Trái bình bát có trị bướu cổ không?

Trái bình bát có trị bướu cổ không?

Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Trái bình bát có trị bướu cổ không?cung cấp tại Hoàng Mộc Can mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.

Cây Bình bát khá phổ biến ở nước ta, thường được tìm thấy ở vùng đất nhiễm phèn ở các tỉnh ven biển. Theo Đông y, dược liệu Bình bát có tác dụng trong điều trị bướu cổ. Bài viết dưới đây cung cấp cho bạn đọc thông tin về công dụng và các bài thuốc trái bình bát trị bướu cổ.

1. Tìm hiểu về dược liệu Bình bát

Trái Bình bát còn có tên gọi khác là Nê xiêm, Na xiêm, Đào tiên. Tên khoa học: Annona reticulata L, thuộc họ Na – Annonaceae.

Cây Bình bát (hay còn gọi là cây Na xiêm) rất phổ biến ở các vùng nhiệt đới. Đây là cây thân gỗ, nhỏ, có thể cao 5 – 7m và tán lá rất rộng. Cây Bình bát phân thành nhiều cành nhỏ, các cành già nhẵn và bóng, không chứa lông, cành non có phủ một lớp lông mịn.

Lá Bình bát mọc so le, thuôn hình mác, dài khoảng 12 – 15 cm, rộng 4 cm, đầu lá nhọn, gốc lá tròn. Mặt trên nhẵn bóng, mặt dưới có phủ một lớp lông mịn, gân lá nổi rõ ràng, cuống lá có lông, dài khoảng 1 – 2 cm.

Hoa Bình bát có màu vàng, đài hoa gồm 3 phiến hình tam giác, mặt ngoài có nhiều lông. Tràng hoa có 2 vòng, cánh hoa hẹp, khi nở 3 cánh hoa tam giác bên ngoài mở ra, to, dày và có phủ lông tơ. 3 cánh hoa bên trong nhỏ, có nhiều nhị, trung đới dài, bầu chứa nhiều lá noãn có lông. Hoa mọc thành cụm ở các kẽ lá.

Quả Bình bát hình tim, chia thành 5 ô góc mở. Khi còn non quả có màu xanh và có mùi đặc trưng. Khi chọn quả có màu vàng hoặc hơi trắng ngà và mùi thơm nồng, có thể ăn được.

Thân, lá, rễ cây, quả và hạt Bình bát đều được ứng dụng để làm dược liệu.

Tại Việt Nam, cây Bình bát thường được tìm thấy ở vùng đất nhiễm phèn ở các tỉnh ven biển từ Bắc vào Nam. Bình bát ưa nước do đó thường phát triển ở bờ sông, ao hồ, rìa kênh, mương.

Vỏ thân Bình bát có chứa: Roliniastatin – 2, Reticulacinon, các Diterpen.

Vỏ thân và rễ có chứa: Anonain, Oxoushinsunin, Michelalbin, Reticulin, Assimilobin, Hydroxynomuciferin, Methoxyannomontin.

Lá có chứa: Squamon, Annoreticuin, Solamin, Squamon, Roliniastin, Annomonicin, Anoreticuin, Isoanoreticuin.

Hạt Bình bát chứa: Reticulacin, Uvariamicin, Squamocin, Trieporeticanin, Dieporeticanin, nhiều chất thuộc nhóm N – acyltryptamin béo.

2. Tác dụng dược lý của vị thuốc Bình bát

Theo y học hiện đại:

  • Dược liệu Bình bát có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm, ức chế sự phát triển của một số loại nấm như Trichophyton Mentagrophytes, Candida Albicans, trực khuẩn lỵ và vi khuẩn gây nhiễm trùng đường hô hấp.
  • Bình bát có tác dụng độc với tế bào: Xhiết xuất từ hạt, vỏ thân và rễ của cây Bình bát được cho là có thể tiêu diệt các tế bào ung thư phổi, ung thư hầu họng, ung thư đại tràng và ung thư bạch cầu dòng Lympho.
  • Ngoài ra, thuốc còn có tác dụng tiêu diệt côn trùng, ấu trùng, chấy rận, ghẻ.

Theo y học cổ truyền:

  • Công dụng: Sát trùng, kháng khuẩn và chống viêm, nhuận tràng, lợi tiểu, an thần, chống trầm cảm, giải độc, thanh nhiệt, làm mát cơ thể và hỗ trợ bài tiết.
  • Chủ trị: Điều trị mề đay, mẩn ngứa; điều trị lao phổi; hỗ trợ điều trị bệnh xương khớp; điều trị đái tháo đường.

3. Trái bình bát trị bướu cổ không?

Bướu cổ hay còn gọi là bướu giáp, sự gia tăng thể tích tuyến giáp có tính chất lan tỏa hoặc khu trú bất kể do nguyên nhân gì. Nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng bướu cổ ở nước ta là do không cung cấp đầy đủ iod cho cơ thể. Ngoài ra còn có thể do một số nguyên nhân khác như: Basedow, bướu giáp nhân, viêm tuyến giáp hoặc do sử dụng một số loại thuốc ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp…

Theo Y học cổ truyền, có thể điều trị bướu cổ bằng trái Bình bát. Cách trị bướu cổ bằng trái Bình bát:

  • Cắm xuyên qua cây đũa qua trái Bình bát tươi, nướng cháy xém vỏ.
  • Sau đó để nguội vừa phải rồi lăn trái đã nướng lên bướu.
  • Mỗi lần lăn khoảng 30 phút, mỗi lần lăn sử dụng khoảng 2 – 3 trái Bình bát, thực hiện mỗi ngày 3 lần làm liên tục đến khi bướu tan hẳn.

Theo Đông y, trái Bình bát tươi có thể được dùng trong điều trị bệnh bướu cổ. Tuy nhiên, bướu cổ – hay còn gọi là bướu giáp, có thể do nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng này. Để có phương pháp điều trị đúng đắn và chính xác cho từng nguyên nhân gây bệnh bướu cổ, tốt nhất bạn nên đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
HOTLINE
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.