Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Thuốc đông y chữa bệnh ngoài dacung cấp tại Hoàng Mộc Can mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.
Nếu bạn đã mệt mỏi với việc bệnh ngoài da bị tái đi tái lại nhiều lần khi điều trị bằng Tây y thì còn ngại gì nữa mà không tìm về các bài thuốc dân gian, an toàn mà lại hiệu quả. Để hiểu rõ hơn có thể chữa bệnh ngoài da bằng thuốc nam không và thuốc đông y chữa bệnh ngoài da như thế nào, hãy cùng tìm hiểu thêm trong bài viết dưới đây.
1. Bệnh bệnh ngoài da là gì? Nguyên nhân, triệu chứng
Học thuyết âm dương là học thuyết được sử dụng xuyên suốt trong Đông y. Học thuyết này chia bốn mùa thành các mùa thuộc dương khí (mùa xuân, mùa hạ), âm khí (mùa thu, mùa đông). Vào mùa thu và mùa đông khi mà âm khí thịnh, để tránh cho hàn khí bên ngoài không xâm nhập vào cơ thể thì da và lỗ chân lông đóng kín lại. Khi hàn khí bên ngoài có cơ hội xâm nhập vào cơ thể sẽ có thể gây các bệnh thuộc hàn chứng. Theo Đông y, những bệnh hàn chứng do hàn khí xâm nhập vào cơ thể thì thường diễn biến nặng và điều trị khó khăn. Cơ chế này giải thích trong Đông y là do khí âm khí ở bên ngoài xâm nhập và gặp âm khí của con người ở bên trong thì sẽ làm cho bệnh trở nên nặng hơn. Theo lý giải này, vào mùa âm khí thịnh thì các tế bào chết không đào thải ra ngoài theo đường mồ hôi mà sẽ đọng lại ngoài da do da và lỗ chân lông đóng kín lại để bảo vệ cơ thể. Những tế bào chết đọng lại này là nguồn gốc của một số bệnh ngoài da như: nổi vảy, nhăn nheo, da khô, thậm chí có thể diễn biến nặng hơn như nhiễm khuẩn, viêm da cơ địa, sinh mụn nhọt.
Triệu chứng của một số bệnh ngoài da phổ biến gặp phải:
- Bệnh viêm da cơ địa: ban nổi thành nhiều mảng chằng chịt. Các nốt ban có màu trắng bợt và có vảy. Các triệu chứng nặng hơn khi gặp thời tiết lạnh và đỡ hơn khi thời tiết ấm nóng nhưng hầu như không có mồ hôi và đau mỏi toàn thân.
- Ngứa toàn thân: ngứa gãi nhiều ở toàn bộ cơ thể và thường ngãi nhiều hơn về đêm (do hàn khí nhiều hơn dương khí). Ngãi liên tục thậm chí có thể trầy da chảy máu.
- Tróc vẩy ngoài da: có nhiều nguyên nhân dẫn đến tróc vảy ngoài da trong mùa thu đông. Một trong số đó là do cơ thể không được bồi dưỡng đúng và có thể tiều tuỵ, hơi thở ngắn, nhanh, hụt hơi, trên da xuất hiện tróc vảy rải rác hoặc cũng có thể xuất hiện toàn thân. Ngoài ra, người mắc chứng này còn sợ lạnh, sợ nước.
- Phong ngật tháp: mẩn hoặc sạm đỏ ở trên da, khi gặp gió hoặc trời âm u thì triệu chứng nặng hơn, có thể nặng đầu hoặc sốt nhẹ về chiều, toàn trạng mệt mỏi, khó chịu.
2. Có thể chữa bệnh ngoài da bằng thuốc nam?
Ngoài các phương pháp Đông y và Tây y thì chữa bệnh ngoài da bằng thuốc nam cũng được nhiều người bệnh tin tưởng và sử dụng. Các bài thuốc nam thường bắt nguồn từ các cây thuốc quen thuộc với đời sống của người dân Việt Nam và được áp dụng từ lâu đời. Các cây thuốc có nguồn gốc tự nhiên hoặc do người dân tự trồng được vì vậy nó tương đối an toàn cho người sử dụng. Nhưng không phải vì nó luôn sẵn mà các cây thuốc này không có hiệu quả điều trị. Ngược lại, chi phí điều trị một số bệnh ngoài da bằng thuốc nam không nhiều.
Bệnh viêm da cơ địa:
- Sử dụng bèo cái tươi, bỏ rễ và rửa sạch với nước. Giã bèo cái tươi với một chút muối hạt sao cho muối trộn đều với bèo cái. Dùng hỗn hợp này đắp lên vùng da cần điều trị sau khoảng 1 tháng thì các triệu chứng sẽ thuyên giảm
- Cây bồ công anh khô, sắc như khi hãm trà sử dụng thay cho nước uống hàng ngày. Sử dụng kiên trì cho đến khi khỏi các triệu chứng ngứa của bệnh viêm da cơ địa.
