Vị trí và tác dụng của huyệt liêm tuyền

Vị trí và tác dụng của huyệt liêm tuyền

Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Vị trí và tác dụng của huyệt liêm tuyềncung cấp tại Hoàng Mộc Can mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.

Vị trí huyệt liêm tuyền nằm chính giữa sụn giáp trạng, phía trên đường lằn chỉ ngang cuống hầu khoảng 0,2 thốn. Với công dụng thông thanh lợi yết hầu, thông điều lạc lưỡi, thanh hỏa nghich, trừ đờm khí, huyệt có tác dụng hiệu quả trong điều trị các bệnh về lưỡi, họng, lợi.

1. Huyệt liêm tuyền là gì?

Huyệt liêm tuyền còn có nhiều tên gọi khác như bản trì, thiệt bản, bổn trì, thiệt bổn, là đường đi chính của tân dịch. Đây là huyệt chuyên trung hòa âm dương và có mối liên hệ mật thiết với lưỡi, nên chuyên được sử dụng trong điều trị các bệnh liên quan đến lưỡi. Liêm tuyền huyệt thuộc giáp ất kinh, là huyệt thứ 23 của mạch nhâm, giao giữa mạch duy và mạch nhâm, hội của khí khi thận.

Tên gọi là liêm tuyền dựa trên vị trí của huyệt, liêm nghĩa là góc nhọn, liên tưởng đến phần xương đỉnh họng, tuyền nghĩa là con suốt nhỏ, chỉ huyệt nằm ở vùng trũng có hình dạng như con suối.

2. Vị trí huyệt liêm tuyền

Vị trí huyệt liêm tuyền nằm chính giữa sụn giáp trạng, phía trên đường lằn chỉ ngang cuống hầu khoảng 0,2 thốn (còn được gọi là tấc, là chiều dài đốt giữa của ngón tay giữa). Khi bấm huyệt cần ngửa cổ lên trên để dễ tìm thấy vị trí của huyệt hơn. Trong giải phẫu, nó nằm ở khe xương móng và trên sụn giáp trạng.

[wpcc-element _tag=”source” srcset=”/s3-images/size/xxxsmall/20211208_223854_913618_huyet-liem-tuyen.max-1800×1800.jpg” media=”(max-width: 128px)” _close=”0″][wpcc-element _tag=”source” srcset=”/s3-images/size/xxsmall/20211208_223854_913618_huyet-liem-tuyen.max-1800×1800.jpg” media=”(max-width: 256px)” _close=”0″][wpcc-element _tag=”source” srcset=”/s3-images/size/xsmall/20211208_223854_913618_huyet-liem-tuyen.max-1800×1800.jpg” media=”(max-width: 320px)” _close=”0″][wpcc-element _tag=”source” srcset=”/s3-images/size/small/20211208_223854_913618_huyet-liem-tuyen.max-1800×1800.jpg” media=”(max-width: 480px)” _close=”0″][wpcc-element _tag=”source” srcset=”/s3-images/size/medium/20211208_223854_913618_huyet-liem-tuyen.max-1800×1800.jpg” media=”(max-width: 768px)” _close=”0″][wpcc-element _tag=”source” srcset=”/s3-images/size/large/20211208_223854_913618_huyet-liem-tuyen.max-1800×1800.jpg” media=”(max-width: 1024px)” _close=”0″][wpcc-element _tag=”source” srcset=”/s3-images/size/xlarge/20211208_223854_913618_huyet-liem-tuyen.max-1800×1800.jpg” media=”(max-width: 1280px)” _close=”0″][wpcc-element _tag=”source” srcset=”/s3-images/size/xxlarge/20211208_223854_913618_huyet-liem-tuyen.max-1800×1800.jpg” media=”(max-width: 1600px)” _close=”0″][wpcc-element _tag=”source” srcset=”/s3-images/size/xxxlarge/20211208_223854_913618_huyet-liem-tuyen.max-1800×1800.jpg” media=”(max-width: 1920px)” _close=”0″]huyệt liêm tuyền
Trước khi tác động thì huyệt liêm tuyền cần được xác định vị trí chính xác

3. Tác dụng của huyệt liêm tuyền

Huyệt liêm tuyền có mối liên hệ mật thiết với cuống lưỡi, tác dụng chuyên điều trị các bệnh về lưỡi, lợi, họng như mất tiếng, bệnh câm điếc với công dụng thông thanh lợi yết hầu, thông điều lạc lưỡi, thanh hỏa nghịch, trừ đờm khí. Chủ yếu điều trị bệnh qua châm cứu kết hợp dùng thuốc, thời gian điều trị tùy thuộc vào tình trạng bệnh và cơ địa của người bệnh.

4. Cách phối huyệt liêm tuyền với các huyệt khác để trị bệnh

Theo Châm Cứu Học Thượng Hải, huyệt liêm tuyền có thể phối với một số huyệt sau trong điều trị bệnh:

  • Phối với huyệt bàng liêm tuyền, huyệt hợp cốc trong điều trị chứng mất tiếng do hội chứng hysteria (với các triệu chứng rối loạn thần kinh gây ngất xỉu, ngủ mê, thở dốc, khó chịu, thường gặp ở nữ nhiều hơn nam)
  • Phối với huyệt á môn, huyệt hợp cốc trong điều trị mất tiếng, số lần châm cứu phụ thuộc vào tình trạng bệnh và thể trạng của người bệnh
  • Phối với huyệt địa thương và huyệt thừa tương nhằm chữa chứng chảy nước miếng khi ngủ, giúp người bệnh có giấc ngủ sâu hơn
  • Phối với huyệt á môn và huyệt tăng âm trong điều trị nói không ra tiếng ở người mắc bệnh uốn ván

Theo Thiên Kim Phương (Sách Y Học Cổ Truyền), huyệt liêm tuyền có thể phối với một số huyệt sau trong điều trị bệnh:

  • Phối với huyệt âm cốc và huyệt nhiên cốc trong điều trị sưng lợi, nóng trong người, mọc mụn dưới lưỡi, nói khó.

