Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Tạng thận trong đông ycung cấp tại Hoàng Mộc Can mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.
Tạng thận trong đông y thuộc thủy, nhận lấy âm tinh của lục phủ ngũ tạng mà tàng giữ lấy và là gốc của các tạng. Chức năng tạng thận trong Y Học Cổ Truyền chủ việc sinh học, là gốc của tiên thiên, đồng thời là rễ của cơ thể sinh trưởng phát dục. Bên cạnh đó, thận chủ việc nạp khí, thận khí thịnh thì khỏe, thận khí suy thì mắc bệnh.
1. Chức năng của tạng thận trong Y Học Cổ Truyền
Thận trong đông y thuộc hành thủy, trong lục phủ ngũ tạng thận nhận lấy âm tinh mà tàng giữ lấy, là gốc của các tạng. Bên cạnh đó coi về tướng hỏa, hỏa là thứ vô hình đi khắp các tạng phủ mà không ngừng. Vì vậy, thận là tạng của thủy hỏa. Thận tàng tinh chủ về phát dục và sinh dục, là gốc của tiên thiên và đồng thời là rễ của cơ thể sinh trưởng phát dục. Ngoài ra, thận chủ việc nạp khí, vì vậy thận khí thịnh thì khỏe mà thận khí suy thì yếu, mắc bệnh. Đường kinh mạch của tạng thận được bắt đầu từ chân đi lên đùi đi suốt xương sống. Vì trong tạng thận tàng trữ chân âm và cả chân dương, âm dương kết hợp với nhau, thủy hỏa hỗ trợ nhau nên tàng mà không tiết.
1.1 Thận tàng tinh, chủ về phát dục và sinh dục
Thận tinh được gọi là tinh của tiên thiên và hậu thiên đều được tàng trữ ở thận. Tinh biến thành khí do vậy còn có thận khí. Thận tinh còn được gọi là thận thủy, thận âm, nguyên âm và chân âm. Thận khí còn gọi là thận hỏa, thận dương, nguyên dương, chân dương và mệnh môn hỏa. Thận trong đông y gọi là gì? Thận tinh và thận khí quyết định sự sinh dục và phát dục của cơ thể từ khi còn nhỏ cho đến lúc già ví dụ như quá trình mọc răng, dậy thì, sinh sản và lão hóa. Do đó, thận được gọi là gốc của tiên thiên. Theo sách kinh nội ghi chép lại: “Bé gái khi 7 tuổi thì thận khí thịnh, tóc dài thay răng, 14 tuổi thì thiên quý đến mạch nhâm thông với mạch xung cho nên bắt đầu xuất hiện kinh nguyệt. Khi được 7 thiên quý tức 49 tuổi thì mạch nhâm yếu và mạch xung kém thiên quý cạn hết cho nên bước sang tuổi lão hóa, mất kinh và cơ thể yếu dần. Đối với con trai 8 tuổi thận khí thực thì tóc tốt, thay răng, thận khí thịnh và thiên quý đến khi 16 tuổi cho nên tinh khí tràn đầy, 24 tuổi thận khí điều hòa nên cơ thể trở nên cường tráng. Khi được 8 thiên quý tức 64 tuổi thì thận khí suy kém răng rụng, tóc rụng và cơ thể suy yếu”.
Trẻ con sau khi sinh thể chất mềm yếu, là thuộc thận hư và tiên thiên không đủ. Ngoài ra đối với nam nữ có bệnh về sinh dục như tinh lạnh, liệt dương, di tinh, hành kinh bất thường, không có con và phát dục không tốt cũng đều là do bệnh thận mà ra. Thận dương và thận âm nương tựa vào nhau, cũng như chế ước lẫn nhau giúp cho thế quân bình âm dương. Thận tinh hư hay thận khí hư là hiện tượng khi thận hư mà không có hiện tượng hàn nhiệt. Nếu có hiện tượng hư nhiệt là do thận thủy hư hay thận âm hư, nếu có hiện tượng ngoại hàn là do thận dương hư hay thận hỏa hư.
1.2 Thận chủ khí hóa nước
Thận khí có nhiệm vụ khí hóa nước, nghĩa là đem nước do thức ăn đưa vào tưới cho các cơ quan và bài tiết nước ra ngoài. 3 tạng đảm nhận nhiệm vụ cho sự đại tạ nước trong cơ thể bao gồm tỳ vận hóa thủy thấp, phế thông điều thủy đạo và thận khí hóa nước. Nước được đưa vào trong vị và được tỳ vận hóa hấp thu đưa lên phế, phế túc giáng xuống thận, sau đó thận khí hóa nước đưa các chất trong trở lại phế để đi tới các cơ quan và toàn thân. Đồng thời đẩy chất đục xuống bàng quang nhằm thải ra ngoài.
1.3 Thận chủ nạp khí
Phế hít không khí vào cơ thể và được giữ lại ở thận được gọi là thận nạp khí. Trong trường hợp thận hư không thể nạp được phế khí thì làm cho phế khí nghịch lên gây ra chứng ho hen và khó thở. Trên lâm sàng điều trị chứng ho suyễn ở người già bằng phương pháp bổ thận nạp khí.
