Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Tác dụng của vị thuốc sài hồcung cấp tại Hoàng Mộc Can mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.
Sài hồ là loại thuốc quen thuộc trong Y Học Cổ Truyền, có vị đắng, tính hơi hàn; đi vào các kinh can, đởm, tâm bào và tam tiêu. Vị thuốc sài hồ có tác dụng phát biểu, hòa lý, thoái nhiệt, giải uất, điều kinh, thăng dương, sơ can chỉ thống.
1. Đặc điểm cây sài hồ
Cây sài hồ còn có tên gọi khác là diệp sài hồ, trúc diệp sài hồ, bắc sài hồ. Vị thuốc sài hồ được lấy từ là rễ của cây. Ở Việt Nam, có vị thuốc sài hồ nam là rễ cây lức (Pluchea pteropoda Hemsl) hoặc cành và rễ cây cúc tần (Pluchea indica Less).
Cây sài hồ mọc thành bụi, cao khoảng 0.5 – 3m, phân nhánh ở gốc, sau đó mọc tỏa ra xung quanh. Phần thân non có màu xanh, được phủ một ít lông mịn, khi già, bề mặt thân cây nhẵn, có màu hơi tía hoặc xanh nâu.
Phiến lá sài hồ có hình thìa, mọc so le, phiến là dày, mép lá có răng cưa, mặt dưới nhạt màu, mặt lá trên láng bóng. Lá của cây sài hồ có mùi thơm hắc. Hoa sài hồ mọc thành cụm ở đầu cành. Quả sài hồ chia thành 10 cạnh, có mào lông không rụng.
2. Cây sài hồ có tác dụng gì?
Bộ phận dùng làm thuốc của cây sài hồ là phần lá và rễ, nhưng rễ được sử dụng phổ biến hơn. Trong dược liệu sài hồ có chứa tinh dầu và 0.5% saponin; lá, thân chứa rutin.
Theo Y Học Cổ Truyền, sài hồ có vị đắng, tính hơi hàn (một số tài liệu ghi chép tính bình); đi vào các kinh can, đởm, tâm bào và tam tiêu. Vị thuốc sài hồ có tác dụng phát biểu, hòa lý, thoái nhiệt, giải uất, điều kinh, thăng dương, sơ can chỉ thống.
Trong Y Học Cổ Truyền, vị thuốc sài hồ thường được sử dụng trong điều trị chứng khó tiêu, sốt không đổ mồ hôi, trị các chứng ngoại cảm (dùng sống). Sài hồ tẩm sao được dùng để điều trị chứng kinh nguyệt không đều, mỡ máu cao:rong kinh, hạ mỡ máu, tăng cường miễn dịchsốt rét, hoa mắt, ù tai, trẻ bị lên đậu, sởi.
Theo nghiên cứu dược lý hiện đại, tác dụng của cây sài hồ đó là:
- An thần, giải nhiệt, ức chế vi khuẩn lao, kháng virus bại liệt, cúm và có tác dụng chống viêm tương tự corticoid.
- Vị thuốc sài hồ giúp hạ mỡ máu, lợi mật và bảo vệ gan.
- Nước sắc sài hồ làm tăng khả năng tổng hợp protein, tăng cường miễn dịch trên động vật thực nghiệm.
- Ngoài ra, nước sắc vị thuốc sài hồ còn có tác dụng ức chế trực khuẩn lao, phẩy khuẩn tả, cầu khuẩn tan huyết, virus cúm, vi trùng sốt rét, virus gây viêm gan,…
- Vị thuốc sài hồ cũng được sử dụng kết hợp với vị thuốc nhân sâm và cam thảo để kích thích chức năng tuyến thượng thận trên những bệnh nhân có tiền sử sử dụng corticoid trong thời gian dài.
Vị thuốc sài hồ được dùng chủ yếu ở dạng sắc với liều 4 – 16g/ ngày. Khi sử dụng cần lưu ý như sau:
- Không dùng vị thuốc sài hồ cho người có hội chứng âm hư, can dương vượng và hỏa hư.
- Không sử dụng sài hồ cho trường hợp triều nhiệt (sốt có định kỳ) và chứng ho do phế âm hư.
- Người có hội chứng can hỏa thượng nghịch (biểu hiện huyết áp cao có triệu chứng ù tai, đau đầu, chóng mặt) không nên dùng.
- Nên giảm lượng ở người can khí uất, lao phổi có biểu chứng, chỉ nên sử dụng khoảng 4 – 6g/ ngày.
- Nên sử dụng đồng thời vị thuốc sài hồ với bạch thược để làm giảm tác dụng kích thích và tăng tác dụng thư can, trấn thống của sài hồ.
- Thận trọng khi dùng vị thuốc sài hồ cho phụ nữ mang thai, người bị xơ gan và giãn tĩnh mạch thực quản.
- Tránh dùng vị thuốc sài hồ đồng thời với những loại thuốc ức chế miễn dịch như Tacrolimus, Mycophenolate, Daclizumab, Muromonab-CD3,…
3. Một số bài thuốc sử dụng sài hồ
Dược liệu sài hồ được sử dụng để điều chế các bài thuốc trị bệnh như:
- Bài thuốc chữa chứng ngoại cảm: Sử dụng sài hồ 12 – 16g, bán hạ 8 – 12g, đảng sâm 8 – 12g, hoàng cầm 8 – 12g, chích cam thảo 4 – 6g, sinh khương 3 lát và đại táo từ 4 – 6 quả, sắc uống, ngày 1 thang cho đến khi khỏi hẳn.
- Bài thuốc trị các chứng kinh nguyệt kéo dài, rong kinh, khí hư ra nhiều, tiêu chảy, sa tử cung, sa trực tràng: Sử dụng sài hồ 6 – 10g cùng với thăng ma 4 – 8g, đảng sâm 12g, đương quy 12g, chích cam thảo 4g, hoàng kỳ 20g, 12g, trần bì 4 – 6g, sắc uống.
- Bài thuốc trị chứng cảm mạo: Sử dụng sài hồ cùng với phòng phong, thược dược, gừng tươi, trần bì và cam thảo bằng lượng nhau, sắc lấy nước uống 3 lần trong ngày.
- Bài thuốc chữa chứng mỡ máu cao: Sử dụng sài hồ 3g cùng một ít lá hán quả, sắc uống hằng ngày có thể giảm lượng triglyceride tích tụ ở gan.
- Bài thuốc trị chứng can khí gây rối loạn kinh nguyệt, viêm loét dạ dày tá tràng hoặc suy nhược thần kinh: Sử dụng sài hồ, đương quy, bạch truật, bạch thược và bạch linh mỗi vị 12g, chích cam thảo 4g, sắc uống.
- Bài thuốc trị chứng bệnh của thiếu dương, ngực hông đầy tức, chán ăn, hay nôn ọe, hồi hộp trống ngực, miệng đắng, cổ họng khô: Sử dụng Sài hồ cùng với hoàng cầm, đảng sâm và pháp bán hạ mỗi vị 12g, cam thảo 4g, sinh khương 8g, đại táo 3 quả, sắc uống.
Tóm lại, sài hồ vị đắng, tính mát; vào can, đởm. Có tác dụng tán nhiệt giải biểu, làm thông lợi gan, giảm đau, thăng cử dương khí và cắt cơn sốt rét. Để sử dụng hiệu quả và an toàn, người bệnh cần tham khảo ý kiến thầy thuốc về liều lượng và cách dùng.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
HOTLINE
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.