Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Thảo dược tốt cho người bị hen suyễncung cấp tại Hoàng Mộc Can mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.
Hen suyễn là bệnh lý viêm mãn tính của đường hô hấp với các triệu chứng bao gồm ho, khó thở, tức ngực, thở khò khè… Bệnh lý mãn tính nên quá trình điều trị cần nhiều thời gian và đến nay vẫn chưa có thuốc đặc trị điều trị dứt điểm. Bên cạnh việc điều trị theo các phác đồ thuốc Tây y, việc sử dụng các loại thảo dược được xem là hiệu quả và đem lại nhiều lợi ích cho người bệnh hen suyễn.
1. Tổng quan về bệnh hen suyễn
Hen suyễn hay hen phế quản là bệnh lý viêm mãn tính đường hô hấp, tình trạng viêm làm cho các ống dẫn khí đường hô hấp thắt chặt lại, giới hạn lượng khí vào và ra khỏi phổi. Người bệnh mắc hen suyễn thường xuất hiện các triệu chứng như sau:
- Các cơn ho dai dẳng kéo dài, đặc biệt là nửa đêm và khi thay đổi thời tiết;
- Tức ngực: Cảm giác lồng ngực bị co thắt, tức nặng;
- Tiếng thở khò khè: Thường xuất hiện tiếng thở rít, khò khè khi ngủ hoặc khi thở ra;
- Khó thở: Khó thở làm cho người bệnh thường thở nhanh, hụt hơi, hít vào không được sâu và thở ra thì không dễ dàng;
- Các cơn khó thở thường làm cho người bệnh bị thức giấc.
Bệnh lý hen suyễn nếu không được điều trị sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như nhiễm khuẩn hô hấp, biến dạng lồng ngực, tâm phế mạn, khí phế thũng…
Điều trị hen phế quản theo Y Học Hiện Đại thông qua các phác đồ điều trị sử dụng một số nhóm thuốc như sau:
- Thuốc cắt cơn (giãn phế quản): Nhóm thuốc chữa hen suyễn có tác dụng nhanh, thời gian tác dụng ngắn nên được sử dụng trong các cơn hen cấp và thường được bào chế dưới dạng hít hoặc uống;
- Nhóm thuốc dự phòng: Tác dụng làm chậm và kéo dài thời gian tái phát cơn hen;
- Nhóm thuốc kháng viêm: Tác dụng kiểm soát tình trạng viêm đường thở, giúp giảm các triệu chứng của bệnh, giảm số lượng cơn hen nặng.
Một số tác dụng phụ có thể gặp phải khi sử dụng các nhóm thuốc trên như sau:
- Nhức đầu, khô miệng, chóng mặt, mất ngủ, tim đập nhanh…
- Ảnh hưởng xấu đến dạ dày, thị lực và có thể dẫn đến suy giảm chức năng gan, thận..;
- Tăng nguy cơ giòn xương, loãng xương;
- Suy giảm sức đề kháng, ức chế miễn dịch.
Mặc dù có thể xảy ra các tác dụng phụ nhưng việc sử dụng các nhóm thuốc Tây y trong điều trị hen suyễn là vô cùng quan trọng, giúp giảm các triệu chứng và ngăn ngừa cơn hen tái phát. Việc điều trị bằng các nhóm thuốc này cần có chỉ định của bác sĩ điều trị.
Bên cạnh việc điều trị hen suyễn theo các phác đồ thuốc Tây y, việc sử dụng các loại thảo dược được chứng minh là hiệu quả và đem lại nhiều lợi ích trong điều trị cho người mắc bệnh hen suyễn.
Xem ngay: Điều trị hen suyễn bằng Đông y như thế nào?