1.4 Thận được coi là hai đường đại tiểu tiện
Tiền âm là nơi bài tiết ra nước tiểu, bộ phận sinh dục. Thận chủ khí hóa và bài tiết nước tiểu, sự sinh dục nên được gọi là thận chủ tiền âm. Thận hư hay gặp trong chứng thường xuyên đi tiểu về ban đêm ở người già, hay đái dầm ở trẻ em, mộng tinh và di tinh ở nam giới, ra khí hư ở nữ giới,…
Hậu âm là nơi đại tiện do tỳ đảm nhận chức năng nhưng nếu tỳ dương được thận khí hóa để bài tiết phân nên còn được gọi là thận chủ hậu âm. Nếu thận khí hư hay gặp trong chứng đại tiện lỏng hoặc táo ở người già. Đại tiện và tiểu tiện là hậu âm và tiền âm nên thận chủ về nhị tiện.
2. Quan hệ giữa thận và các tổ chức khí quan
Thận trong đông y chủ về xương, sinh tủy và làm đầy cho não, khai khiếu ở tai, tóc tươi tốt, eo lưng là phủ của thận.
2.1 Thận chủ xương tủy và thông lên não
Thận tàng tinh mà tinh lại sinh tủy. Tủy nằm ở trong xương giúp nuôi dưỡng xương cho nên được gọi là thận chủ cốt sinh tủy. Nếu như thận hư, sự phát dục của cơ thể giảm sút gây ra hiện tượng xương mềm, chậm mọc răng và chậm biết đi.
Răng là phần thừa của xương nên thận bị bệnh thì dẫn tới đau răng, răng sâu,… Tủy nằm ở cột sống thông lên não, thận sinh tủy nên nói thận thông với não và không ngừng làm đầy bổ sung cho não. Nếu thận hư sẽ làm cho não chậm phát triển gây ra hiện tượng đần độn, thiểu năng trí tuệ, kém thông minh. Não là bể của tủy và bể tủy không đủ thì gây ra chứng choáng váng, hay quên và không tỉnh táo.
2.2 Thận khai khiếu ở tai
Tai là do thận tinh nuôi dưỡng, nên nếu thận hư thì ù tai, điếc. Ở người cao tuổi thận khí và thận tinh suy yếu hay gặp tình trạng ù tai, điếc tai.
2.3 Thận vinh nhuận ra tóc
Thận tàng tinh và tinh sinh huyết. Tóc là phần thừa của huyết được huyết nuôi dưỡng vì vậy, thận chính là căn nguyên sinh ra tóc. Sự suy và thịnh của thận có mối quan hệ mật thiết với phần tóc. Ví dụ nếu trẻ bẩm sinh thận khí đã kém dẫn tới tình trạng tóc thưa, thanh niên thiên quý thịnh thì tóc tươi tốt, người cao tuổi thận khí suy thì tóc bạc,… Vì vậy, trong đông y nói thận vinh nhuận ra tóc.
2.4 Eo lưng là phủ của thận
Thận âm hư thì eo lưng bị đau mỏi, thận dương hư thì eo lưng sống lưng đau và lạnh.
3. Thận có liên quan đến các tạng phủ khác
3.1 Quan hệ biểu lý với bàng quang
Bàng quang có nhiệm vụ chứa đựng và bài tiết nước tiểu thông qua sự khí hóa và sự phối hợp với tạng thận. Thận khí không đủ, khí hóa không kịp thời thì tiểu tiện không có lợi.
3.2 Thận tương sinh với can phế
- Thận không sinh mộc: trước tiên xuất hiện chứng thận âm hư, sau đó xuất hiện chứng can âm huyết không đủ được gọi là chứng can thận âm hư.
- Kim không sinh thủy: trước tiên xuất hiện chứng phế hư sau đó có chứng thận hư được gọi là chứng phế thận âm hư.
3.3 Thận tương khắc với tâm tỳ
- Thủy khắc hỏa: trước tiên xuất hiện chứng bệnh thận hàn, và sau đó có chứng tâm dương hư thành chứng tâm thận dương hư.
- Thổ khắc thủy: đầu tiên xuất hiện bệnh lý của tỳ, sau đó là chứng thận hư.
4. Các triệu chứng của bệnh thận
Một số triệu chứng điển hình của bệnh thận bao gồm:
- Thực: cương dương không mềm ra, bồn chồn.
- Hư: đau lưng, mỏi gối, liệt dương, di tinh, ù tai, điếc tai, tóc bạc.
- Nhiệt: đái ít, đái máu, táo, chảy máu chân răng.
- Hàn: sợ lạnh, các chi lạnh, tinh lạnh, nằm co, ngũ canh tả.
Tóm lại, thận trong đông y thuộc hành thủy, nhận lấy âm tinh của lục phủ ngũ tạng mà tàng giữ lấy, là gốc của các tạng. Bên cạnh đó coi về tướng hỏa, hỏa là thứ vô hình đi khắp các tạng phủ mà không ngừng. Vì vậy, thận là tạng của thủy hỏa. Thận tàng tinh chủ về phát dục và sinh dục, là gốc của tiên thiên và là rễ của cơ thể sinh trưởng phát dục. Ngoài ra, thận chủ việc nạp khí, vì vậy thận khí thịnh thì khỏe mà thận khí suy thì yếu, mắc bệnh.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
HOTLINE
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.