Thoát vị đĩa đệm có nên xoa bóp bấm huyệt?

Thoát vị đĩa đệm có nên xoa bóp bấm huyệt?

Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Thoát vị đĩa đệm có nên xoa bóp bấm huyệt?cung cấp tại Hoàng Mộc Can mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.

Thoát vị đĩa đệm là một bệnh lý rất phổ biến, chiếm 65 – 75% trên tổng số nguyên nhân gây ra cơn đau tại cột sống thắt lưng và 76% trường hợp bị đau thần kinh hông. Thoát vị đĩa đệm là do nhân nhầy đĩa đệm của cột sống bị lệch ra khỏi vị trí bình thường của nó. Vậy thoát vị đĩa đệm có nên xoa bóp hay không?

1. Nguyên nhân dẫn đến thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng theo quan điểm Y Học Cổ Truyền

Nguyên nhân dẫn đến thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là do can thận bị suy kém, phong hàn thấp thừa hư xâm phạm vào kinh bàng quang hoặc kinh đởm, dẫn đến kinh khí bế tắc. Từ đó dẫn đến sự lưu thông của kinh khí không bình thường, khí huyết trong cơ thể không điều hòa gây đau và hạn chế vận động. Bệnh ứ trễ lâu ngày sẽ càng ảnh hưởng tới can thận. Nguyễn nhân gây bệnh là do bệnh nhân lao động quá sức hoặc thường xuyên vận động sai tư thế, do chấn thương gây huyết ứ và làm bế tắc kinh lạc.

2. Triệu chứng bệnh thoát vị đĩa đệm

Các triệu chứng báo hiệu bệnh thoát vị đĩa đệm đó là:

  • Thoát vị đĩa đệm gây các cơn đau nhói khi bệnh nhân thực hiện các động tác uốn dẻo, có thể uốn người về phía trước hoặc phía sau, thậm chí đau cả ở tư thế uốn người trở về vị trí thẳng đứng;
  • Cơn đau gây ra do thoát vị đĩa đệm thường kết hợp với đau lưng,căng cơ và cảm giác tê lan xuống một hoặc 2 chân khi bệnh nhân đi lại;
  • Thoát vị đĩa đệm có thể gây ra yếu chân, người bệnh không thể điều khiển ngón chân mỗi khi đi bộ, cảm giác không có lực khi kiễng chân hoặc không có lực để chà mạnh chân xuống sàn nhà;
  • Thoát vị đĩa đệm nghiêm trọng có thể dẫn đến mất kiểm soát ruột và bàng quang;
  • Cơn đau thường khiến bệnh nhân ngại vận động, theo thời gian các cơ không hoạt động sẽ dẫn đến teo cơ, teo hai chân, dẫn đến hậu quả đi lại khó khăn;
  • Xuất hiện cảm giác tê giống như kiến bò từ mông, cảm giác đó sẽ lan dần ra phía sau hay xuống 1 bên chân, đau thần kinh tọa, đau có thể tăng lên khi ngồi, hắt hơi hoặc khi ho…
[wpcc-element _tag=”source” srcset=”/s3-images/size/xxxsmall/20210523_045955_020188_thoat-vi-dia-dem-2.max-1800×1800.jpg” media=”(max-width: 128px)” _close=”0″][wpcc-element _tag=”source” srcset=”/s3-images/size/xxsmall/20210523_045955_020188_thoat-vi-dia-dem-2.max-1800×1800.jpg” media=”(max-width: 256px)” _close=”0″][wpcc-element _tag=”source” srcset=”/s3-images/size/xsmall/20210523_045955_020188_thoat-vi-dia-dem-2.max-1800×1800.jpg” media=”(max-width: 320px)” _close=”0″][wpcc-element _tag=”source” srcset=”/s3-images/size/small/20210523_045955_020188_thoat-vi-dia-dem-2.max-1800×1800.jpg” media=”(max-width: 480px)” _close=”0″][wpcc-element _tag=”source” srcset=”/s3-images/size/medium/20210523_045955_020188_thoat-vi-dia-dem-2.max-1800×1800.jpg” media=”(max-width: 768px)” _close=”0″][wpcc-element _tag=”source” srcset=”/s3-images/size/large/20210523_045955_020188_thoat-vi-dia-dem-2.max-1800×1800.jpg” media=”(max-width: 1024px)” _close=”0″][wpcc-element _tag=”source” srcset=”/s3-images/size/xlarge/20210523_045955_020188_thoat-vi-dia-dem-2.max-1800×1800.jpg” media=”(max-width: 1280px)” _close=”0″][wpcc-element _tag=”source” srcset=”/s3-images/size/xxlarge/20210523_045955_020188_thoat-vi-dia-dem-2.max-1800×1800.jpg” media=”(max-width: 1600px)” _close=”0″][wpcc-element _tag=”source” srcset=”/s3-images/size/xxxlarge/20210523_045955_020188_thoat-vi-dia-dem-2.max-1800×1800.jpg” media=”(max-width: 1920px)” _close=”0″]thoát vị đĩa đệm
Người bệnh có thể gặp tình trạng đau. Vậy thoát vị đĩa đệm có nên xoa bóp?

