Viêm gan C

Ở nước ta, Viêm gan C( HCV) có tỉ lệ người mắc khoảng 2% dân số, số người mắc bệnh viêm gan C chiếm khoảng 39% trong tổng số ca nhiễm viêm gan virus. Bệnh cần được phát hiện sớm và điều trị vì mức độ lây lan nhanh, biến chứng phức tạp và nguy hiểm.

Viêm gan C là gì?

Nội dung bài viết

Bệnh viêm gan C (HCV- Hepatitis C virus) là một dạng bệnh truyền nhiễm do virus viêm gan siêu vi C gây ra. Bệnh ảnh hưởng rất nhiều đến chức năng và hoạt động của tế bào gan. Khi đã mắc bệnh thì rất có khả năng sẽ chuyển thành viêm gan mạn tính.

Con đường lây nhiễm

  • Lây qua đường máu: dùng chung bơm kim tiêm, ống hút, xăm, bàn chải đánh răng, một số dụng cụ làm đẹp…
  • Đường tình dục: vẫn còn tranh cãi, tuy nhiên sinh hoạt tình dục không an toàn thì tỉ lệ lây nhiễm khoảng 1-3%. Trong số này nguy cơ cao thuộc diện nam đồng tính, mại dâm, người có nhiều bạn tình
  • Mẹ truyền sang con: khoảng 5% bà mẹ bị nhiễm sẽ truyền bệnh sang cho con trước và trong khi sinh. Sự lây truyền này phụ thuộc vào mức độ nhiễm virus trong máu thai phụ.
  • Nhân viên y tế cũng có thể bị nhiễm do tai nạn nghề nghiệp.
  • Khoảng 10% số trường hợp mắc HCV không phát hiện ra lây nhiễm qua đường nào

Triệu chứng thường gặp:

Khoảng 60% bệnh nhân không có triệu chứng, 39% bệnh nhân cảm thấy như cảm cúm, chán ăn, buồn nôn, đau khớp, đau bụng nhẹ, ít khi có biểu hiện vàng da, 1% bệnh nhân có biểu hiện nặng.

Giai đoạn viêm gan C cấp tính: đau ốm như bị cúm, buồn nôn, mệt mỏi, ăn không ngon miệng, sốt, đổ mồ hôi vào ban đêm, có thể xuất hiện hiện tượng vàng da.

Giai đoạn viêm gan C mạn tính: mệt mỏi kéo dài, tâm trạng thất thường, ăn không ngon, buồn nôn, khó tiêu, đau vùng bụng, sốt.

Giai đoạn viêm gan C bước đầu chuyển sang tình trạng xơ gan: mệt mỏi, sốt, buồn nôn, tiểu nhiều, khó tiêu, nhức đầu, phù…

Qúa trình phát triển bệnh

Sau khi bị nhiễm HCV, thời gian ủ bệnh thường kéo dài từ 2-26 tuần. Giai đoạn đầu là giai đoạn nhiễm bệnh cấp tính. HCV cấp tính thường kéo dài từ 2-12 tuần. Tuy nhiên có đến 80% số người mới bị nhiễm bệnh cơ thể của họ không loại trừ được hết siêu vi nên trở thành bệnh mạn tính. Đa số những người mắc bệnh viêm gan C mạn tính thường không có biểu hiện ban đầu nào, cuộc sống gần như bình thường. Nhưng trong số 10-25% người có bệnh mạn tính thì bệnh vẫn âm thầm phát triển trong gan, tụ mỡ trong gan, xơ gan và ung thư gan. Trong trường hợp xấu nhất là bệnh nhân sẽ được ghép gan hoặc thay thế gan.

Xơ gan là một quá trình trong đó các tế bào gan bị hỏng, được thay thế bằng các vết sẹo. việc các vết sẹo hình thành một cách rộng lớn sẽ cản trở việc lưu thông của máu qua gan khiến các tế bào gan chết nhiều thêm và chức năng gan bị suy thoái.

Xơ gan nhẹ là gan bị sẹo nhiều nhưng vẫn duy trì được hoạt động cơ bản của gan. Người bệnh có thể có những biểu hiện nhẹ hoặc cũng có thể là không có triệu chứng nào.

