Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Tìm hiểu các huyệt vùng ngực bụngcung cấp tại Hoàng Mộc Can mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.
Dưới đây bạn sẽ tìm thấy các điểm bấm huyệt thường được sử dụng nằm trên ngực (các huyệt ngực) và bụng (các huyệt bụng). Các điểm ở ngực và bụng hữu ích cho một loạt các tình trạng bao gồm mệt mỏi, khó thở, các vấn đề về tiêu hóa, lo lắng và mất cân bằng cảm xúc khác, v.v. Cùng đọc thêm để hiểu các huyệt vùng ngực bụng.
1. Các huyệt vùng ngực
1.1. Huyệt: Trung Quản
Đặc tính:
- Huyệt Hội của mạch Nhâm với các kinh Tiểu Trường, Tam Tiêu, Vị.
- Huyệt Hội của Phủ.
- Huyệt Mộ (chẩn đoán) của Vị.
- Huyệt tập trung khí của Tỳ.
- Một trong nhóm 9 huyệt Hồi Dương Cứu Nghịch.
Vị trí:
Lỗ rốn thẳng lên 4 thốn hoặc lấy ở điểm giữa của đoạn thẳng nối rốn và đường gặp nhau của 2 bờ sườn.
Lưu ý: Huyệt nằm ở trung điểm của đường nối khớp từ mũi ức đến trung tâm rốn.
Chủ trị: Trị dạ dày đau, ợ chua, nôn mửa, ăn không tiêu, đầy hơi, chướng bụng, kiết lỵ, tiêu chảy, huyết áp cao và suy nhược thần kinh.
Châm cứu: Châm thẳng sâu từ 0,5 đến 2 thốn, có thể hướng mũi kim xuyên sang 4 huyệt quanh đó bằng cách luồn kim dưới thịt. Cứu 10 – 30 phút.
Tác dụng: Hòa Vị khí, hóa thấp trệ, lý trung tiêu và điều thăng giáng
1.2. Huyệt: Chiên Trung (Đản Trung)
Đặc tính:
- Huyệt thứ 17 của mạch Nhâm.
- Huyệt Hội của mạch Nhâm với các kinh Tiểu Trường, Tam Tiêu, Tỳ và Thận.
- Huyệt Hội của Khí.
- Huyệt Mộ của Tâm Bào
Vị trí: Ở điểm gặp nhau của đường dọc giữa xương ức với đường ngang qua 2 đầu núm vú (đàn ông) hoặc là ngang qua bờ trên 2 khớp xương ức thứ 5 (đàn bà).
Chủ trị: Trị ngực đau, hen suyễn, thở kém, nấc, sữa ít, màng ngực viêm và đau thần kinh liên sườn.
Châm cứu:
Châm luồn kim dưới da, hướng lên huyệt Hoa Cái để trị suyễn, xiên ngang trị bệnh về vú, sâu từ 0,3 – 1,5 thốn. Cứu 5 – 20 phút.
Tác dụng:
Điều khí, giáng nghịch, thanh Phế, hóa đờm, thông ngực và lợi cách (mô).
1.3. Huyệt: Trung Phủ
Đặc tính:
- Huyệt thứ nhất của kinh Phế.
- Huyệt Mộ nơi khí tạng Phế đến.
- Huyệt Hội với Túc Thái Âm Tỳ.
- Huyệt để tả Dương ở ngực (Nhiệt tà): phối hợp với Đại Cự, Khuyết Bồn và Phong Môn.
- Huyệt quan trọng để chẩn đoán suy nhược thần kinh.
Vị trí: Dưới cuối ngoài xương đòn gánh cách khoảng 01 thốn, hoặc giữa xương sườn 1 và 2, cách đường giữa ngực 06 thốn.
Chủ trị: Trị ho, hen suyễn, ngực đau, vai, đau lưng, viêm phế quản và lao phổi.
Châm cứu: Châm thẳng hoặc xiên hướng kim ra ngoài, lên trên, sâu từ 05 đến 1 thốn. Cứu 3 – 5 tráng. Ôn cứu 5 – 10 phút.
Tác dụng: Thanh tuyên thượng tiêu và sơ điều Phế khí.
1.4. Huyệt: Thiên Đột
Đặc tính:
- Huyệt thứ 22 của mạch Nhâm.
- Hội của mạch Nhâm và Âm duy.
- Một trong 4 huyệt Hội của Khí Âm và Dương (Quan Nguyên (Nh 4), Trung Quản (Nh 12), Thiên Đột (Nh 22) và Chí Dương (Đc 10)
Vị trí: Ở giữa chỗ lõm trên bờ trên xương ức.
Chủ trị: Trị họng đau, mất tiếng đột ngột, ợ, nấc và ho suyễn.
Châm cứu: Châm kim qua da 0,2 – 0,5 thốn rồi hướng mũi kim theo mặt sau xương ức Cứu 5 – 15 phút.
Tác dụng: Tuyên Phế, hóa đờm, lợi yết (hầu), khai âm (thanh) và điều khí.
