Vị trí và tác dụng của huyệt dương giao

Vị trí và tác dụng của huyệt dương giao

Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Vị trí và tác dụng của huyệt dương giaocung cấp tại Hoàng Mộc Can mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.

Trong số các huyệt đạo ở chân, huyệt dương giao đóng vai trò rất quan trọng. Các bác sĩ Y Học Cổ Truyền có thể bấm huyệt, châm cứu tại huyệt dương giao hoặc phối hợp với các huyệt khác để chủ trị nhiều bệnh lý khác nhau.

1. Vị trí huyệt dương giao

Huyệt dương giao (YángJiáo) còn được gọi bằng những cái tên khác là: Huyệt biệt dương, huyệt túc mão. Đây là huyệt thứ 35 của kinh đởm, huyệt hội với dương duy mạch, là huyệt khích của dương duy mạch. Về ý nghĩa, “dương” nói tới phía ngoài của chân; “giao” là chỗ gặp nhau, cắt nhau. Vì là nơi giao hội của túc thiếu dương đởm với mạch dương duy, kinh túc dương minh vị với kinh túc thái dương bàng quang nên huyệt được gọi là dương giao.

Vị trí của huyệt: Nằm trên đường nối giữa huyệt dương lăng tuyền với đỉnh cao của mắt cá chân ngoài, trên mắt cá chân ngoài 7 thốn. Huyệt nằm ở bờ trước xương mác, trong khe cơ mác bên dài và cơ mác bên ngắn. Tiết đoạn thần kinh L5 chi phối da vùng huyệt.

[wpcc-element _tag=”source” srcset=”/s3-images/size/xxxsmall/20211219_063407_210599_huyet-duong-giao.max-1800×1800.jpg” media=”(max-width: 128px)” _close=”0″][wpcc-element _tag=”source” srcset=”/s3-images/size/xxsmall/20211219_063407_210599_huyet-duong-giao.max-1800×1800.jpg” media=”(max-width: 256px)” _close=”0″][wpcc-element _tag=”source” srcset=”/s3-images/size/xsmall/20211219_063407_210599_huyet-duong-giao.max-1800×1800.jpg” media=”(max-width: 320px)” _close=”0″][wpcc-element _tag=”source” srcset=”/s3-images/size/small/20211219_063407_210599_huyet-duong-giao.max-1800×1800.jpg” media=”(max-width: 480px)” _close=”0″][wpcc-element _tag=”source” srcset=”/s3-images/size/medium/20211219_063407_210599_huyet-duong-giao.max-1800×1800.jpg” media=”(max-width: 768px)” _close=”0″][wpcc-element _tag=”source” srcset=”/s3-images/size/large/20211219_063407_210599_huyet-duong-giao.max-1800×1800.jpg” media=”(max-width: 1024px)” _close=”0″][wpcc-element _tag=”source” srcset=”/s3-images/size/xlarge/20211219_063407_210599_huyet-duong-giao.max-1800×1800.jpg” media=”(max-width: 1280px)” _close=”0″][wpcc-element _tag=”source” srcset=”/s3-images/size/xxlarge/20211219_063407_210599_huyet-duong-giao.max-1800×1800.jpg” media=”(max-width: 1600px)” _close=”0″][wpcc-element _tag=”source” srcset=”/s3-images/size/xxxlarge/20211219_063407_210599_huyet-duong-giao.max-1800×1800.jpg” media=”(max-width: 1920px)” _close=”0″]huyệt dương giao
Vị trí huyệt dương giao.

2. Tác dụng của huyệt dương giao

Tác động vào huyệt dương giao bằng bấm huyệt hoặc châm cứu có thể giúp điều trị: Đau thần kinh tọa, đau nhức cẳng chân, đầy tức ngực sườn, đắng miệng hoặc hen suyễn.

