Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Vị trí và tác dụng của huyệt Âm Thịcung cấp tại Hoàng Mộc Can mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.
Theo tài liệu Y Học Cổ Truyền, huyệt Âm Thị có công dụng thư cân, thông kinh lạc, ôn kinh tán hàn… Nhờ những đặc tính này mà huyệt Âm Thị được đánh giá cao trong điều trị các chứng lạnh ở vùng chân, làm mạnh lưng đùi, trị liệt hạ chi….
1. Vị trí huyệt Âm Thị ở đâu?
Huyệt Âm Thị (Yinshi) còn được dân gian gọi là Âm Đỉnh. Sở dĩ gọi là Âm Thị bởi huyệt là nơi âm khí tụ tập (“Âm” là âm khí bên trong; “Thị” là nơi tập trung).
Âm Thị huyệt chủ trị hàn sán, lạnh đùi, lạnh đầu gối… Châm hoặc cứu vào vị trí huyệt này giúp ôn kinh tán hàn, làm mạnh lưng đùi, trị liệt chi dưới, viêm khớp gối… nên có tên là Âm Thị.
Về vị trí, huyệt Âm Thị là huyệt thứ 33 thuộc Vị Kinh, nằm tại chỗ lõm góc trên ngoài xương bánh chè 3 thốn, sát với bờ ngoài gân cơ thẳng trước đùi.
2. Tác dụng huyệt Âm Thị như thế nào?
Theo Y Học Cổ Truyền phương Đông, huyệt Âm Thị chủ trị những bệnh lý sau:
- Chữa tê đau đầu gối, viêm khớp gối, co duỗi đầu gối khó khăn;
- Liệt hạ chi;
Liệt do di chứng trúng gió hay tai biến mạch máu não.
3. Cách tác động vào huyệt Âm Thị
Việc tác động vào các huyệt đạo vùng chân không chỉ giúp khơi thông kinh mạch, giúp cân bằng khí huyết, thúc đẩy khả năng tái tạo và hồi phục của cơ thể. Với huyệt Âm Thị, thầy thuốc thường tác động vào huyệt đạo này bằng phương pháp châm cứu. Dưới đây là các bước châm cứu Âm Thị huyệt để người bệnh tham khảo:
- Bước 1: Chuẩn bị các dụng cụ châm cứu chuyên dụng
- Bước 2: Để bệnh nhân hơi co gối, xác định vị trí Âm Thị huyệt theo hướng dẫn ở trên
- Bước 3: Châm kim hướng về giữa đầu gối, độ sâu 0,5-0,8 thốn. Còn khi cứu thì khoảng 5-7 tráng, ôn cứu 5-10 phút.
Trong Y Học Cổ Truyền, ngoài việc sử dụng một huyệt đạo nhất định, thầy thuốc còn có thể cân nhắc phối hợp với các huyệt vị khác nhau để có hiệu quả điều trị tốt hơn. Dưới đây là một số huyệt thường được phối hợp với huyệt Âm Thị:
- Kết hợp với huyệt Can Du giúp trị hàn sán;
- Kết hợp với huyệt Phong Thị giúp trị yếu chân và yếu đùi;
- Kết hợp với huyệt Can Du và Thái Khê giúp trị hàn sán;
- Phối hợp cứu với huyệt Dương Quan trị cảm giác lạnh ở mông;
- Kết hợp với huyệt Thái khê và Can Du chữa trị đau bụng do thoát vị bìu;
- Kết hợp với huyệt Can Du giúp trị thoát vị bìu, lạnh chân và thắt lưng;
Huyệt Âm Thị ở ngay phía trên đầu gối, là huyệt đượcY Học Cổ Truyền sử dụng để điều trị các vấn đề ở vùng chi dưới. Tuy nhiên khi thực hiện day bấm hoặc châm cứu, người bệnh cần xác định đúng vị trí huyệt để hiệu quả chữa trị đạt mức cao nhất.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
HOTLINE
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.