2. Các huyệt vùng bụng
2.1. Huyệt: Thiên Xu
Đặc tính:
- Huyệt thứ 25 của kinh Vị.
- Huyệt Mộ của Đại Trường.
- Huyệt quan trọng vì nhận được những nhánh của Mạch Xung.
- Chuyên trị bệnh nhiệt ở Đại Trường và Tỳ.
Vị trí: Từ rốn đo ngang ra 2 thốn.
Chủ trị: Trị trường Vị viêm cấp và mạn tính, cơ bụng liệt, ký sinh trùng đường ruột, ruột thừa viêm, ruột tắc, tiêu chảy, kiết lỵ và táo bón.
Châm cứu: Châm thẳng 0,5 – 1,5 thốn. Cứu 5 – 7 tráng. Ôn cứu 10 – 20 phút.
Tác dụng: Sơ điều Đại trường, hóa thấp, lý khí và tiêu trệ.
2.2. Huyệt: Khí Hải
Đặc tính: Huyệt thứ 6 của mạch Nhâm.
Tác dụng: Điều khí, ích nguyên, bồi Thận, bổ hư, hòa vinh huyết, lý kinh đới, ôn hạ tiêu và khử thấp trọc.
Vị trí: Lỗ rốn thẳng xuống 1,5 thốn.
Chủ trị: Trị bụng và quanh rốn đau, bệnh về sinh dục, đường tiểu, kinh nguyệt, tiểu dầm, tiểu nhiều, chân khí hư, ngũ tạng hư, tay chân quyết lạnh, hư thoát và thần kinh suy nhược.
Châm cứu: Châm thẳng 0,5 – 1,5 thốn. Cứu từ 15 – 30 phút hoặc nhiều hơn.
2.3. Huyệt: Chương Môn
Đặc tính:
- Huyệt thứ 13 của kinh Can.
- Huyệt Hội của Tạng.
- Huyệt Mộ của kinh Tỳ.
- Huyệt chẩn đoán bệnh ở Thái Âm [Phế + Tỳ] (Manaka).
Vị trí: Ở phần đầu xương sườn tự do thứ 11.
Chủ trị: Trị vùng hông sườn đau, tiêu hóa kém, tiêu chảy, gan viêm và lách viêm.
Châm cứu: Châm thẳng hoặc xiên, sâu khoảng 0,5 – 0,8 thốn. Cứu 3–5 tráng. Ôn cứu 5–10 phút.
Tác dụng: Hóa tích trệ ở trung tiêu, trợ vận hóa và tán hàn khí ở ngũ tạng.
2.4. Huyệt: Kỳ Môn
Đặc tính:
- Huyệt thứ 14 của kinh Can.
- Huyệt Mộ của kinh Can.
- Huyệt hội với Âm Duy Mạch, túc Thái Âm và túc Quyết Âm.
- Nhận một mạch của kinh Tỳ.
Vị trí: Huyệt nằm trên đường thẳng ngang qua đầu ngực và trong khoảng gian sườn (của sườn) thứ 6 – 7.
Chủ trị: Trị màng ngực viêm, gan viêm, ngực đau và thần kinh liên sườn đau.
Châm cứu: Châm xiên hoặc luồn kim dưới da, sâu 0,5 – 0,8 thốn. Cứu khoảng 3 – 7 tráng, Ôn cứu khoảng 5 – 15 phút.
Tác dụng: Thanh huyết nhiệt, điều hòa bán biểu bán lý, hóa đờm, tiêu ứ, bình can và lợi khí.
2.5. Huyệt: Kinh môn
Đặc tính:
- Huyệt thứ 25 của kinh Đởm.
- Huyệt Mộ của kinh Thận.
Tác dụng: Ôn Thận hàn, giáng Vị khí, dẫn thủy thấp.
Vị trí: Ngang vùng bụng và huyệt ở bờ dưới đầu xương sườn tự do thứ 12.
Chủ trị: Trị thần kinh liên sườn đau, bụng đầy, vùng bụng đau và Thận viêm.
Châm cứu: Châm thẳng 0,5 – 1 thốn. Cứu khoảng 3 – 5 tráng, Ôn cứu khoảng 5 – 10 phút.
2.6. Huyệt: Nhật Nguyệt
Đặc tính:
- Huyệt thứ 24 của kinh Đởm.
- Huyệt Mộ của kinh Túc Thiếu Dương Đởm.
- Huyệt hội với Dương Duy Mạch và kinh Chính Túc Thái Âm.
Vị trí: Tại giao điểm của đường thẳng ngang qua đầu ngực và khoảng gian sườn 7
Chủ trị: Trị dạ dày viêm, gan viêm, túi mật viêm và nấc cụt.
Châm cứu: Châm xiên 0,5 – 0,8 thốn. Cứu 3–5 tráng, Ôn cứu 5 –10 phút.
Tác dụng: Sơ Đởm khí, hóa thấp nhiệt, hòa trung tiêu
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
HOTLINE
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.