Xơ gan nặng: mô sẹo phát triển càng lớn dần và không con đảm nhiệm được đầy đủ chức năng gan nữa. Một số các triệu chứng như: tĩnh mạch trướng trong thực quản và bụng, chảy máu nội tạng và sưng cổ trướng, đôi khi còn gặp một số trường hợp khác nguy hiểm đến tính mạng.

Ung thư gan thường là ở giai đoạn cuối của viêm gan C, thường là khoảng sau 25-30 năm

Chẩn đoán viêm gan C

Do triệu chứng viêm gan C khá ít, nên không thể chỉ dựa vào những biểu hiện đó mà có thể kết luận bệnh nhân có bị nhiễm virus HCV. Chính vì thế người bệnh cần được làm thêm các xét nghiệm để biết có bị nhiễm HCV hay không và nhiễm ở mức độ nào.

  • Thử nghiệm kháng thể HCV: đây là một loại kháng thể được cơ thể sinh ra để chống trọi với virus HCV. Nhưng chưa kết luận được chắc chắn rằng người đó có mắc bệnh tại thời điểm này hay không vì có thể bệnh nhân mắc tại một thời điểm nào đó, bệnh nhân đã nhiễm HCV những có thể đã khỏi.
  • Thử nghiệm số lượng HCV: đo số lượng HCV trong máu, người ta thường tính số lượng HCV/ml máu. Các thử nghiệm về số lượng HCV dùng để xác định nhiễm HCV cấp, chọn cách điều trị thích hợp đánh giá hiệu quả điều trị. Tuy nhiên chưa có sự xác minh về mối tương quan giữa số lượng và sự phát triển của bệnh.
  • Thử nghiệm chức năng sinh hóa của gan: Gan bị hủy hoại, bác sỹ sẽ cho bệnh nhân xét nghiệm enzyme gan để chẩn đoán tình trạng tổn thương qua các chỉ số ALT và AST. Nếu bệnh nhân nhiễm HCV thì enzyme gan sẽ tăng lên 2-3 lần so với lúc chưa nhiễm.
  • Thử nghiệm xác định tuyp gen HCV: để xác định người bệnh nhiễm tuyp gen nào và có cách điều trị thích hợp.

Phương pháp điều trị

Để người bệnh có thể sống chung với viêm gan virus C thì cần phải có những biện pháp ngăn chặn phù hợp để phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh có thể gặp phải. Thường thì việc điều trị sẽ chia ra theo mức độ nguy hiểm của bệnh để dễ dàng trong việc kiểm soát và khắc phục bệnh theo cách sau:

  • Điều trị viêm gan C cấp tính: trường hợp nhẹ thì không cần điều trị. Một số người có thể tự khỏi mà không cần điều trị nếu sức khỏe bệnh nhân tốt. Nhưng bên canh đó cần phải khám bệnh định kì để theo dõi mức độ phát triển của viêm gan C. giai đoạn này người bệnh cần tập trung trị liệu bằng sinh hoạt, chế độ ăn và dùng thuốc đầy đủ.
  • Điều trị viêm gan C mạn tính: Phương pháp điều trị ngăn chặn virus nhân lên bằng sự kết hợp giữa cả Đông Y và Tây Y nhằm mục đích là ngăn chặn sự nhân lên, đưa cơ thể trở về mức độ bệnh ban đầu, ngăn ngừa bệnh phát triển thành xơ gan, ung thư gan.

Tây y: tùy theo mức độ trầm trọng của bệnh mà bác sỹ sẽ đưa ra những phác đồ điều trị thích hợp. Các nhóm thuốc: kháng viêm, giảm đau, ức chế sự phát triển của virus. Cần tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sỹ để đạt hiệu quả tốt,hạn chế tác dụng phục do bệnh gây ra.

Đông y: việc sử dụng các dược liệu đến từ tự nhiên, hoàn toàn lành tính có tác dụng phòng và hỗ trợ điều trị viêm gan virus rất tốt. Cơ chế tác dụng cũng tương tự như bên Tây y, đó là: ngăn chặn sự nhân lên của virus, nuôi dưỡng và bảo vệ các tổ chức gan, tăng cường hoạt động của chức năng gan.

Một số dược liệu như: cà gai leo, diệp hạ châu, Hoàng kì, đan sâm, nhân trần…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *