Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Vị trí và tác dụng huyệt cường giancung cấp tại Hoàng Mộc Can mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.
Là một trong những huyệt đạo quan trọng trên cơ thể, huyệt cường gian có tác dụng hỗ trợ điều trị một số vấn đề sức khỏe. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về vị trí và tác dụng huyệt cường gian.
1. Vị trí huyệt cường gian
Huyệt cường gian (QiángJiàn) có tên gọi khác là đại vũ, là huyệt thứ 18 của mạch đốc. Ý nghĩa tên gọi huyệt cường gian là: “cường” là cứng, ngạnh; “gian” là chỉ vùng ở giữa. Cường gian nằm ở giữa đường nối đỉnh đầu và chẩm – nơi có xương ngạnh, cứng. Đồng thời, huyệt còn có tác dụng trị chứng đỉnh đầu đau mạnh (cường) nên được gọi là cường gian.
Vị trí huyệt cường gian nằm ở giữa đoạn nối huyệt phong phủ (dưới chẩm) và huyệt bá hội (trên đỉnh giữa đầu), nằm trên huyệt não hộ 1,5 thốn. Về vị trí giải phẫu: Dưới da là cân sọ và dưới cân là xương sọ – da vùng huyệt được chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C3.
2. Tác dụng huyệt cường gian
Huyệt cường gian có tác dụng bình can, thư cân, tức phong, hoạt lạc. Cụ thể, nó chủ trị các tình trạng là đau đầu, cứng gáy hoặc hoa mắt, điên cuồng.
Trong quá trình châm cứu, bác sĩ cần lưu ý:
- Châm luồn kim dưới da với độ sâu khoảng 0,2 – 1 thốn, ôn cứu khoảng 5 – 10 phút.
- Có thể phối hợp huyệt cường gian với các huyệt khác để điều trị nhiều bệnh lý khác. Cụ thể: Phối với huyệt bá hội + thừa quang để trị bứt rứt và khó chịu; Phối với huyệt phong long để trị đau đầu hoặc khó cử động đầu.
Lưu ý: Khi châm cứu tránh châm vào xương.
3. Một số lưu ý khi bấm huyệt, châm cứu
Dù phương pháp châm cứu, bấm huyệt rất hiệu quả và an toàn nhưng không phải trường hợp nào cũng có thể áp dụng được. Cụ thể, có một số trường hợp không nên châm cứu như:
- Người có cơ địa yếu nên không thích nghi được;
- Người có sức khỏe và thể trạng suy yếu, suy kiệt, nếu châm cứu rất dễ bị sốc;
- Người mắc bệnh tiểu đường.
Dù châm cứu có hiệu quả trong điều trị một số bệnh nhưng nếu không cẩn thận thì có thể gây rủi ro không mong muốn. Nếu bác sĩ châm cứu thẳng vào dây thần kinh thì có thể dẫn tới liệt, teo cơ,… Bên cạnh đó, nếu khi châm kim bệnh nhân có cảm giác rất buốt thì cần báo bác sĩ rút kim ngay lập tức. Vì nếu châm sai huyệt, châm vào huyệt nguy hiểm hoặc châm quá sâu thì có thể gây tử vong. Các trường hợp không được xoa bóp, bấm huyệt là:
- Khi bệnh nhân bị chấn thương cả vết thương kín và vết thương hở hoặc khi bị tổn thương ở cơ, xương, khớp;
- Vùng bị viêm nhiễm có biểu hiện lở loét hoặc tấy đỏ;
- Bệnh nhân mắc một số chứng bệnh như viêm ruột thừa, thủng dạ dày, viêm vòi trứng vỡ,…
Với phương pháp xoa bóp bấm huyệt, trước khi thực hiện bác sĩ cần xoa bóp để làm vùng cơ mềm mại hơn, tránh bấm huyệt luôn khiến cơ bị phản ứng đột ngột, gây co và tổn thương cơ.
Huyệt cường gian có tác dụng trị đau đầu, cứng gáy, bứt rứt,… Để điều trị các vấn đề sức khỏe trên bằng phương pháp châm cứu, bệnh nhân nên lựa chọn lương y có kinh nghiệm, trình độ cao.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
HOTLINE
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.