3. Thoát vị đĩa đệm có nên xoa bóp hay không?

Bên cạnh những biện pháp thay đổi lối sống như duy trì chế độ dinh dưỡng cân bằng, ăn đầy đủ chất, tránh tăng cân quá mức và thường xuyên tập luyện các bài tập phù hợp để hỗ trợ sức khỏe của cột sống, tăng tính dẻo dai, linh hoạt, cung cấp các dưỡng chất chuyên biệt cho xương – khớp thì chữa thoát vị đĩa đệm bằng đông y cũng mang lại hiệu quả khả quan. Cụ thể hơn, phương pháp xoa bóp trị liệu sẽ mang lại hiệu quả cải thiện đáng kể cơn đau do thoát vị đĩa đệm gây ra.

Xoa bóp, bấm huyệt thoát vị đĩa đệm là liệu pháp sử dụng ngón tay hoặc cả bàn tay để tác động lực lên các vị trí của huyệt đạo và gân khớp của bệnh nhân nhằm mục đích:

  • Giãn mạch, tăng khả năng lưu thông máu, góp phần chống viêm, giảm phù nề;
  • Cải thiện tình trạng co cứng cơ, gân, dây chằng, giúp các khớp dẻo dai, linh hoạt hơn;
  • Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm có thể dẫn đến chứng thoái hóa cột sống, các động tác xoa bóp sẽ giúp cho bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm ngăn ngừa được tình trạng thoái hóa cột sống nhờ vào các tác động tốt đến cột sống của người bệnh.

4. Phương pháp xoa bóp bấm huyệt thoát vị đĩa đệm cột sống

Tư thế xoa bóp bấm huyệt thoát vị đĩa đệm: bệnh nhân được nằm ở tư thế nằm sấp, thầy thuốc sẽ đứng và thực hiện lần lượt làm các thủ thuật sau đây:

