Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Tìm hiểu các huyệt vùng vai gáycung cấp tại Hoàng Mộc Can mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.
Đau vai gáy là một bệnh lý phổ biến thường gặp ở nhiều người, nhất là những người thường ngồi sai tư thế, mang vác vật nặng, người cao tuổi… Hiện nay có nhiều phương pháp giúp bạn cải thiện cơn đau do bệnh đau vai gáy gây ra. Ví dụ như uống thuốc Đông Y, Tân dược, châm cứu, tập yoga hay xoa bóp, bấm huyệt. Thông qua bài viết này, Vinmec sẽ giới thiệu các huyệt chữa đau vai gáy hiệu quả mà bạn có thể tham khảo để điều trị khi cần.
1. Huyệt A Thị
- Tên khác: Thiên ứng huyệt, Áp thống điểm, Bất định huyệt.
- Vị trí: A Thị để chỉ các huyệt nằm ở vị trí linh hoạt, được xác định thông qua cảm giác đau của người bệnh khi chuyên gia tác động vào thông qua biện pháp day bấm, xoa bóp.
- Cách bấm huyệt: Dùng tay ấn nhẹ lên các huyệt vùng cổ gáy để xác định vị trí đau nhất. Lấy ngón cái day bấm điểm đau với lực đạo từ nhẹ đến mạnh, theo chiều kim đồng hồ trong khoảng 2-3 phút.
- Tác dụng: day bấm huyệt A Thị có tác dụng giúp đả thông vào kinh huyệt bị tắc, đường khí giữa các kinh huyệt được lưu thông từ đó giảm bớt được triệu chứng của cơn đau cổ vai gáy.
2. Huyệt Thiên Trụ
- Vị trí: Có 2 huyệt Thiên Trụ nằm ở khu vực ở phía sau gáy (ngay dưới hộp sọ) và đối xứng với nhau qua hõm sau gáy (dọc hai cơ cổ).
- Tác dụng: Bấm huyệt Thiên Trụ sẽ giúp giảm căng cơ, đau cổ vai gáy do căng thẳng, áp lực hàng ngày, giảm đau nhức mỏi mắt, nghẹt mũi do viêm xoang, cảm cúm hay đau tai…
3. Huyệt Phong Trì
- Vị trí: Nằm ở hõm trong của điểm lõm sau đầu, rất gần huyệt Thiên Trì;
- Tác dụng: day bấm huyệt Phong Trì giúp trị hiệu quả các chứng đau mỏi cổ, đau cổ vai gáy do trúng phong, đau đầu, rối loạn chức năng tuần hoàn máu, yếu cơ vai, hoa mắt chóng mặt, đau dây thần kinh số 5, rối loạn tiền đình, trị mỏi mắt, đau mắt, giảm thị lực, ù tai…
4. Huyệt Kiên Tỉnh
- Vị trí:Huyệt Kiên Tỉnh nằm ở trên vai, từ mỏm gai đốt sống cổ 7 đến chỗ lõm mỏm cùng vai kẻ 1 đường thẳng, điểm giữa của đường này chính là vị trí huyệt Kiên Tỉnh.
- Tác dụng: tác động vào huyệt Kiên Tỉnh giúp trị chứng đau cổ vai gáy, giảm đau vùng chẩm, giảm tình trạng cứng cơ, cứng khớp, ở cổ hoặc bả vai, sưng hạch ở cổ, vùng cổ có khối u hoặc là nhồi máu não…
5. Huyệt Kiên Trung Du
- Vị trí: Ngang cột sống cổ 7 (C7) đo ngoài 2 thốn;
- Tác dụng: tác động vào huyệt Kiên Trung Du giúp trị chứng đau mỏi cổ gáy rất hiệu quả, vì huyệt nằm trên đường tiểu trường từ ngón tay út đến vùng bàn tay, vai gáy.
6. Huyệt Đại Chùy
- Vị trí: nằm ở chỗ lõm ngay dưới đầu mỏm gai đốt sống cổ 7.
- Tác dụng: tác động vào huyệt Đại Chùy giúp trị các chứng đau đầu, căng cứng cổ, gáy, căng cứng vùng lưng, cảm cúm, sốt rét, mệt mỏi, ho, đau sườn, tức ngực, nhiều đờm dãi, phế quản tiết ứ dịch.
7. Huyệt Phong Môn
- Tên gọi khác: huyệt Phủ Nhiệt, Bối Du.
- Vị trí: nằm ở dưới mỏm gai của đốt sống lưng 2, đo ngang ra 1,5 tấc chính là vị trí huyệt Phong Môn.
- Tác dụng: tác động vào huyệt Phong Môn giúp điều trị các bệnh lý như: viêm phế quản, cảm mạo, đau mỏi lưng, vai, gáy, vẹo cổ gáy.
Phía trên là một số các huyệt vùng vai gáy phổ biến và quan trọng nhất. Thường xuyên xoa bóp, day bấm các huyệt cổ vai gáy sẽ giúp lưu thông khí huyết, tăng cường sức mạnh cơ bắp và giúp bạn phòng ngừa bệnh tật. Bạn có thể tự day bấm các huyệt này ở bất cứ nơi đâu, bất cứ lúc nào cảm thấy đau nhức vai gáy. Hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ giúp ích cho quý độc giả trong quá trình chăm sóc sức khỏe tại nhà.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
HOTLINE
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.