Trong dân gian từng lưu truyền về rất nhiều thảo dược quý, bài thuốc quý đã chữa bệnh, cứu sinh mạng của nhiều người. Những tinh hoa tri thức đó vẫn còn tồn tại và vẹn nguyên giá trị cho tới tận ngày nay. Thậm chí một số bài thuốc y học cổ truyền còn được phát triển, nâng tầm nhờ tiến bộ công nghệ, khoa học hiện đại mang đến nhiều thành tựu y học mới.
Đánh thức những vị thuốc quý ngàn năm dành cho lá gan người Việt
Từ xưa tới nay, một số thảo dược quý dành cho gan đã được người dân sử dụng nhiều và có hiệu quả cải thiện rất tốt. Đặc biệt với đối tượng bệnh nhân mắc các bệnh về gan như viêm gan, nóng gan, mụn nhọt, mẩn ngứa, nhiễm độc gan. Kể tên một số loại thảo dược như:
Diệp hạ châu (Phyllanthus urinaria): Còn có tên là chó đẻ răng cưa, mọc tại những vùng đất ẩm. Phát triển nhiều ở các vùng nông thôn, men bờ đồng ruộng. Người xưa vẫn thường hái về, phơi khô rồi đun uống. Nước uống tuy có vị hơi đắng, nhưng uống vào giúp làm mát gan, giảm nóng trong, giải độc gan rất tốt.
Cà gai leo (Solanum procumbens): Những năm gần đây, cà gai leo được mở rộng gây trồng trên phạm vi rộng khắp cả nước do những công dụng kì diệu của loại cây này đối với bệnh nhân gan như viêm gan virus. Nghiên cứu đã chứng minh hoạt chất trong loài cây này có khả năng ức chế sự phát triển của virus viêm gan. Không đắng như diệp hạ châu, nước sắc của cà gai leo có màu nâu sẫm, vị thơm ngon, rất dễ uống. Nhờ đặc tính như vậy, vừa tốt cho sức khỏe lại vừa dễ uống, nhiều công ty đã sản xuất nhiều chế phẩm như trà cà gai leo.
Bồ bồ (Herba Andenosmatis indiani): còn có tên gọi khác quen thuộc hơn là nhân trần. Thân cây bồ bồ nhỏ, màu tím, có lông trắng mịn. Lá bồ bồ mọc đối, đầu lá dài và nhọn, mép có răng cưa, hai mặt lá có nhiều lông mịn, toàn thân và lá có mùi thơm. Y học hiện đại nghiên cứu về loài cây này cho thấy nhiều tác dụng tốt như tăng tiết và thúc đẩy quá trình bài xuất dịch mật, thúc đẩy tuần hoàn máu, bảo vệ tế bào gan, ngăn ngừa gan nhiễm mỡ, làm hạ huyết áp, giải nhiệt, giảm đau và chống viêm.
Đan sâm (Radix Salviae Miltiorrhizae): còn được gọi là “sâm cho lá gan”. Đan có nghĩa là đỏ, vì rễ của loài cây này có màu đỏ. Những năm gần đây, nghiên cứu về các hoạt chất trong Đan sâm như Tanshinone I,II,III nhận thấy tác dụng của vị thảo dược này trong việc tăng cường tuần hoàn máu gan, tăng nuôi dưỡng, hồi phục các tế bào, mô gan bị tổn thương. Có những nghiên cứu cho thấy hiệu quả rõ rệt của đan sâm trong việc rút ngắn thời gian hồi phục đối với cả đối tượng bệnh nhân viêm gan cấp và mãn.
Hoàng kỳ (Radix Astragali Membranacei): dân gian ví hoàng kỳ như là “anh em của nhân sâm”. Vì tác dụng tăng cường sức đề kháng, thúc đẩy hệ miễn dịch khỏe mạnh. Đặc biệt, với đối tượng bệnh nhân viêm gan virus thì hệ miễn dịch đóng vai trò hết sức quan trọng. Năm 1985, nghiên cứu dùng Hoàng kỳ điều trị 174 ca viêm gan B có HBsAg dương tính số bệnh nhân chuyển âm tính và tiến bộ 131 ca tỷ lệ 75,3%.
Ta đều thấy mỗi loại dược liệu trên đều có công dụng công năng cụ thể đối với các bệnh về gan. Nếu được kết hợp chúng với nhau, liệu rằng sẽ có một bài thuốc hiệu quả nhân lên bội phần hay không. Tuy nhiên thì trên thực tế, việc phối hợp các loại dược liệu là vấn đề không hề đơn giản. Vì chúng đều có những đặc tính riêng, phối hợp phải lựa chọn hết sức khéo léo, liều lượng phù hợp và phương pháp bào chế đặc biệt. Rất may, gần đây một bài thuốc bí truyền cho bệnh nhân gan đã được một chuyên gia nâng tầm lên thành một sản phẩm sử dụng rất hiệu quả, đã được kiểm chứng.
Bài thuốc bí truyền – “7 vị dược liệu quý trong một”
Ngày 27/10/2018, một phương pháp có tên “Phương pháp cân bằng trong điều trị và bào chế các thảo dược viêm gan virus và xơ gan” được trình bày tại Hội nghị gan mật toàn quốc lần thứ 14. Bài thuốc y học cổ truyền này được anh Dược sĩ Phạm Xa phát triển từ bài thuốc gia truyền của tổ tiên đã lưu truyền được hơn 130 năm. Khoa học và công nghệ hiện đại giúp anh đưa bài thuốc từ dạng thuốc sắc, trở thành dạng cao đặc, rồi tới nay đã bào chế được dưới dạng viên nang, rất tiện sử dụng.
Phương pháp của anh đi từ cơ chế nguyên nhân các bệnh về gan. Giải quyết vấn đề từ gốc, lấy phương pháp bổ làm trọng tâm. Thiết lập lại sự cân bằng giữa các tạng phủ do bệnh gan gây ra. Từ đó có phương pháp bào chế, phối hợp, lựa chọn các vị dược liệu phù hợp. Phương pháp này lấy hai loại thảo dược Đan sâm, Hoàng kỳ làm trọng tâm. Được các chuyên gia đánh giá cao. Bên cạnh hai thảo dược này, 5 vị thảo dược còn lại bao gồm Diệp hạ châu, Chi tử, Bồ bồ, Cà gai leo, Mã đề. Bảy vị dược liệu với vai trò riêng biệt thể hiện trong hình phía dưới:
Bài thuốc bí truyền “Hoàng Mộc Can” đã sử dụng trên thị trường được hơn 10 năm. Hàng ngàn bệnh nhân gan như viêm gan virus, xơ gan, men gan cao đã sử dụng nhận thấy hiệu quả rõ rệt. Nhiều bệnh nhân sử dụng bài thuốc sau 3-6 tháng và đi kiểm tra xét nghiệm, kết quả thu về hết sức bất ngờ. Men gan giảm nhanh về ngưỡng ổn định, định lượng virus về dưới ngưỡng phát hiện (âm tính). Bài thuốc được nhiều chuyên gia đánh giá cao như Chủ tịch Hội Gan Mật Việt Nam – TS. Đinh Quý Lan; Nguyên Giám đốc Bệnh viện Y học Cổ truyền TW – TTND.PGS.TS Trần Quốc Bình.