:
- Chứa Protein, carbohydrate, chất chống oxy hóa và có nhiều các khoáng chất quan trọng cho cơ thể.
- Trong thân rễ của cây rau dớn có chứa 18 hoạt chất khác nhau như Acid Tetradecanoic, Octadecan, Hexahydro Farnesyl Acetone, acid N-hexadecanoic…
- Lá cây rau dớn chủ yếu chứa Flavonoid, carbohydrate, Glycoside và Steroid…
Theo y học hiện đại, cây rau dớn có tác dụng:
- Khi tiến hành nghiên cứu ở Malaysia về chiết xuất Ethanol có trong 19 loại rau truyền thống trong đó có rau dớn, người ta nhận thấy rằng cây rau dớn có tác dụng kháng khuẩn rất tốt do có chứa DE và cồn. Cây rau dớn có khả năng chống lại vi khuẩn gây bệnh ở cả người và thực vật như E.coli, Salmonella aArizonae…
- Cứ 1g rau dớn sấy khô sẽ có khoảng 19,974mg Flavonoid giúp chống oxy hóa rất tốt.
- Chống nấm: Hoạt chất Methanolic có trong lá và thân cây rau dớn có tác dụng kháng nấm phổ rộng. Chloroform từ cây rau dớn còn có hoạt tính kháng các loại nấm có giá trị MIC trong khoảng từ 0.02 đến 2.5mg/ml.
- Giảm đau chống viêm: Khi tiến hành nghiên cứu trên chuột, các nhà nghiên cứu đã ghi nhận rằng chiết xuất dạng nước từ cây rau dớn có chứa Sterol và Flavonoid giúp làm giảm đau mạnh mẽ trên các triệu chứng đau ngoại vi, đồng thời giảm viêm rất tốt. Trong một nghiên cứu khác được thực hiện trên chuột tại Thụy Sĩ, kết quả cho thấy hoạt chất Flavonoid bán tinh khiết chiết xuất từ cây rau dớn cũng có tác dụng làm giảm đau rõ rệt.
- Ngăn ngừa nguy cơ bị bệnh tiểu đường: Ở một nghiên cứu về hoạt động ức chế Glucosidase được tiến hành bởi 5 loại dương xỉ khác nhau bao gồm cả cây rau dớn cho thấy rau dớn có khả năng ức chế Glucosidase ở bệnh nhân tiểu đường.
- Ngoài ra, cây rau dớn còn có tác dụng bảo vệ gan, tẩy giun, nhuận tràng, tăng lưu thông tuần hoàn mạch máu.
Theo y học cổ truyền, cây rau dớn có tính mát, tác dụng:
- Rất tốt cho phụ nữ sau sinh.
- Chữa ho, đặc biệt các trường hợp bị ho ra máu.
- Điều trị đau nhức đầu, các bệnh nhiễm trùng ngoài da, tiêu chảy, kiết lỵ, sốt, đồng thời kích thích quá trình lành thương diễn ra nhanh hơn.
- Ở Ấn Độ, người ta dùng nước ép rau dớn như một bài thuốc giúp trị cảm lạnh và chữa ho rất tốt.
3. Một số bài thuốc chữa bệnh từ cây rau dớn
Cây rau dớn không chỉ là một loại thực phẩm có nhiều dinh dưỡng, dùng trong các bữa ăn hàng ngày để xào, luộc, trộn hay làm nộm. Cây rau dớn còn được dùng trong các bài thuốc dân gian như một vị dược liệu chữa bệnh. Ví dụ như:
- Thanh nhiệt giải độc: dùng lá dớn khô nấu lấy nước uống trực tiếp.
- Dùng cây rau dớn để cầm máu và kích thích làm lành vết thương: lấy 50g cây rau dớn đem rửa sạch, giã nát rồi đắt trực tiếp lên vùng tổn thương.
- Điều trị nhiễm trùng, mụn nhọt, ghẻ lở: dùng lá non của cây rau dớn giã nhuyễn đắp lên vùng bị bệnh, tình trạng viêm sẽ giảm rất nhanh.
- Dùng cây rau dớn chữa kiết lỵ, đau bụng, hen suyễn: lấy 20g thân rễ của cây rau dớn, cắt bỏ phần rễ con rồi rửa sạch, thái nhỏ sắc cùng 200ml nước cho đến khi còn 50ml thì chia thành 2 lần uống trong ngày.
- Điều trị bỏng: lấy 100g lá rau dớn non với 100g ruột quả bí ngô giã nát đắp trực tiếp lên vết bỏng sẽ làm dịu da và kích thích lành thương rất tốt.
4. Một số lưu ý khi sử dụng cây rau dớn
Mặc dù cây rau dớn là một thực phẩm lành tính có thể sử dụng trong đời sống hàng ngày. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả trong điều trị bệnh mà không gây ảnh hưởng đến sức khỏe, khi sử dụng cây rau dớn cần lưu ý một số điều sau:
- Cần làm sạch rau dớn trước khi sử dụng, đặc biệt ở những trường hợp bị viêm nhiễm trùng, việc không làm sạch dược liệu có thể làm tăng tình trạng nhiễm trùng.
- Chọn rau dớn nên chọn rau được trồng ở những vùng sạch, không sử dụng phân bón hay các chất hóa học như thuốc diệt cỏ, thuốc kích thích… Lưu ý loại bỏ hết sâu và côn trùng bám trên rau trước khi dùng.
- Các nhà nghiên cứu nói rằng trong lá rau dớn non có một lượng nhỏ độc tố dương xỉ. Do đó, cần thận trọng khi sử dụng ngay cả khi chưa có một ghi nhận hay báo cáo cụ thể nào về trường hợp ngộ độc rau dớn.
Mặc dù rau dớn rất tốt cho sức khỏe nhưng nếu lạm dụng rau dớn cũng sẽ không tốt. Nếu bạn đang muốn sử dụng cây rau dớn với mục đích chữa bệnh, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa và những người có chuyên môn trước khi dùng.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
HOTLINE
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.