Vị trí và tác dụng huyệt ngọc chẩm

Vị trí và tác dụng huyệt ngọc chẩm

Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Vị trí và tác dụng huyệt ngọc chẩmcung cấp tại Hoàng Mộc Can mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.

Huyệt Ngọc chẩm là một huyệt ở vùng đầu nằm trên đường kinh Bàng quang. Vị trí huyệt ngọc chẩm nằm ở đâu và tác dụng của huyệt ngọc chẩm là gì?

1. Vị trí huyệt ngọc chẩm

Trong Y Học Cổ Truyền, xương chẩm có tên là Ngọc Chẩm. Huyệt này nằm ở ngang với xương chẩm nên được gọi là Ngọc chẩm. Một cách giải thích khác về tên gọi của huyệt Ngọc chẩm đó là: Ngọc có nghĩa là đá quý nhưng ở đây là nói đến Phế, từ Chẩm ở đây nói đến xương chẩm sau đầu. Huyệt nằm phía sau chẩm, là nơi quan trọng, chủ yếu được sử dụng để chữa nghẹt mũi và mũi là cửa sổ của Phế nên huyệt có tên là Ngọc chẩm.

Huyệt ngọc chẩm xuất hiện đầu tiên trong Giáp Ất Kinh. Huyệt ngọc chẩm là huyệt thứ 9 của kinh Bàng Quang và cũng là một huyệt trong nhóm Đầu Thượng Ngũ Hàng.

Vị trí huyệt Ngọc chẩm nằm ngay sau huyệt Lạc Khước 1,5 thốn, nằm ngang với huyệt Não Hộ cách 1,3 thốn, nằm ngang với ụ chẩm cách 1,5 thốn.

Về mặt giải phẫu phía dưới vị trí huyệt là cơ chẩm, nơi bám của cơ thang vào đường cong trên của xương chẩm. Thần kinh chi phối vận động cơ là nhánh của dây thần kinh chẩm lớn, nhánh của dây thần kinh sọ số XI, nhánh của đám rối cổ. Da vùng huyệt được chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C3.

[wpcc-element _tag=”source” srcset=”/s3-images/size/xxxsmall/20211208_140948_835620_huyet-ngoc-cham-1.max-1800×1800.jpg” media=”(max-width: 128px)” _close=”0″][wpcc-element _tag=”source” srcset=”/s3-images/size/xxsmall/20211208_140948_835620_huyet-ngoc-cham-1.max-1800×1800.jpg” media=”(max-width: 256px)” _close=”0″][wpcc-element _tag=”source” srcset=”/s3-images/size/xsmall/20211208_140948_835620_huyet-ngoc-cham-1.max-1800×1800.jpg” media=”(max-width: 320px)” _close=”0″][wpcc-element _tag=”source” srcset=”/s3-images/size/small/20211208_140948_835620_huyet-ngoc-cham-1.max-1800×1800.jpg” media=”(max-width: 480px)” _close=”0″][wpcc-element _tag=”source” srcset=”/s3-images/size/medium/20211208_140948_835620_huyet-ngoc-cham-1.max-1800×1800.jpg” media=”(max-width: 768px)” _close=”0″][wpcc-element _tag=”source” srcset=”/s3-images/size/large/20211208_140948_835620_huyet-ngoc-cham-1.max-1800×1800.jpg” media=”(max-width: 1024px)” _close=”0″][wpcc-element _tag=”source” srcset=”/s3-images/size/xlarge/20211208_140948_835620_huyet-ngoc-cham-1.max-1800×1800.jpg” media=”(max-width: 1280px)” _close=”0″][wpcc-element _tag=”source” srcset=”/s3-images/size/xxlarge/20211208_140948_835620_huyet-ngoc-cham-1.max-1800×1800.jpg” media=”(max-width: 1600px)” _close=”0″][wpcc-element _tag=”source” srcset=”/s3-images/size/xxxlarge/20211208_140948_835620_huyet-ngoc-cham-1.max-1800×1800.jpg” media=”(max-width: 1920px)” _close=”0″]huyệt ngọc chẩm
Huyệt ngọc chẩm có tác dụng điều trị đau đầu

2. Tác dụng của huyệt ngọc chẩm là gì?

Theo Y Học Cổ Truyền, huyệt ngọc chẩm có tác dụng trấn thống, khu phong. Được sử dụng trong điều trị đau đầu, chóng mặt, đau mắt.

Cách châm cứu huyệt ngọc chẩm:

  • Châm xiên 0,3 – 0,5 thốn. Khi châm đắc khí sẽ thấy căng tê, tức tại chỗ hoặc lan rộng ra xung quanh huyệt.
  • Cứu 1–3 tráng.
  • Ôn cứu 5 – 10 phút.

Phối hợp huyệt ngọc chẩm trên lâm sàng:

  • Phối hợp huyệt ngọc chẩm với các huyệt cách du, can du, đại trữ, đào đạo và tâm du trong điều trị mồ hôi không ra, chân tay lạnh, sợ quá.
  • Phối hợp huyệt ngọc chẩm với huyệt hoàn cốt trong điều trị đau cổ gáy.
  • Phối hợp với huyệt ấn đường, bá hội, đương dương, đầu lâm khấp trong điều trị nghẹt mũi.
  • Phối hợp với huyệt bá hội, hợp cốc, và phong trì trong điều trị đau đầu.

Ngộ châm huyệt ngọc chẩm sẽ có biểu hiện chỗ châm bị lở loét, chảy nước vàng. Khi đó cần châm huyệt thiên trì và huyệt ủy trung để giải. Khi châm hai huyệt giải, cần vê kim qua bên phải, đồng thời đề tháp lên xuống khoảng 5 phút rồi rút kim ra.

Huyệt Ngọc chẩm là một huyệt ở vùng đầu nằm trên đường kinh Bàng quang. Theo Y Học Cổ Truyền, huyệt ngọc chẩm có tác dụng trấn thống, khu phong được sử dụng trong điều trị đau đầu, chóng mặt, đau mắt. Để đảm bảo hiệu quả điều trị cũng như tránh được các tác dụng phụ thì người bệnh cần đến các cơ sở y tế có chuyên môn y học cổ truyền và do các bác sĩ có chuyên môn thực hiện.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
HOTLINE
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.