Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Thảo mộc hương có tác dụng gì?cung cấp tại Hoàng Mộc Can mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.
Thảo mộc hương là một loài thực vật truyền thống được biết đến nhiều vì có công dụng chữa bệnh trong các hệ thống lý thuyết Y Học Cổ Truyền. Theo đó, các tác dụng mà cây thảo mộc này có thể đem lại được ghi nhận là chống loét, chống co giật, chống ung thư, bảo vệ gan, tim mạch, chống viêm khớp.
1. Cây thảo mộc là gì?
Thảo mộc hương (Saussurea costus) là một loại thảo mộc lâu năm, thuộc họ Cúc bao gồm gần 1000 chi và 30.000 loài phân bố ít nhiều trên khắp thế giới. Khoảng 177 chi và 1052 loài được tìm thấy ở Ấn Độ. Đây là một loại thảo mộc mọc thẳng, mạnh mẽ thường được tìm thấy ở độ cao từ 8.200 đến 9.800 ft (2.500 đến 3.000 m) ở Ấn Độ (Himalayas, Jammu, Kashmir, Thung lũng Kishenganga và Western Ghats). Cây có thể trồng ở nhiều loại đất như đất cát nhẹ, đất sét nặng đến trung bình là đất chua, trung tính hoặc bazơ và kiềm. Cây phát triển mạnh từ những khu vực bán bóng râm hoặc khu vực không có bóng râm.
Thân cây thảo mộc hương đơn giản, to tròn, thường cao từ 1 đến 2 m. Lá có răng cưa không đều; những lá ở gốc thường lớn, có cuống lá dài có cánh trong khi các lá phía trên nhỏ hơn, có cuống ngắn hoặc không cuống. Hai thùy nhỏ ở gốc lá ôm lấy thân. Rễ cây thảo mộc có màu nâu sẫm hoặc xám, mập dài tới 40 cm.
Hoa của thảo mộc hương có màu xanh tím đến đen, hình tròn, cứng, chiều ngang khoảng 2,4-3,9 cm. Tràng hoa hình ống và dài 2 cm, có 2 đến 5 chùm ở nách lá hoặc đầu tận cùng. Thông thường, cây ra hoa từ tháng 7 đến tháng 8 và hạt chín từ tháng 8 đến tháng 9.
2. Thảo mộc hương có tác dụng gì?
Sức khỏe tim mạch
Các nghiên cứu cho thấy thảo mộc hương có tác dụng thúc đẩy sức khỏe tim mạch. Các báo cáo được công bố trên tạp chí khoa học đã xem tác dụng của Saussurea costus đối với chuột và xác định loại thảo mộc này có những đặc điểm chống lại tổn thương cơ tim.
Ung thư
Thảo mộc hương có hiệu quả đối với bệnh ung thư. Nghiên cứu thử nghiệm trên tế bào ung thư dạ dày của con người cho thấy loại thảo mộc này ngăn chặn sự phát triển của khối u và gây ra quá trình tự hoạt tử.
Sức khỏe gan
Thảo mộc hương cũng có lợi cho việc điều trị bệnh gan theo nghiên cứu được thực hiện trên động vật. Thử nghiệm được tiến hành trên chuột cho thấy điều trị bằng Saussurea costus giúp giảm tổn thương gan liên quan đến viêm gan.
3. Các tác dụng của thảo mộc hương trong Y Học Cổ Truyền
Thảo mộc hương là một bài thuốc dân gian có hiệu quả như một phương pháp điều trị ho, hen suyễn, viêm phế quản và bệnh tả tại nhà:
- Loại trừ giun có trong ruột và các bộ phận cơ thể khác.
- Là một loại thuốc long đờm hiệu quả, giúp điều trị bệnh hen suyễn bằng cách giúp thở dễ dàng hơn, làm thông thoáng và thư giãn phế quản.
- Được sử dụng để điều trị viêm da và viêm khớp dạng thấp.
- Khi bôi bên ngoài dưới dạng nước ép hoặc thuốc đắp, có thể điều trị các vấn đề về da.
- Xoa bóp dầu chiết xuất có thể giúp giảm suy nhược thần kinh và thúc đẩy lưu thông máu.
