Tác dụng của cây tắc kè đá

Tác dụng của cây tắc kè đá

Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Tác dụng của cây tắc kè đácung cấp tại Hoàng Mộc Can mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.

Tắc kè đá là cây thuộc họ dương xỉ, còn được gọi là cây tổ rồng, tổ phượng. Trong Y học cổ truyền thì cây tắc kè đá được dùng để chữa bong gân, gãy xương, nhức răng do thận yếu. Cùng khám phá thêm những công dụng và bài thuốc từ giống cây này nhé.

1. Cây tắc kè đá là gì?

Tắc kè đá là cây thuộc họ dương xỉ, có các tên gọi khác là cây tổ rồng, cây tổ phượng. Tắc kè đá được đưa vào làm các vị thuốc trong y học cổ truyền để chữa nhiều bệnh như đau răng do thận hư, ứ huyết gây đau.

Mô tả cây tắc kè đá:

Tắc kè đá là loài cây thuộc họ dương xỉ, có tập tính sống phụ trên các cây gỗ hay đá. Thây rễ có dạng mầm và được phủ lớp vảy màu vàng bóng. Tắc kè đá có 2 dạng lá, kích thước lá của loài cây này thường từ 25-45cm, phiến lá có màu xanh, lá xẻ thùy lông chim. Mỗi lá của cây tắc kè đá thường có 3-7 cặp lông chim, phần cuống dài 10-20cm. Loại lá thứ hai có kích thước nhỏ hơn và nằm ôm thân cây, lá này được gọi là lá hứng mùn, có hình trái xoan, khô và có màu nâu, mặt dưới của lá có các bào tử lấm chấm đen nằm rải rác, phân bố không đều

Phân bố – thu hoạch cây tắc kè đá:

Cây tắc kè đá chủ yếu mọc hoang ở dọc suối và núi đá, trên các thân cây gỗ. Tại Việt Nam thì loài cây này tập trung nhiều ở các tỉnh vùng núi phía bắc như Lạng Sơn, Cao Bằng, các tỉnh bắc trung bộ như Quảng Trị. Ở miền trung, cây tắc kè đá có thể tìm thấy ở những tỉnh có nhiều núi, súi, ao hồ như Đà Lạt. Ở địa phận ngoài Việt Nam, cây tắc kè đá được tìm thấy mọc nhiều ở Việt Nam và Campuchia.

Mùa thu hoạch cây tắc kè đá dường như kéo dài quanh năm, số lượng thu hoạch tốt nhất rơi vào tháng 4-9.

Cây tắc kè đá người ta chỉ được thu hoạch phần thân và rễ, sau khi thu hoạch thì đem cạo bỏ lông và thái miếng nhỏ, sau đó đem phơi khô, bảo quản nơi khô và thoáng mát, tránh ẩm.

2. Cây tắc kè đá có tác dụng gì trong y học?

Tác dụng của cây tắc kè đá trong y học hiện đại:

Theo các tài liệu về dược liệu hiện nay thì tắc kè đá được dùng như một vị thuốc an thần, giảm đau và giảm lipid máu, tăng khả năng hấp thu phốt pho và canxi, được ứng dụng trong điều trị gãy xương.

Tác dụng của cây tắc kè đá trong y học cổ truyền:

Y học cổ truyền phân loại cây tắc kè đá có tính vị gồm vị hơi đắng và tính ấm, quy kinh vào kinh thận và can. Tác dụng của cây tắc kè đá là tán ứ (tán máu bầm), hoạt huyết (máu lưu thông tốt hơn), chữa suy nhược thần kinh, ứ huyết do chấn thương.

3. Các bài thuốc phổ biến tác dụng tác dụng của cây tắc kè đá

Dưới đây là thông tin các bài thuốc tác dụng của cây tắc kè đá trong đông y giúp cho người bệnh nhanh cải thiện các tình trạng đau mỏi, ứ huyết, đau răng của mình. Bài thuốc chỉ gồm các thành phần liên quan, nếu muốn biết rõ về hàm lượng từng loại cây thuốc, người bệnh nên tham khảo thêm từ các bác sĩ đông y có kinh nghiệm.

Bài thuốc trị đau nhức mỏi xương khớp do thận hư:

  • Người bệnh chuẩn bị các loại nguyên liệu sau: Tỳ giải, tắc kè đá và đỗ trọng, cẩu tích và hoài sơn, thỏ ty tử, rễ gối hạc, rễ cỏ xước, dây đau hương. Đem các vị thuốc kể trên sắc với 550ml nước cho đến khi 200ml, chia thành 2 lần uống trong ngày, liệu trình kéo dài 10 ngày, 3-5 liệu trình mới cảm nhận được sự cải thiện.

Bài thuốc tác dụng của cây tắc kè đá giảm đau răng, chảy máu chân răng:

  • Người bệnh cần chuẩn bị 16g tắc kè đá, đem đi giã nhỏ và sao cháy đen, tán thành bột mịn và sát vào vùng nướu đang bị sưng đau

Bài thuốc tác dụng của cây tắc kè đá trị đau nhức người do té ngã, chấn thương:

  • Người bệnh cần chuẩn bị lá sen tươi, trắc bá tươi và sinh địa, tắc kè đá. Sau khi chuẩn bị đủ hỗn hợp này thì sắc với 500ml nước cho đến khi còn 200ml, sau đó chia ra uống mỗi ngày 2 lần (mỗi lần 100ml). Sử dụng bài thuốc này trong 5 ngày để thấy hiệu quả.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
HOTLINE
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.