Xuyên tâm liên có tác dụng phụ gì?

Xuyên tâm liên có tác dụng phụ gì?

Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Xuyên tâm liên có tác dụng phụ gì?cung cấp tại Hoàng Mộc Can mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.

Thuốc Đông y xuyên tâm liên là loại thảo dược tính hàn, vị đắng và có tác dụng trong điều trị các bệnh cảm cúm, viêm đường tiết niệu, viêm nhiễm phụ khoa,… Tuy nhiên, loại thảo dược này có thể gây ra một số tác dụng phụ như buồn nôn, đau đầu, tiêu chảy hoặc thậm chí là sốc phản vệ nếu sử dụng sai cách.

1. Thuốc Đông y xuyên tâm liên là gì?

Xuyên tâm liên là loại thảo dược bắt nguồn từ Ấn Độ và Sri Lanka. Sau một thời gian chúng được trồng nhiều ở các nước Đông Nam Á, Nam Á, Trung Mỹ, châu Phi, Úc, Caribe. Với khí hậu nóng ẩm và thổ nhưỡng ở nước ta rất phù hợp cho loại cây này phát triển.

Xuyên tâm liên có đặc điểm là cây nhỏ, dạng cây thân thảo, chỉ cao chừng 1m và có thể sống từ 1 – 2 năm. Thân cây vuông, có nhiều nhánh và chia ra 4 hướng. Lá cây có hình trứng, cuống ngắn, các lá mọc đối xứng. Hoa nhỏ màu trắng điểm đốm hồng, xếp thành chùm tập trung nhiều ở ngọn hay kẽ lá. Quả dài bên trong chứa một hạt có hình trụ dài.

Khi cây vừa ra nụ là thời điểm thu hoạch lá cây, đến khi cây nở hoa có thể thu hoạch toàn bộ cây. Đối với những trường hợp lấy hạt làm giống, cây sẽ được để già và thu hoạch khi bắt đầu vàng úa, nếu để quá lâu hạt sẽ khô và rơi mất.

Bộ phận của cây dùng để làm thuốc là toàn bộ phần trên mặt đất. Sau khi cây được thu hoạch cần phải rửa sạch, cắt thành các khúc nhỏ. Có thể sử dụng tươi hoặc sấy nhẹ hay phơi trong bóng Râm đến khi khô hẳn.

[wpcc-element _tag=”source” srcset=”/s3-images/size/xxxsmall/20211216_122309_981980_xuyen-tam-lien-tac-.max-1800×1800.jpg” media=”(max-width: 128px)” _close=”0″][wpcc-element _tag=”source” srcset=”/s3-images/size/xxsmall/20211216_122309_981980_xuyen-tam-lien-tac-.max-1800×1800.jpg” media=”(max-width: 256px)” _close=”0″][wpcc-element _tag=”source” srcset=”/s3-images/size/xsmall/20211216_122309_981980_xuyen-tam-lien-tac-.max-1800×1800.jpg” media=”(max-width: 320px)” _close=”0″][wpcc-element _tag=”source” srcset=”/s3-images/size/small/20211216_122309_981980_xuyen-tam-lien-tac-.max-1800×1800.jpg” media=”(max-width: 480px)” _close=”0″][wpcc-element _tag=”source” srcset=”/s3-images/size/medium/20211216_122309_981980_xuyen-tam-lien-tac-.max-1800×1800.jpg” media=”(max-width: 768px)” _close=”0″][wpcc-element _tag=”source” srcset=”/s3-images/size/large/20211216_122309_981980_xuyen-tam-lien-tac-.max-1800×1800.jpg” media=”(max-width: 1024px)” _close=”0″][wpcc-element _tag=”source” srcset=”/s3-images/size/xlarge/20211216_122309_981980_xuyen-tam-lien-tac-.max-1800×1800.jpg” media=”(max-width: 1280px)” _close=”0″][wpcc-element _tag=”source” srcset=”/s3-images/size/xxlarge/20211216_122309_981980_xuyen-tam-lien-tac-.max-1800×1800.jpg” media=”(max-width: 1600px)” _close=”0″][wpcc-element _tag=”source” srcset=”/s3-images/size/xxxlarge/20211216_122309_981980_xuyen-tam-lien-tac-.max-1800×1800.jpg” media=”(max-width: 1920px)” _close=”0″]xuyên tâm liên tác dụng phụ
Xuyên tâm liên có thể gây tác dụng phụ nếu sử dụng sai cách

2. Tác dụng xuyên tâm liên

Dựa theo Y Học Cổ Truyền, xuyên tâm liên là loại thảo dược có tính hàn, vị đắng. Tác dụng điển hình của cây có thể kể đến bao gồm:

  • Thanh nhiệt giải độc;
  • Giảm đau;
  • Hoạt huyết;
  • Giảm phù nề;
  • Điều trị cảm sốt, ho, cúm, viêm hô hấp;
  • Chữa các bệnh như viêm tiết niệu, viêm nhiễm phụ khoa, viêm đường ruột;
  • Giảm đau bụng kinh, đau nhức mình mẩy, phong tê thấp, mụn nhọttăng huyết áp

Thuốc Đông y xuyên tâm liên có nhiều công dụng khác nhau nhưng tác dụng nổi bật nhất là khả năng kháng vi khuẩn, virus và nấm. Ngoài ra, loại cây này còn giúp kích thích hệ thống miễn dịch chống lại các tác nhân gây viêm, oxy hóa, bệnh ung thư và hỗ trợ các triệu chứng viêm khớp.