4.1. Làm mềm và làm giãn các cơ ở vùng lưng và mông

  • Day: sử dụng gốc bàn tay, mô ở ngón tay út và ngón tay cái, sau đó hơi dùng sức ấn xuống da của người bệnh và di chuyển theo đường tròn, tay của thầy thuốc và da của người bệnh phải luôn dính với nhau, da người bệnh sẽ di động theo tay thầy thuốc, day dọc 2 bên cột sống từ đoạn đốt sống lưng D7 đến mông, thực hiện 3 lần.
  • Lăn: sử dụng mu bàn tay, hoặc dùng các khớp giữa bàn tay và ngón tay, hoặc dùng các khớp ngón tay vận động nhẹ nhàng ở vị trí khớp cổ tay kết hợp với một sức ép nhất định, lần lượt lăn trên da bệnh nhân, thực hiện hai bên cột sống từ đoạn đốt sống lưng D7 đến mông, lặp lại 3 lần.
  • Bóp: sử dụng 2 bàn tay, hoặc ngón tay cái và ngón trỏ + ngón nhẫn, hoặc ngón cái và 4 ngón tay kia, hoặc 2 đầu ngón tay cái và trỏ vừa bóp vừa hơi kéo thịt lên ở 2 bên cột sống từ đoạn đốt sống lưng D7 đến mông, lặp lại 3 lần.
[wpcc-element _tag=”source” srcset=”/s3-images/size/xxxsmall/20211202_083152_633381_chua-thoat-vi-dia-d.max-1800×1800.jpg” media=”(max-width: 128px)” _close=”0″][wpcc-element _tag=”source” srcset=”/s3-images/size/xxsmall/20211202_083152_633381_chua-thoat-vi-dia-d.max-1800×1800.jpg” media=”(max-width: 256px)” _close=”0″][wpcc-element _tag=”source” srcset=”/s3-images/size/xsmall/20211202_083152_633381_chua-thoat-vi-dia-d.max-1800×1800.jpg” media=”(max-width: 320px)” _close=”0″][wpcc-element _tag=”source” srcset=”/s3-images/size/small/20211202_083152_633381_chua-thoat-vi-dia-d.max-1800×1800.jpg” media=”(max-width: 480px)” _close=”0″][wpcc-element _tag=”source” srcset=”/s3-images/size/medium/20211202_083152_633381_chua-thoat-vi-dia-d.max-1800×1800.jpg” media=”(max-width: 768px)” _close=”0″][wpcc-element _tag=”source” srcset=”/s3-images/size/large/20211202_083152_633381_chua-thoat-vi-dia-d.max-1800×1800.jpg” media=”(max-width: 1024px)” _close=”0″][wpcc-element _tag=”source” srcset=”/s3-images/size/xlarge/20211202_083152_633381_chua-thoat-vi-dia-d.max-1800×1800.jpg” media=”(max-width: 1280px)” _close=”0″][wpcc-element _tag=”source” srcset=”/s3-images/size/xxlarge/20211202_083152_633381_chua-thoat-vi-dia-d.max-1800×1800.jpg” media=”(max-width: 1600px)” _close=”0″][wpcc-element _tag=”source” srcset=”/s3-images/size/xxxlarge/20211202_083152_633381_chua-thoat-vi-dia-d.max-1800×1800.jpg” media=”(max-width: 1920px)” _close=”0″]chữa thoát vị đĩa đệm bằng đông y
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng đông y được nhiều người áp dụng

4.2. Tác động lên đoạn cột sống có thoát vị

Sử dụng mô ngón tay cái để ấn – day – xoay theo chiều kim đồng hồ tại các huyệt đạo Thận du, Đại trường du, Giáp tích từ L1 – S1 trong thời gian từ 3 – 5 phút, động tác này nhằm mục đích làm mềm cơ và giải tỏa co cơ. (Huyệt Thận du là huyệt đạo có vị trí nằm cách bờ dưới mỏm gai đốt sống thắt lưng 2 khoảng 15cm về phía ngoài, huyệt Đại trường du nằm ở vị trí cách bờ dưới mỏm gai đốt sống thắt lưng 4 khoảng 15cm về phía ngoài, huyệt Cách du nằm ở vị trí cách bờ dưới mỏm gai đốt sống lưng 6 khoảng 15cm về phía ngoài).

Bấm huyệt tại các vị trí huyệt Giáp tích L1 – S1, huyệt Thận du, huyệt đại trường du, huyệt cách du, a thị huyệt: sử dụng đầu ngón tay cái để bấm vào các huyệt, khi bấm đốt 1 và 2 vuông góc với nhau, bấm từ từ và tăng dần cho đến khi bệnh nhân cảm thấy tức nặng thì hãm lại khoảng 1 phút. Khi bấm huyệt không được day vì điều này có thể làm dập tổ chức, gây bầm tím và đau cho bệnh nhân.

Nắn chỉnh đĩa đệm bị thoát vị: xác định vùng đĩa đệm bị thoát vị trên phim CT. Scan hoặc MRI, dùng ngón tay cái ấn nắn theo nguyên tắc nghịch hướng và đối lực với vị trí thoát vị, dùng lực nhẹ nhàng và phù hợp với ngưỡng đau của bệnh nhân, thực hiện trong 3 – 5 phút.

Các thủ thuật xoa bóp bấm huyệt thoát vị đĩa đệm cần thực hiện từ nông vào sâu, từ nhẹ đến mạnh, từ vị trí không đau đến vị trí bị đau. Tùy theo tình trạng bệnh nhân và ngưỡng chịu đựng đau của từng người mà thầy thuốc có thể sử dụng lực xoa bóp cho phù hợp, thực hiện mỗi ngày 1 lần, một liệu trình kéo dài 30 ngày.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
HOTLINE
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.