Theo Bách Chứng Phú, huyệt liêm tuyền có thể phối với một số huyệt sau trong điều trị bệnh:

  • Phối với huyệt trung xung trong điều trị mọc mụn dưới lưỡi, sưng lợi, ban đầu các triệu chứng không gây đau hay khó chịu nhưng để lâu có thể gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và ăn uống

Theo Châm Cứu Đại Hành, huyệt liêm tuyền có thể phối với một số huyệt sau trong điều trị bệnh:

  • Phối với huyệt kim tân, huyệt ngọc dịch, huyệt phong phú trong điều trị nói không thành tiếng, nói khó
[wpcc-element _tag=”source” srcset=”/s3-images/size/xxxsmall/20211208_223804_519213_huyet-liem-tuyen-2.max-1800×1800.jpg” media=”(max-width: 128px)” _close=”0″][wpcc-element _tag=”source” srcset=”/s3-images/size/xxsmall/20211208_223804_519213_huyet-liem-tuyen-2.max-1800×1800.jpg” media=”(max-width: 256px)” _close=”0″][wpcc-element _tag=”source” srcset=”/s3-images/size/xsmall/20211208_223804_519213_huyet-liem-tuyen-2.max-1800×1800.jpg” media=”(max-width: 320px)” _close=”0″][wpcc-element _tag=”source” srcset=”/s3-images/size/small/20211208_223804_519213_huyet-liem-tuyen-2.max-1800×1800.jpg” media=”(max-width: 480px)” _close=”0″][wpcc-element _tag=”source” srcset=”/s3-images/size/medium/20211208_223804_519213_huyet-liem-tuyen-2.max-1800×1800.jpg” media=”(max-width: 768px)” _close=”0″][wpcc-element _tag=”source” srcset=”/s3-images/size/large/20211208_223804_519213_huyet-liem-tuyen-2.max-1800×1800.jpg” media=”(max-width: 1024px)” _close=”0″][wpcc-element _tag=”source” srcset=”/s3-images/size/xlarge/20211208_223804_519213_huyet-liem-tuyen-2.max-1800×1800.jpg” media=”(max-width: 1280px)” _close=”0″][wpcc-element _tag=”source” srcset=”/s3-images/size/xxlarge/20211208_223804_519213_huyet-liem-tuyen-2.max-1800×1800.jpg” media=”(max-width: 1600px)” _close=”0″][wpcc-element _tag=”source” srcset=”/s3-images/size/xxxlarge/20211208_223804_519213_huyet-liem-tuyen-2.max-1800×1800.jpg” media=”(max-width: 1920px)” _close=”0″]huyệt liêm tuyền
Huyệt liêm tuyền được áp dụng điều trị một số bệnh lý trong Y Học Cổ Truyền

5. Cách châm cứu huyệt liêm tuyền

Để quá trình châm cứu được an toàn và đạt hiệu quả cao, bạn cần tuân thủ các bước sau:

  • Vệ sinh sạch sẽ, khử trùng các dụng cụ
  • Xác định vị trí huyệt liêm tuyền
  • Với bệnh ở họng, cần châm kim thẳng, luồn kim dưới da, mũi kim hướng về phía cuống lưỡi với độ sâu 0.2 – 1 thốn, châm khoảng 5 – 10 phút
  • Với bệnh viêm tuyến mang tai,ù tai,viêm amidan, cần châm kim về phía bên trái và phải, hướng về trong tai, mang tai hoặc về phía hạch hàm
  • Với bệnh lưỡi lở loét, sưng lưỡi, cứng lưỡi, cần châm vào đúng cơ lưỡi, hướng về phía dưới cuống họng

Huyệt liêm tuyền là huyệt chuyên trung hòa âm dương và có mối liên hệ mật thiết với lưỡi nên chuyên được sử dụng trong điều trị các bệnh liên quan đến lưỡi. Nắm được vị trí, công dụng và cách châm cứu phối hợp giúp người thực hiện điều trị bệnh hiệu quả.

Trung tâm Y Học Cổ Truyền Vinmec – Sao Phương Đông được thành lập dựa trên những tinh hoa và sự kế thừa của hai nền Y Học Cổ Truyền và hiện đại trong khám và điều trị, với mục đích đem đến những lựa chọn tối ưu nhất cho khách hàng. Với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa Y Học Cổ Truyền giàu kinh nghiệm và chuyên môn cao trong thăm khám và điều trị sẽ mang đến cho khách hàng các phương pháp trị liệu hiệu quả, an toàn và hợp lý nhất.

Đây là cầu nối giữa Y Học Cổ Truyền và Y Học Hiện Đại. Với các biện pháp dùng thuốc có nguồn gốc tự nhiên, cổ truyền, cùng với các trị liệu không dùng thuốc như dưỡng sinh, châm cứu, xoa bóp bấm huyệt. Trung tâm cũng là địa chỉ thích hợp cho những khách hàng nâng cao sức khỏe, dự phòng và điều trị các bệnh lý mạn tính thời đại.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
HOTLINE
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.