Tìm hiểu về tác dụng của dây ông lão

Tìm hiểu về tác dụng của dây ông lão

Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Tìm hiểu về tác dụng của dây ông lãocung cấp tại Hoàng Mộc Can mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.

Dược liệu dây ông lão dùng để chữa đau lưng nhức mỏi, khó tiêu, phù thũng, đau răng. Cùng đọc thêm bài viết dưới đây để hiểu thêm về tác dụng của dây ông lão.

1. Mô tả dây ông lão, cây hoa ông lão

Dây ông lão hay dây leo ông lão còn được biết đến với tên gọi khác là mộc thông có tên khoa học là Clematis smilacifolia Wall thuộc họ Hoàng liên – Ranunculaceae.

Thân cây mềm mại, nhỏ nhắn, có màu nâu, mọc trườn, nhẵn, có khía rõ. Lá mọc đối là lá đơn hoặc lá kép hình lông chim hoặc kép 3. Mỗi lá gồm 3-15 lá chét các cuống lá thường xoắn vào nhau nguyên nhọn, dai, cuống dài vặn xoắn. Hoa của cây hoa ông lão thường mọc thành từng cụm, cụm hoa có cuống dài, cánh hoa dẹt và có nhiều màu. Hoa sẽ thường mọc từ nách lá hoặc ở ngọn, cánh hoa mỏng manh thường có màu trắng, tím, hồng đậm… cây có nhiều nhị. Cây ông lão thường sẽ nở vào tháng 5 và tháng 6 hàng năm, mỗi khi hoa tàn đài hoa sẽ tạo thành những chùm màu bạc như râu tóc của những ông lão và đây là lý do tại sao cây có tên gọi đặc biệt như vậy.

Bộ phận được sử dụng chủ yếu để bào chế dược liệu của cây hoa ông lão là rễ và thân – Radix et Caulis Clematidis Smilacifolia. Cây mọc phổ biến ở rừng ven suối nhiều nơi ở miền Bắc nước ta đến tận các tỉnh như Quảng Bình, thậm chí cũng có thể bắt gặp ở Kiên Giang (Phú Quốc). Trên thế giới, loại cây này phân bố chủ yếu ở một số quốc gia như Lào, Ấn Độ, Nam Trung Quốc. Rễ và thân cây được thu hái quanh năm, rửa sạch, phơi khô để làm dược liệu.

dây ông lão
Hình ảnh dây ông lão với cụm hoa có cuống dài

2. Tác dụng của dây ông lão

Dây ông lão là loại cây rất khó sử dụng để làm dược liệu bởi có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe nghiêm trọng. Mặc dù vậy, nhiều người vẫn sử dụng dây ông lão để chữa một số bệnh như thấp khớp, đau đầu, giãn tĩnh mạch, bệnh giang mai, bệnh Gout, rối loạn xương khớp, các bệnh về da và các bệnh lý liên quan đến tình trạng tích nước quá mức trong cơ thể. Một số người còn bôi dây leo ông lão trực tiếp lên da để chữa phồng da hoặc làm thuốc để đắp lên vết thương phòng nhiễm khuẩn và viêm loét.

Vì là một loại cây chưa được biết đến nhiều đối với các công dụng về dược liệu mà chủ yếu chỉ được trồng lấy hoa làm cảnh nên hiện nay chưa có nhiều nghiên cứu về tác dụng của loại cây này đến sức khỏe con người. Tuy nhiên, cũng có một số nghiên cứu cho thấy được nước ép từ dây leo ông lão có chứa dầu protoanemonin có khả năng kích thích da và màng nhầy. Trong trường hợp cân nhắc sử dụng dây leo ông lão để điều trị bệnh, chúng ta nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ trước.

Dây leo ông lão có thể dùng 0,5 đến 2 ml chiết xuất cây thuốc pha với nước chia ra làm 3 lần trên ngày. Liều dùng của cây ông lão có thể sẽ khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Liều lượng dựa trên độ tuổi, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác của người bệnh. Cây ông lão có khả năng không an toàn. Do đó hãy tham khảo ý kiến của các bác sĩ để đưa ra liều dùng phù hợp. Cây thuốc, vị thuốc này có thể có những dạng bào chế gồm: chiết xuất, nước ép.

Cây ông lão có thể gây ra một số tác dụng phụ thậm chí có thể gây tử vong:

  • Kích thích màng nhầy;
  • Kích ứng dạ dày, đau bụng, tiêu chảy;
  • Kích thích da từ nhẹ đến nặng;
  • Chóng mặt, co giật, rối loạn hành vi.

Không phải ai cũng biểu hiện các tác dụng phụ giống như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác mà không được đề cập. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Những quy định cho việc sử dụng cây ông lão ít nghiêm ngặt hơn những quy định của tân dược. Cần nghiên cứu sâu hơn để xác định được độ an toàn của vị thuốc này. Lợi ích của việc sử dụng cây ông lão nên cân nhắc với nguy cơ có thể xảy ra trước khi sử dụng. Không uống thuốc từ cây ông lão qua đường miệng hoặc bôi thuốc lên da nếu mà bạn đang mang thai hoặc cho con bú. Vẫn chưa có đầy đủ thông tin về sự an toàn của việc sử dụng cây ông lão qua đường miệng hoặc lên da.

dây ông lão
Dây ông lão có một số tác dụng chữa bệnh trong Y Học Cổ Truyền

3. Các bài thuốc quý từ dây leo ông lão

Theo Y Học Cổ Truyền, rễ cây dây leo ông lão có vị cay, mặn, tính ấm, có tác dụng phòng trừ thấp, thông lạc chỉ thống. Thân có vị ngọt, nhạt, hơi đắng, tính mát tác dụng lợi tiểu, lợi tràng, tiêu viêm.

Như đã trình bày ở phần trên, dây ông lão ít được sử dụng làm dược phẩm kể cả trong Y Học Cổ Truyền cũng như y học hiện đại, do đó, những bài thuốc quý từ cây dây leo ông lão cũng rất ít.

Người mắc đau lưng, nhức mỏi, khó tiêu, phù thũng, đau răng có thể sử dụng 6-12 gam rễ cây dây leo ông lão ngâm rượu hoặc sắc uống. Dây leo ông lão cũng có thể dùng nấu nước tắm để trị ghẻ.

Dây leo ông lão là loại cây dây leo thân mềm, hoa nở đẹp nên thường được dùng để trang trí tường nhà, cổng…. Về mặt dược liệu, cây có thể được dùng để chữa một số bệnh như thấp khớp, đau đầu, giãn tĩnh mạch, bệnh giang mai, bệnh Gout, rối loạn xương khớp, các bệnh về da và các bệnh lý liên quan đến tình trạng tích nước quá mức trong cơ thể. Tuy nhiên đây cũng là loại cây nguy hiểm với sức khỏe nếu không dùng đúng cách nên không được sử dụng rộng rãi. Do đó, chúng ta cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng dây ông lão hoặc bất cứ vị thuốc nào trước khi sử dụng.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
HOTLINE
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.