Ngoài ra, các bác sĩ Y Học Cổ Truyền còn có thể phối hợp tác động vào huyệt dương giao và các huyệt đạo khác trên cơ thể để điều trị nhiều vấn đề sức khỏe như:

  • Phối huyệt dương giao với các huyệt phong long và thừa tương để trị sưng phù vùng mặt.
  • Phối huyệt dương giao với huyệt lâm khấp để trị đau tức ngực.
  • Phối huyệt dương giao với huyệt giải khê để điều trị tình trạng hồi hộp, lo âu.
  • Phối huyệt dương giao với các huyệt âm lăng tuyền, huyết hải, lương khâu, tam âm giao, túc tam lý để trị chứng đầu gối sưng đau và đùi đau do lạnh.
  • Phối huyệt dương giao với các huyệt côn lôn, giải khê, hợp cốc để trị viêm gân cơ vùng cẳng chân.

Hướng dẫn châm cứu huyệt dương giao: Châm thẳng 1 – 1.5 thốn, cứu 3 – 5 tráng, ôn cứu trong khoảng 5 – 10 phút.

3. Một số lưu ý khi châm cứu

Châm cứu là một phương pháp trị liệu an toàn nhưng người bệnh cần lưu ý một số vấn đề để quá trình điều trị mang lại hiệu quả cao nhất. Cụ thể:

3.1. Trước khi châm cứu

  • Bệnh nhân không nên ăn quá no hoặc nhịn đói mà cần bổ sung lượng thực phẩm vừa đủ.
  • Giữ tinh thần thoải mái, tránh lo âu, căng thẳng vì sẽ gây căng cứng cơ, ảnh hưởng tới quá trình trị liệu.
  • Không dùng những chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cà phê,…
  • Dành 1 – 2 ngày để nghỉ ngơi, dưỡng sức để có một thể trạng khỏe mạnh trước khi bắt đầu quá trình trị liệu. Người có thể trạng yếu có thể không được chỉ định châm cứu.
  • Tham vấn ý kiến chuyên gia, không được tự ý châm cứu tại nhà nếu: Có cơ địa quá nhạy cảm; mắc bệnh tiểu đường, huyết áp cao, nhồi máu cơ tim, suy hô hấp; bị viêm nhiễm, lở loét trên da; mắc bệnh thủng dạ dày, viêm vòi trứng, viêm ruột thừa; đang bị sốt, cảm hoặc vừa lao động nặng nhọc; mắc vấn đề thần kinh; bị bệnh thiếu máu, bệnh tim mạch,…

3.2. Sau khi châm cứu

  • Bệnh nhân nên ở lại cơ sở y tế khoảng 15 – 30 phút để theo dõi xem cơ thể phản ứng như thế nào.
  • Khi về nhà, người bệnh tiếp tục nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng trong vòng 1 – 2 ngày đầu, không làm việc nặng hoặc vận động mạnh.
  • Vận động nhẹ nhàng để kéo giãn các khớp, cải thiện sự dẻo dai của các cơ và dây thần kinh. Việc tập luyện cần theo hướng dẫn của bác sĩ, tránh nguy cơ gặp di chứng.
  • Ưu tiên các loại thực phẩm giàu vitamin (A, B6, B9, B12, C,…), thực phẩm chứa chất chống viêm (nho, dứa, hành tây,…), thực phẩm giàu canxi (ngũ cốc, đậu, sữa, cá biển, tôm, tép, cua,…), thực phẩm giàu chất xơ (rau xanh và trái cây tươi).
  • Hạn chế các thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh; thực phẩm giàu protein (hải sản và thịt đỏ); rượu, bia và các chất kích thích như thuốc lá, cà phê; thực phẩm chứa nhiều đường hóa học,…

Châm cứu dương giao giúp điều trị nhiều bệnh lý trên cơ thể. Trước khi điều trị bằng phương pháp này, bệnh nhân nên lựa chọn các lương y có trình độ cao, kinh nghiệm dày dặn.

Đừng quên theo dõi trang web: Vinmec.com thường xuyên để cập nhật nhiều thông tin hữu ích khác.

Bài viết tham khảo: dongphuongyphap.com

Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.