Nhờ vào các tác dụng trên mà nó được dùng rộng rãi trong điều trị bệnh tăng huyết áp sốt, viêm, tiêu chảy cấp, bệnh gan, ung thư, thủy đậu, sốt rét, tiểu đường… Hơn nữa xuyên tâm liên đã được chiết xuất và có mặt trong nhiều loại thuốc trên thị trường.

Trong thời gian gần đây, đã có nhiều nhà khoa học tập trung nghiên cứu tác dụng của cây thuốc Xuyên tâm liên trong điều trị Covid–19. Theo kết quả của Viện Nghiên cứu Y Học Cổ Truyền Thái Lan đã cho thấy tất cả bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2 ở triệu chứng nhẹ (đau đầu, đau họng, ho, sổ mũi) sẽ cải thiện tình trạng sau 3 ngày dùng dược liệu, với liều lượng 180mg xuyên tâm liên, chia thành đều thành 2 lần uống trong ngày. Nghiên cứu này đã tạo thêm niềm tin cho những bệnh nhân covid-19 trong giai đoạn bệnh dịch đang diễn biến hết sức phức tạp.

Tại nhiều nước khác như Malaysia, Indonesia, Thái Lan… và trong đó có Việt Nam đã bắt đầu đưa cây thuốc đông y Xuyên tâm liên vào quá trình điều trị Covid – 19. Tuy nhiên, quá trình điều trị đều phải có sự giám sát của bác sĩ.

3. Xuyên tâm liên có các tác dụng phụ

Sử dụng xuyên tâm liên không đúng cách có thể gây ra các tác dụng phụ như:

  • Đau đầu;
  • Đau hoặc có dấu hiệu sưng hạch bạch huyết;
  • Buồn nôn;
  • Tiêu chảy khi sử dụng dài ngày;
  • Thay đổi vị giác;
  • Mệt mỏi, chóng mặt.

Dị ứng và sốc phản vệ cũng có thể xảy ra khi dùng loại loại cây này, tuy nhiên chúng hiếm khi xuất hiện. Đối với những bệnh nhân dùng liều quá cao có thể xuất hiện các hạch hoặc chấn thương thận cấp tính (đau hạ sườn, giảm lượng nước tiểu, buồn nôn và nôn).

Tuy nhiên các tác dụng phụ mà xuyên tâm liên gây ra là khác nhau ở mỗi người. Trường hợp bạn có các thắc mắc nào khác về loại cây này, hãy đến gặp thầy thuốc để có những lời khuyên bổ ích.

Một số bệnh nhân đang sử dụng thuốc làm giảm huyết áp, chống đông máu hay kháng tiểu cầu, nếu dùng xuyên tâm liên có thể làm tăng tác dụng của các thuốc.

[wpcc-element _tag=”source” srcset=”/s3-images/size/xxxsmall/20211216_122413_783277_xuyen-tam-lien-tac-.max-1800×1800.jpg” media=”(max-width: 128px)” _close=”0″][wpcc-element _tag=”source” srcset=”/s3-images/size/xxsmall/20211216_122413_783277_xuyen-tam-lien-tac-.max-1800×1800.jpg” media=”(max-width: 256px)” _close=”0″][wpcc-element _tag=”source” srcset=”/s3-images/size/xsmall/20211216_122413_783277_xuyen-tam-lien-tac-.max-1800×1800.jpg” media=”(max-width: 320px)” _close=”0″][wpcc-element _tag=”source” srcset=”/s3-images/size/small/20211216_122413_783277_xuyen-tam-lien-tac-.max-1800×1800.jpg” media=”(max-width: 480px)” _close=”0″][wpcc-element _tag=”source” srcset=”/s3-images/size/medium/20211216_122413_783277_xuyen-tam-lien-tac-.max-1800×1800.jpg” media=”(max-width: 768px)” _close=”0″][wpcc-element _tag=”source” srcset=”/s3-images/size/large/20211216_122413_783277_xuyen-tam-lien-tac-.max-1800×1800.jpg” media=”(max-width: 1024px)” _close=”0″][wpcc-element _tag=”source” srcset=”/s3-images/size/xlarge/20211216_122413_783277_xuyen-tam-lien-tac-.max-1800×1800.jpg” media=”(max-width: 1280px)” _close=”0″][wpcc-element _tag=”source” srcset=”/s3-images/size/xxlarge/20211216_122413_783277_xuyen-tam-lien-tac-.max-1800×1800.jpg” media=”(max-width: 1600px)” _close=”0″][wpcc-element _tag=”source” srcset=”/s3-images/size/xxxlarge/20211216_122413_783277_xuyen-tam-lien-tac-.max-1800×1800.jpg” media=”(max-width: 1920px)” _close=”0″]xuyên tâm liên tác dụng phụ
Sử dụng xuyên tâm liên không đúng cách có thể gây ra các tác dụng phụ như đau đầu

4. Chống chống chỉ định khi dùng xuyên tâm liên

Bác sĩ cần chú ý khi dùng xuyên tâm liên với những người đang dùng thuốc chống đông máu, ức chế miễn dịch, hạ tiểu cầu và huyết áp.

Không nên dùng thuốc với đối tượng mắc các bệnh:

  • Cao huyết áp;
  • Dạ dày và lách yếu lạnh, hay đầy hơi, đau bụng râm ran, khó tiêu, tiêu chảy;
  • Máu khó đông;
  • Bệnh về sinh sản.

Xuyên tâm liên là loại thảo dược được sử dụng rộng rãi ở nhiều nơi trên thế giới. Tuy nhiên, vị thuốc này vẫn cần nghiên cứu kỹ hơn về mức độ an toàn và cân nhắc trước khi dùng để tránh tác dụng phụ cho sức khỏe, đặc biệt là không tự ý sử dụng nếu không có chỉ định của thầy thuốc.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
HOTLINE
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.