- Là một chất chống oxy hóa, giúp loại bỏ các gốc tự do và độc tố khỏi cơ thể.
- Hữu ích cho các vấn đề kinh nguyệt như kinh nguyệt không đều, kinh nguyệt ít và kinh nguyệt đau đớn.
- Có tác dụng điều trị hiệu quả chứng tiêu chảy, khó tiêu, đau dạ dày do loét dạ dày và bệnh tả.
- Tác dụng lợi tiểu của thảo mộc hương giúp loại bỏ lượng nước dư thừa của cơ thể.
- Giúp giảm đau, mẩn đỏ và sưng tấy vùng bị ảnh hưởng; cũng hữu ích để điều trị các tình trạng viêm nhiễm như bệnh thấp khớp, viêm khớp và các bệnh về khớp nói chung.
- Loại thảo mộc này ngăn ngừa nhiễm trùng cũng như sự phát triển của vi khuẩn.
- Xoa bóp nướu răng với thảo mộc để duy trì sức khỏe răng miệng.
- Làm giảm cơn sốt liên quan đến cảm cúm và cảm lạnh.
- Giúp cải thiện quá trình hồi phục da bằng cách cải thiện lưu thông máu.
- Điều trị chứng rụng tóc.
4. Các cách thường dùng thảo mộc hương để điều trị bệnh
- Bệnh ngoài da, ngứa, chàm da: Dùng nước ép của lá thảo mộc hương thoa bên ngoài lên vùng da bị bệnh để xóa vết chàm, ngứa và các bệnh ngoài da.
- Cải thiện lưu thông máu và suy nhược thần kinh: Xoa bóp hỗn hợp dầu thực vật và thân rễ cây lên các khu vực bị ảnh hưởng.
- Tê liệt: Uống 1⁄2 đến 1 gam bột rễ thảo mộc hương hai lần một ngày.
- Ho lạnh, khả năng miễn dịch kém: Lấy hỗn hợp bột thảo mộc hương pha uống cùng mật ong.
- Huyết áp thấp: Uống 1 gam bột thảo mộc hương hai lần một ngày với sữa ấm.
- Thống kinh, kinh nguyệt thưa hay không đều: Uống 1 đến 2 gam bột rễ thảo mộc hương với mật ong hay nước ấm hai lần một ngày trong 15 ngày.
- Diệt ký sinh trùng đường ruột: Lấy 1⁄2 gam bột thảo mộc hương pha nước uống một lần
- Sốt, suy nhược do sốt: Uống 1⁄2 gam bột thảo mộc hương với mật ong trong vài ngày.
- Suy tĩnh mạch: Bôi hỗn hợp bột rễ cây và tinh dầu lên các khu vực bị ảnh hưởng để cải thiện lưu thông máu .
- Khó tiêu: Uống 4 đến 8 nhúm bột thảo mộc hương với mật ong hai lần một ngày sau bữa trưa và bữa tối.
5. Các phản ứng phụ cần lưu ý khi sử dụng thảo mộc hương
Thành phần trong thảo mộc hương có chứa axit aristolochic nên có thể gây hại cho thận và gây ung thư khi dùng với liều lượng lớn.
Những người bị bệnh tim, bệnh thận, phụ nữ mang thai và cho con bú không nên dùng thảo mộc hương hay dùng dưới sự giám sát y tế.
Những người bị tăng huyết áp nên tránh tiêu thụ thảo mộc hương dưới bất kỳ hình thức nào.
Tóm lại, thảo mộc hương là một loài cây thảo mộc đã được sử dụng làm thuốc truyền thống trong hầu hết các nền Y Học Cổ Truyền trên toàn cầu cho nhiều loại bệnh khác nhau. Ngày nay, các công dụng y học đáng kể của thảo mộc hương đã từng bước được nghiên cứu, phân tích sinh hóa rõ ràng. Chính vì thế, khi các nghiên cứu lâm sàng về tác dụng của thảo mộc hương càng thu được nhiều kết quả tích cực, dược liệu truyền thống này sẽ được sử dụng rộng rãi hơn vì lợi ích tốt nhất của sức khỏe cộng đồng.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
HOTLINE
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.