- Lá bạc hà khô, đã được sơ chế. Hãm lá bạc hà khô đã chuẩn bị với nước như hãm nước trà rồi đợi khi nguội nước thì đặt một miếng gạc để thấm nước rồi đắp lên vùng da bị tổn thương hoặc ngứa.
- Lá khế: đun nước tắm với 1 – 2 nắm lá khế với lượng nước đủ để sử dụng. Sau khi nước nguội thì có thể dùng để tắm hoặc rửa lên vùng da cần điều trị. Lá khế sau khi đun dùng để chà lên vùng da cần điều trị. Cách thứ 2 để sử dụng lá khế đó là đun lá khế sạch đã ngâm với nước muối, để lá khế sôi với nước trong vòng 5-10 phút sau đó để nước nguội bớt và rửa vùng da cần điều trị. Phần lá sau khi đun thì dùng để đắp lên phần da cần điều trị và bỏ đi sau khoảng 15 phút.
- Lá đơn đỏ: đun với lửa nhỏ lá đơn đỏ cho đến khi nước sôi thật kĩ rồi chia đôi lượng nước còn lại uống ngày 2 lần.
- Lá ngải dại rửa sạch rồi cho thêm chút muối rồi đun cho đến khi sôi thật kĩ sau đó để nguội và ngâm vùng da cần điều trị trong khoảng 1 giờ. Cần kiên trì sử dụng cách này sẽ thấy kết quả mong đợi
- Lá sài đất: rửa sạch lá sài đất và ngâm với muối trong khoảng 20-30 phút sau đó giã nát và đắp lên vùng da tổn thương trong khoảng 20 phút rồi rửa sạch lại bằng nước.
- Lá trầu không: lá trầu không có tính kháng viêm, rửa sạch lá trầu không rồi cho thêm muối để đun sôi với nước. Sau khi sôi thật kỹ để nguội và dùng để rửa vùng da bị viêm hoặc hoà với nước để tắm.
Các bài thuốc nam kể trên đòi hỏi phải có thời gian điều trị dài để giảm các triệu chứng. Một số căn nguyên gây ra bệnh ngoài da có thể không được điều trị triệt để với các bài thuốc nam này. Do đó trong quá trình điều trị có thể bị tái đi tái lại nhiều lần và do đó bạn cần lắng nghe cơ thể trong quá trình điều trị để phát hiện nếu triệu chứng trở nặng hơn.
3. Thuốc Đông y chữa bệnh ngoài da
Dựa theo giải thích của học thuyết về âm dương, các nguyên lý của các bài thuốc Đông y có nguyên lý chung là bồi bổ khí huyết, cân bằng khí huyết bên trong cơ thể. Dưới đây chúng tôi trình bày một số bài thuốc đông y dùng để điều trị một số bệnh ngoài da.
- Bài thuốc Đông y chữa ngứa toàn thân: Bạch thược 16g, đương quy 12g, vừng đen 20g, hà thủ ô 12g, thuyền thoái 8g, tàm xa 12g, cam thảo 6g, lăng tiêu hoa 12g, địa phu tử 8g, kinh giới tuệ 12g và kim ngân hoa 12g. Sắc ngày 1 thang, chia 2 lần uống 1 ngày trước bữa sáng và bữa tối. Đối với trẻ em dùng 1 nửa liều so với người lớn.
- Bài thuốc với bệnh viêm da cơ địa: bạch tiên bì 16g, kim ngân hoa đằng 12g, kinh giới tuệ 6g, tần giao 10g, phòng phong 8g, thương nhĩ tử 10g, địa phu tử 10g, đương quy vĩ 10g, cam thảo tươi 10g, phục linh bì 10g. Nếu toàn trạng đau mỏi có thể bổ sung thêm ty qua lạc 6g và gia phong kỷ 10g, nếu nhiễm hàn khí nặng loại bỏ vị phòng phong gia và kinh giới tuệ thay vào đó là quế chi 8g và ma hoàng 6g. Sắc 1 thang dùng 3 lần trong ngày trước mỗi bữa ăn và sử dụng khi thuốc còn nóng.
- Bài thuốc tróc vẩy ngoài da: đương quy 15g, trần bì 15g, phục linh 15g, hồng sâm 20g, cam thảo 20g, bạch thược 20g, bán hạ 15g, bạch truật 15g, thục địa 20g, thỏ ty tử 15g. Ngày sắc uống 1 thang dùng 3 lần trước bữa ăn.
- Bài thuốc da khô ráp do thời tiết lạnh và khí phế kém: đan bì 40g, phòng phong 30g, thục địa 30g, đào nhân 30g, xuyên khung 60g, phòng kỷ 30g, độc hoạt 30g, hồng hoa 30g, sinh địa 60g, đương quy 45g, bạch tiên bì 60g, khương hoạt 60g. Tán nhỏ thang thuốc này thành dạng bột và đun với nước sôi mỗi lần 10g uống trước ăn, ngày uống 2 lần.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
HOTLINE
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.