Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Vị trí và tác dụng huyệt chương môncung cấp tại Hoàng Mộc Can mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.
Huyệt Chương môn còn được gọi là huyệt trường bình, có xuất xứ từ sách Mạch Kinh. Khi tác vào huyệt chương môn có thể điều trị các bệnh về tiêu hóa như đầy bụng, sôi bụng, đau thắt lưng,… Huyệt nằm ở vị trí cạnh bụng, ngang rốn có thể dễ dàng phát hiện.
1. Huyệt chương môn là gì?
Huyệt Chương môn là huyệt thứ 13 thuộc Túc Quyết âm Can kinh. Huyệt còn được gọi với các tên khác như Trường bình, Lặc liệu, Quý lặc. Lấy tên chương môn bởi chữ “chương” có nghĩa là sáng sủa, rõ rệt, rõ ràng, phân minh, chữ “môn” có nghĩa là cửu. Mà huyệt là hôi của tạng và là cửu của 5 tạng cho khí xuất nhập, do đó huyệt có tên là Chương môn.
Huyệt ngoài là huyệt hội của Tạng còn là huyệt mộ của Kinh kỳ. Huyệt được chẩn đoán bệnh ở Thái âm.
2. Cách xác định vị trí huyệt Chương môn
Bệnh nhân có thể nằm nghiêng để lấy huyệt, co khủy tay và để dọc cạnh sườn. Vị trí đầu nhọn của mỏn khủy tay cũng là vị trí của xương sườn số 11 và cũng là huyệt đạo Chương môn.
Ngoài ra, người bệnh có thể dóng theo vị trí ngang rốn, tìm huyệt Đại hoành. Huyệt Chương môn sẽ nằm ở phía ngoài của huyệt Đại hoành 2 tấc, vị trí đầu xương sườn và dưới bờ sườn.
Dựa theo giải phẫu, huyệt chịu sự chi phối bởi cơ chéo to và cơ chéo bé của bụng, cơ ngang bụng, mạc ngang, phúc mạc, đại tràng, đầu xương sườn 11,… Về thần kinh gồm thần kinh vận động cơ có 6 dây thần kinh gian sườn và dây thần kinh bụng sinh dục. Tiết đoạn thần kinh D10 chi phối lên vùng da huyệt.
3. Tác dụng của huyệt Chương môn
Khi tác động lên huyệt có thể làm giảm các cơn đau như: đau thắt lưng, đau ngực và đau cạnh sườn. Ngoài ra còn có thể điều trị các bệnh về đường tiêu hóa: đầy bụng, sôi bụng, đau thắt lưng, đái đục. Các tác dụng toàn thân bao gồm: buồn nôn, nôn, chán ăn, ăn không tiêu.
Huyệt Chương Môn có thể được chủ trị với các bệnh tiêu hóa kém, ỉa chảy, viêm gan, viêm lách, đau xương sườn.
4. Cách châm cứu huyệt Chương Môn
Tiến hành châm thẳng hoặc xiên vào huyệt với độ sâu từ 0.5-0.8 thốn. Thực hiện mỗi lần cứu từ 3-5 tráng, ôn cứu trong khoảng 5-10 phút.
Lưu ý khi châm cứu huyệt Chương Môn, không được châm quá sau do có thể châm vào gan hoặc lách. Đối với những người mắc bệnh cao huyết áp khi thực hiện có thể thấy đau nhiều hơn.
5. Các huyệt có thể phối hợp với huyệt Chương Môn giúp tăng khả năng điều trị
- Phối Nhiên Cốc trị thạch thủy
- Phối Chi Câu, Uyên Dịch trị mã đao, mụn nhọt
- Phối Dương Giao, Thạch Môn trị bồn chồn, khí nghịch lên
- Phối Cách Du, Thượng Quản trị nôn ra thức ăn
- Phối Thứ Liêu trị eo lưng đau không xoay trở được
- Phối Chiếu Hải, Thái Bạch trị táo bón
- Phối Thái Bạch trị táo bón
- Phối Chi Câu, Dương Lăng Tuyền, Ủy Trung trị thương hàn mà hông sườn đau
- Phối Cách Du, Liệt Khuyết, Đại Đôn, Tam Tiêu Du, Thận Du, Tỳ Du trị tiểu ra máu
- Phối Trung Quản trị bỉ khí lâu ngày không tiêu ở trẻ nhỏ
- Phối Thiên Xu trị nuốt chua
- Phối Quan Nguyên, Thận Du, Thiên Xu trị kiết lỵ
- Phối Bỉ Căn, Kỳ Môn,Vị Du trị giun móc, gan và lách sưng to
- Phối Tỳ Du, Thiên Xu, Túc Tam Lý trị ruột viêm mạn
Huyệt Chương môn là huyệt đạo quan trọng, khi tác động đúng cách có thể điều trị một số bệnh về đường tiêu hóa, các cơn đau hay trị lách to,…Tuy nhiên khi châm cứu vào huyệt này, người thực hiện nên lưu ý không châm quá sau do có thể gây tổn thương gan hoặc lách. Huyệt Chương môn có thể kết hợp với nhiều huyệt đạo khác giúp tăng khả năng điều trị.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
HOTLINE
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.