2. Thảo dược hỗ trợ điều trợ điều trị hen suyễn
Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng nhiều loại thảo dược có tác dụng hỗ trợ điều trị các triệu chứng của bệnh hen suyễn hiệu quả. Một số loại thảo dược chữa hen suyễn có thể kể đến như sau:
- Tỏi: Không chỉ được sử dụng như một loại gia vị giúp làm tăng độ hấp dẫn của thức ăn mà tỏi còn có công dụng hỗ trợ điều trị hen suyễn hiệu quả. Bởi tác dụng kháng viêm và diệt khuẩn cao nên thực phẩm này giúp điều trị và hạn chế tình trạng viêm nhiễm xảy ra trong bệnh hen phế quản;
- Gừng: Thảo dược mang lại nhiều công dụng trong điều trị nhức đầu, cảm lạnh, khó tiêu, đau bụng… Bên cạnh đó, gừng còn được xem là một thần dược giúp điều trị hen suyễn hiệu quả;
- Tía tô: La tía tô tính ấm, vị cay nên có công dụng hỗ trợ điều trị hen suyễn và làm giảm các triệu chứng ho, tức ngực… Bên cạnh đó, thảo dược này còn được dùng như một vị thuốc điều trị nhiều triệu chứng bệnh như sốt, cảm mạo, ra mồ hôi…
- Bạch quả: Các hoạt chất trong bạch quả các tác dụng kháng viêm, kháng histamin nên được sử dụng trong điều trị viêm phế quản và hen suyễn. Một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2007 cho thấy chiết xuất từ bạch quả có tác dụng làm giảm sự lan rộng của các tế bào gây viêm tại đường hô hấp do bệnh hen phế quản gây ra.
3. Một số bài thuốc nam hỗ trợ điều trị hen suyễn
Người mắc bệnh hen suyễn, đặc biệt là người cao tuổi dễ xuất hiện triệu chứng ho nhiều, đờm đặc, lưỡi đỏ nhiều chất nhầy… Trong Y Học Cổ Truyền, bệnh hen suyễn còn được gọi là đàm ẩm, ngoại cảm phong hàn, xảy ra do sự suy giảm công năng của 3 tạng tỳ, phế, thận. Việc sử dụng các bài thuốc nam bào chế từ thảo dược trị hen suyễn mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh. Một số bài thuốc có thể kể đến như sau:
3.1. Bài thuốc từ tỏi
Bài thuốc được chế biến bằng cách sử dụng 500g tỏi củ, 200g đường đỏ, 500g giấm ăn. Tiến hành bóc vỏ, tẽ nhánh và giã nát tỏi, cho vào lọ cùng với đường đỏ rồi rót giấm ăn vào, đậy kín nắp lọ và ngâm dung dịch trong thời gian khoảng 15 ngày thì có thể đem ra sử dụng. Để đạt được hiệu quả cao, người bệnh nên sử dụng 15 – 20ml mỗi lần uống và uống 3 lần mỗi ngày, kết hợp với đó là ăn củ tỏi ngâm.
3.2. Bài thuốc từ gừng
Bài thuốc được chế biến bằng cách sử dụng 50g gừng tươi, 100g rễ cây chè và mật ong. Tiến hành đun hỗn hợp gừng tươi và rễ cây chè với nước, dung dịch sau khi sắc đem chắt lấy nước và thêm mật ong vào nước thuốc, khuấy đều và đem uống. Để đạt được hiệu quả cao, người bệnh nên uống 2 lần trong ngày và mỗi lần uống nên dùng 20ml nước thuốc.
3.3. Bài thuốc từ tiêu sọ
Đây là bài thuốc được áp dụng nhiều. Chế biến bài thuốc bằng các nguyên liệu gồm 1 chén con hạt tiêu nguyên hạt và 1 cái dạ dày lợn được làm sạch. Dùng tất cả hạt tiêu cho vào dạ dày lợn và thêm các loại gia vị gồm tỏi, hành, muối, đường… đem nấu chín. Hỗn hợp sau khi được nấu chín lấy hạt tiêu để phơi khô riêng và để dành ăn 3 – 5 hạt cùng với nước trà. Dạ dày lợn sau khi nấu chín đem ăn ngay. Bài thuốc được sử dụng trên nguyên tắc hạt tiêu giúp làm ấm tạng phủ và hạn chế các cơn ho.
Như vậy, việc sử dụng các bài thuốc nam bào chế từ thảo dược chữa hen suyễn mang lại nhiều lợi ích và giúp cải thiện triệu chứng ở người bệnh hen suyễn. Tuy nhiên phương pháp điều trị nào cũng có những tác dụng phụ đi kèm nên người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị trước khi sử dụng trong điều trị bệnh.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
HOTLINE
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.